Sử dụng phần mềm giao diện người máy để xây dựng nên chương trình giám sát dây chuyền sản xuất sơn.
- Thiết lập hiển thị giao diện người sử dụng theo tiêu chuẩn Window :
+ Bao gồm các đối tượng đồ họa có thể lập trình và các đối tượng riêng cho từng dự án, có các hộp thoại vào ra bằng chữ và số, hiển thịđồ họa và văn bản, các hình ảnh động từ thư viện biểu tượng HMI, đồ thị cột, đồ thị có xu hướng phóng to thu nhỏ, các đối tượng riêng của từng dự án được lấy từ các đối tượng đồ họa trong thư viện hệ thống.
- Thiết lập cảnh báo và thông báo :
+ Đây là một trình soạn thảo hết sức tiện lợi nó giúp người vận hành nhận ra lỗi và kịp thời khắc phục sự cố. Nó cho phép ta chọn các biến quá trình để theo dõi, mức độ nghiêm trọng của báo động (Severities) và cho phép ta thêm các lời nhắn vào trong báo động.
+ Trong thực tế hoạt động sản xuất quá trình diễn biến của dữ liệu như nhiệt độ
áp suất, lưu lượng… đều có thể vượt qua hoặc thấp hơn mức yêu cầu công nghệ đặt ra có thể dẫn tới phá hủy cho người hoặc sản phẩm do cơ cấu chấp hành hoạt động
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 51 Lớp Cao học ĐK& TĐH
không đúng hay do lập trình không phù hợp….điều này càng có ý nghĩa trong quá trình chạy thử nên điều thiết yếu phải có cảnh báo để giúp người điều khiển có thể
khắc phục kịp thời, cũng vì lý do này mà RSView 32 cung cấp cho nhà lập tình tính năng cảnh báo rất đa dạng.
+ Phần mềm RSView32 cho phép quản lý tối đa 10000 biến cảnh báo với 8 mức độ cảnh báo tùy chọn khác nhau cho mỗi biến.
Hình 3.1 - Các mức cảnh báo của 1 biến trong chương trình giám sát
- Thiết lập hông báo và lưu trữ các thông sốđiều khiển
+ Chương trình cho phép ta có thể ghi lại tiến trình sản xuất theo lệnh hay theo biến cố. Hệ thống đặc biệt dễ sử dụng giúp người vận hành trong việc:
- Đơn giản hoá việc phát hiện sớm nguy hiểm và các điều kiện gây lỗi. - Sáng sủa dễ hiểu trong thủ tục vận hành.
+ Có nhiều lựa chọn kiểu dữ liệu lưu trữ khiến người sử dụng có nhiều lựa chọn hơn trong việc xử lý số liệu hệ thống ghi chép số liệu kết hợp với các ứng
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 52 Lớp Cao học ĐK& TĐH
dụng chuẩn của Window trong việc chia xẻ dữ liệu của nó với những ứng dụng này tạo ra những báo cáo, bảng biểu đẹp mắt và có tính chọn lọc cao.
+ RSView32 cho phép chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng cơ sở dữ liệu của Windown như Excel, ACCESS, SQL Sever…..nhờ vậy ta có thể xuất báo cáo 1 cách thuận tiện.
+ RSView cung cấp 2 định dang dữ liệu để lưu trữ là - DBASE IV(*.dbf)
- ODBC
Trong đó :
DBASE IV: Cho phép đọc dữ liệu từ EXCEL với 2 định dạng khung dữ liệu :
- Kiểu Narrow:
Bảng 3.1 – Bảng dữ liệu Dbase IV kiểu narrow
+ Cho phép quản lý được 10000 biến trong đó Date Time là ngày tháng và Tag Value là dữ liệu của biến tại ngày tháng đó
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 53 Lớp Cao học ĐK& TĐH
Bảng 3.2 – Bảng dữ liệu Dbase IV kiểu Wide + Cho phép quản lý được 100 biến và có thể quản lý đa biến
Dữ liệu kiểu ODBC : Cho phép đọc từ Access và SQL server.
