Hình 4.1 - Tổng quan kiến trúc của 1 OPC Server.
Các ứng dụng xây dựng trên chuẩn OPC (OPC application client) cần giao tiếp với OPC server để lấy dữ liệu. Điều đó được thực hiện qua một trong hai giao diện
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 76 Lớp Cao học ĐK& TĐH
OPC custom và OPC Automation. Sự khác biệt giữa hai kiểu giao diện này nằm ở
mô hình đối tượng, các ngôn ngữ hỗ trợ lập trình, và còn ở tính năng, hiệu suất sử
dụng. Giao diện OPC Custom cho phép truy cập dữ liệu với hiệu suất cao nhất, tuy nhiên nhược điểm của nó là phức tạp trong lập trình và mã chương trình cứng nhắc. Do vậy, người ta đưa ra giao diện OPC Automation cho phép đơn giản hóa việc lập trình. Tuy nhiên nhược điểm của nó là hạn chế trong tốc độ và hiệu suất trao đổi dữ
liệu.
Kiến trúc của một đối tượng truy cập dữ liệu OPC (OPC Data Access server) trong thư viện OPC Automation :
Hình 4.2 - OPC DataAccess server cấu tạo từ các đối tượng (objects). + OPC server chứa thông tin của server và các group trong nó, quản lý toàn bộ
việc sử dụng và khai thác dữ liệu.
+ OPC groups là một tập hợp chứa tất cả các OPC group objects được tạo lập trong chương trình ứng dụng nhờ liên kết với OPC server. Nó cho phép client quản lý, sắp xếp dữ liệu, cũng như chứa các giá trị mặc định ban đầu (thời gian cập nhật,
độ trễ…).
+ OPC group chứa các thông tin và tổ chức các items (phần tử chứa dữ liệu) bên trong nó thành các nhóm để thuận tiện cho việc truy nhập từng nhóm.
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 77 Lớp Cao học ĐK& TĐH
Hình 4.3 - Quan hệ giữa Group và các Item.
+ OPC Item là một đối tượng chứa các thông tin về định nghĩa của đối tượng, giá trị hiện thời, trạng thái và thời gian cập nhật. OPC item không phải là nguồn dữ
liệu thực, mà chỉ định địa chỉ của nguồn dữ liệu liên quan. Thông thường nó được gắn với một biến trong một quá trình kỹ thuật hay một thiết bịđiều khiển.
+ OPC server Browser cho người dùng biết các OPC server đang hiện hữu.