Loại chia đôi nguồn cung cấp một chiều

Một phần của tài liệu Điều khiển giảm nhấp nhô mômen động cơ từ trở thay đổi 64 (Trang 29 - 31)

Hình 2.9. Sơđồ bộ biến đổi chia đôi nguồn cung cấp một chiều

Sơđồ bộ biến đổi này được thể hiện trên (hình 2.9). Khi van T1 ON, dòng điện ia tăng dần, chảy khép mạch qua van T1, cuộn dây pha a, tụ C1. Khi van T1 OFF, năng lượng từ trường tích trữ trong cuộn dây pha a lúc này sẽđược xả, giữ cho dòng

Chương II: Cấu hình bộ biến đổi cho động cơ từ trở thay đổi

điện ia trong cuộn dây pha a vẫn chảy theo chiều cũ, dòng ia sẽ chảy khép mạch qua tụ C2, diod D2, trong quá trình này, tụ C2 được nạp năng lượng điện trường và do đó năng lượng trong cuộn dây pha a được giải phóng rất nhanh. Sự hoạt động cho pha b là tương tự.

Dạng sóng dòng điện, điện áp của bộ biến đổi này được thể hiện như trên (hình 2.10). Sử dụng bộđiều khiển dòng điện trễ với sai lệch cho phép ∆i, điện áp đặt lên cuộn dây pha Stator là Udc/2. Khi T1 ON hoặc OFF thì dòng điện chảy trong cuộn dây pha a đều giẽ nguyên dấu, nhưng điện áp đặt lên cuộn dây pha a sẽ đổi dấu ( ua=+Udc/2 khi T1 ON, ua=-Udc/2 khi T1 OFF). Điện áp đặt lên van T1 trong thời gian pha a không được kích thích là Udc/2 và khi pha a là pha kích thích và T1 OFF là Udc. Trong khoảng thời gian T1 ON diod D2 sẽ chịu một điện áp ngược là Udc, còn khi pha a không phải là pha kích thích thì điện áp ngược đặt lên Diod D2 sẽ là Udc/2.

Một trong những nhược điểm của bộ biến đổi hình 2.8 là ta chỉ có thể sử dụng được ½ giá trị điện áp udc để cấp cho mỗi pha Stator, và bộ biến đổi này chỉ có thể sử dụng cho các động cơ từ trở thay đổi có số pha chẵn. Hơn thế nữa, giá trịđiện áp ngược cho phép để chọn van bán dẫn có điều khiển và Diod luôn phải lớn hơn Udc.

Hình 2.10. Dạng sáng dòng điện và điện áp của sơđồ BBD hình 2.9

Một phần của tài liệu Điều khiển giảm nhấp nhô mômen động cơ từ trở thay đổi 64 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)