Dữ liệu kiểu ODBC lưu trữ dữ liệu vào 3 bảng gồm :
+ Float Table : chứa dữ liệu của các biến dạng Digital và Float. + String Table : chứa dữ liệu của các biến dạng String.
+ Tag Table : chứa tên của các biến dạng được ghi chép. Các bảng có cấu trúc tương tự kiểu của Narrow
Khi thiết lập cấu hình cho Data Log, chương trình RSView cung cấp cho người dùng sự lựu chọn đa dạng trong việc quản lý dữ liệu :
+ Thiết lập dạng dữ liệu khi lưu trữ : Setup + Thiết lập số dữ liệu cần lưu trữ:Tags in model
+ Thiết lập lưu trữ theo thời gian quét hay theo sự kiện:Trigger + Thiết lập quản lý file lưu trữ :File Management
+ lập đường dẫn chứ file lưu trữ dữ liệu:Paths - Thiết lập phân quyền truy nhập chương trình
Để thiết lập phân quyền truy nhập truy nhập sử dụng chương trình, sử dụng công cụ User Account trong phần mềm Rsview32. Mỗi tài khoản sử dụng được cấp
+ Account ID : tên nhận diện + Password : mật mã truy cập
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 54 Lớp Cao học ĐK& TĐH
Hình 3.2 – Thiết lập quyền truy cập phần mềm SCADA
Ngoài ra các tài khoản được thiết lập 1 cấp độ bảo mật, cấp độ bảo mật gồm 16 cấp độ kí hiệu theo bảng chữ cái từ A đến P. Cấp độ bảo mật tăng dần theo bảng chữ cái. Ở cấp độ cao hơn, người sử dụng có quyền truy cập những giao diện chương trình và thực hiện câu lệnh có cấp bảo mật thấp hơn.
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 55 Lớp Cao học ĐK& TĐH
- Kết quả xây dựng chương trình giám sát gồm 10 trang giao diện điều khiển, trong đó có các trang giao diện chính sau :
Giao diện đăng nhập hệ thống :
Hình 3.3 - Giao diện đăng nhập
Trước khi truy nhập vào các trang giao diện tiếp theo, người sử dụng phải kich vào ô Đăng Nhập để thực hiện quá trình đặng nhập ID và Password.
Kích vào ô Vận Hành để vào trang giao diện tổng quát điều khiển quá trình sản xuất của nhà máy và kích vào ô Quản Lý để hiển trị chương trình quản lý sản xuất gồm các tính năng : thay đổi dữ liệu công thức sơn, truy cập các dữ liệu về sản xuất, và lập báo cáo quá trình sản xuất.
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 56 Lớp Cao học ĐK& TĐH
Màn hình giao diện tổng quan hệ thống
Hình 3.4 - Giao diện tổng quan hệ thống
Trên màn hình tổng quan biểu diễn toàn bộ sơđồ công nghệ của hệ thống. Bằng các công cụ đồ họa có sẵn trong thư viên Library Graphic ta có thể xây dựng được những trang đồ họa đạt được các yêu cầu bài toán. Hiển thị các thông số về mức tank chứa trung gian, lưu lương dòng chảy, khối lượng sản phẩm và trạng thái các thiết bị chấp hành như valve, bơm, động cơ. Ngoài ra còn các nút ấn thực hiện các thao tác xuất nhập.Chức năng các nút ấn :
+Nút ấn Nguyên Liệu : vào trang giao diện thực hiện quá trình cấp nguyên liệu.
+Nút ấn Khuấy Trộn : vào trang giao diện thực hiện quá trình khuấy nguyên liệu.
+Nut ấn Pha Sơn : vào trang giao diện thực hiện quá trình pha sơn. +Nút ấn Thủ Công : vào trang giao diện thực hiện sản xuất thủ công.
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 57 Lớp Cao học ĐK& TĐH
Để thực hiện quá trình sản xuất thủ công từ giao diện chương trình kích vào nút Thủ Công để chuyển sang giao diện cho quá trình sản xuất thủ công.
