- Điều khiển dòng điện đặt so với dòng điện phản hồi để giảm nhấp nhô momen - Sử dụng các hàm đồng mức
- Điều khiển giảm đỉnh và độ dốc của dòng điện định mức để giữ momen là hằng số
- Tăng số cực của động cơ, tuy nhiên sẽ gây khó khăn trong việc tính toán, thiết kế động cơ
- Điều khiển dựa trên các đặc điểm về năng lượng để giảm thiểu đỉnh dòng pha, và phải thay đổi mô-men tuyến tính trong phạm vi góc của hai pha kế tiếp nhau. - Hàm S-P line được sử dụng để mô hình hàm momen động cơ, các tham số được ước tính bằng cách sử dụng luật thích nghi. Với cách tiếp cận này, vấn đề nghịch đảo hàm momen được giảm đáng kể.
- Dùng với một bộ điều khiển PI.
- Dòng tham chiếu được tính toán tối ưu dựa trên cơ sở một mô hình hoàn chỉnh mà sinh điện áp cung cấp tối thiểu, giữ momen được là hằng số
- Áp dụng một bộ điều khiển logic mờ thích nghi có tham số được điều chỉnh thông qua một thuật toán bình phương bé nhất.
- Phương pháp hàm phân bố momen TDF (Torque Distribution Function): Đây là phương pháp hiện tại đang được sự quan tâm và nghiên cứu phổ biến. Như đã
biết suốt quá trình chuyển mạch của một pha và khởi tạo của một pha khác thì dòng điện sẽ chảy trong cả 2 pha. Nếu như pha dòng điện đang cần OFF không được điều khiển mà chỉ điều khiển pha có dòng điện ON thì momen tổng do 2 pha này đóng góp cho toàn bộ động cơ trong khoảng thời gian này sẽ không còn là hằng số. Trên đường đặc tính momen của động cơ sẽ có những hố lõm trong suốt khoảng thời gian này và do đó làm tăng sự đập mạch của momen. Để giải quyết vấn đề giữ momen trong khoảng thời gian chuyển mạch bằng với momen đặt, người ta đưa ra một ý tưởng như sau: Trong khoảng thời gian chuyển mạch tiến hành điều khiển dòng điện ở cả 2 pha đang tham gia dẫn dòng, momen đặt sẽ được phân ra 2 thành phần, mỗi phần sẽ do một pha đảm nhiệm. Đây chính là nguyên tắc chung khi điều khiển giảm độ đập mạch của momen bằng phương pháp TDF.
- Phương pháp điều khiển trực tiếp momen ( Direct Torque Control-DTC)