Hình 3.5 - Giao diện điều khiển thủ công
Màn hình giao diện sản xuất thủ công tương tự màn hình tổng quan hệ thống hiển thịđầy đủ các thông số cảm biến và trạng thái các thiết bị chấp hành. Ngoài ra, trên màn hình giao diện điều khiển thủ công ta có thể thực hiện đóng mở các thiết bị
chấp hành như valve, bơm và động cơ. Các thiết bị chấp hành có 2 trạng thái hoạt
động On/Off. Khi kích vào biểu tượng các thiết bị chấp hành trong màn hình giao diện, các thiết bị sẽ chuyển sang chế độ hoạt động còn lại, ở trạng thái hoạt động thì biểu tượng của thiết bị chấp hành chuyển sang màu đỏ, còn ở trạng thái không hoạt
động thì có màu xám. Các đường ống công nghệ khi có chất lỏng chảy qua cũng chuyển màu đỏ.
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 58 Lớp Cao học ĐK& TĐH
- Giao diện quá trình cấp nguyên liệu
Hình 3.6 - Giao diện quá trình cấp nguyên liệu
Trên màn hình giao diện cấp nguyên liệu hiển thị các thiết bị liên quan đến quá trình cấp nguyên liệu. Giao diện mô tả chi tiết quá trình cấp nguyên liệu, hiển thị
các thông số về mức các tank chứa nguyên liệu, trạng thái các valve và bơm liên quan.
Ngoài ra trên trang giao diện hiển có đồ thị mức nguyên liệu theo thời gian của 5 tank chứa nguyên liệu. Mỗi mức nguyên liệu của tank khác nhau có màu khác nhau biểu thị.
Trước khi tiến hành cấp nguyên liệu, người vận hành cần chọn thùng chứa nguyên liệu trung gian được tiến hành cấp nguyên liệu bằng cách chọn 1 trong các ô Option Button biểu thị cho từng tank chứa trung gian. Người vận hành chỉ có thể
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 59 Lớp Cao học ĐK& TĐH
Sau đó tiến hành ấn nút Bắt Đầu để tiến hành cấp nguyên liệu tank chứa
Nếu tank chứa nguyên liệu đầy chương trình sẽ tự ngắt hoặc người vận hành ấn nút Dừng để dừng quá trính cấp nguyên liệu.
- Giao diện quá trình khuấy
Hình 3.7 - Giao diện quá trình khuấy đảo nguyên liệu Giao diện mô tả chi tiết quá trình khuấy nguyên liệu.
Màn hình giao diện khuấy hiển thị các thiết bị liên quan đến quá trình khuấy nguyên liệu và hiển thị các thông số về mức tank chứa trung gian, trạng thái valve và các bơm liên quan.
Khi tiến hành quá trình khuấy nguyên liệu thì người vận hành cần chọn thùng chứa nguyên liệu cần khuấy bằng cách ấn vào các nút Option Button bên trái giao diện để chọn thùng chứa cần khuấy, sau đó người vận hành ấn nút Bắt Đầu để tiến
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 60 Lớp Cao học ĐK& TĐH
hành khuấy nguyên liệu trong thùng chứa đó, và ấn nút Dừng để kết thúc quá trình khuấy nguyên liệu.
- Giao diện quá trình pha sơn
Hình 3.8 - Giao diện quá trình pha sơn
Giao diện quá trình pha sơn hiển thị các thiết bị liên quan đến quá trình pha sơn.Để tiến hành pha sơn, đầu tiên người vận hành cần chọn các thông số cho quá trình pha sơn, ấn vào nút Công Thức vào trang giao diện chọn các thông số cho quá trình pha sơn :
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 61 Lớp Cao học ĐK& TĐH
Giao diện lựa chọn công thức sơn :
Hình 3.9 -Giao diện lựa chộn công thức pha sơn
Trong giao diện người vận hành phải điền đầy đủ các thông tin cho quá trình pha sơn như :
+ Tên người vận hành.
+ Tank chứa sản phẩm : chọn 1 trong 2 loại tank chứa + Tên loại sơn gồm : nhóm sơn, tên sơn.
+ Thể tích thùng : thông qua số lượng các quy cách thùng, chương trình sẽ
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh 62 Lớp Cao học ĐK& TĐH