Martin Minogue, Sđd, tr 343.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM VỀ CÔNG VỤ VÀ CẢI CÁCH CÔNG VỤ,SO SÁNH CÔNG VỤ VÀ CẢI CÁCH CÔNG VỤ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI (Trang 49 - 54)

vào đó. Giáo dục bao hàm cả việc nghiên cứu các nền văn hoá của mình, các quy luật xã hội, các quy luật tự nhiên, cũng như có được các kỹ năng cơ bản khác tạo điều kiện cho việc học tập, giao tiếp, phát triển cá nhân. Phát triển là nhận thấy và nâng cao khả năng của một người thông qua việc học tập dù là có nhận thức hay không nhận thức được. Các chương trình phát triển thường bao hàm các yếu tố nghiên cứu và kinh nghiệm đã có theo một trình tự kế hoạch lập ra, thường là có sự hỗ trợ, chỉ bảo thêm.

Một khái niệm hiện nay ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới là

phát triển nguồn nhân lực. Theo Leonard Nadler (1970) và những người khác

thì phát triển nguồn nhân lực (HRD) là “việc học tập có tổ chức các kinh

nghiệm trong một thời gian nhất định để tăng thêm khả năng hoàn thiện viẹc thực thi công tác và phát triển (tăng trưởng)”. Ông đã xác định ra ba hoạt động

chính của phát triển nguồn nhân lực là bồi dưỡng, đào tạo và phát triển. Bồi dưỡng nhằm hoàn thiện việc thực thi các công tác hiện tại; đào tạo chuẩn bị cho từng cá nhân để làm các công việc khác song đã được xác định; phát triển là chỉ ra sự tăng trưởng chung nhất. Trên thực tế, các khái niệm này nhiều khi được sử dụng pha trộn với nhau, do trong cuộc đời của con người, nhất là của cán bộ, công chức thì các hoạt động này thường diễn ra nhiều lần, xen kẽ nhau, tạo nên một cuộc đời chức nghiệp, thậm chí tính cả khi đã nghỉ hưu.

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nước ta là hai khái niệm phản ánh cùng một mục đích là trang bị kiến thức và các kỹ năng, kỹ thuật cho các công chức. Đào tạo là quá trình truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm mới để cho người công chức có được những kiến thức, kỹ năng, văn bằng mới hay cao hơn trình độ trước đó, còn bồi dưỡng là tăng cường thêm những kiến thức và kỹ năng mới đòi hỏi với các cán bộ, công chức đang giữ chức vụ, thực thi công vụ theo một ngạch, bậc nhất định. Thông thường thì do tính chất như vậy, đào tạo có thời gian học tập và nghiên cứu dài hơn so với bồi dưỡng (các khoá đào tạo cử nhân hành chính, cao học quản lý nhà nước do Học viện Hành chính

quốc gia tổ chức kéo dài vài năm học, trong khi các khoá bồi dưỡng thường là ngắn hạn, từ vài tuần đến vài tháng).

Khi xem xét đào tạo và bồi dưỡng trong tổng thể quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong công vụ, điều quan trọng là cần xây dựng nên một chiến lược đào tạo để nhìn nhận xem các kiến thức và kỹ năng cán bộ công chức cần thiết trong hiện tại và tương lai là gì, từ đó điều chỉnh các hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu mới. Quan điểm mới về đào tạo và bồi dưỡng cần xem xét đó như là một bộ phận cấu thành nên quá trình quản lý. Từ đó quy trình đào tạo có thể được thiết kế một cách đơn giản gồm 4 giai đoạn: xác định nhu cầu và chương trình đào tạo; quyết định xem cần có loại hình đào tạo, bồi dưỡng nào để đáp ứng các nhu cầu đó; sử dụng các giảng viên có kiến thức và kinh nghiệm tốt để lập kế hoạch và tổ chức giảng dạy; cuối cùng là đánh giá và đào tạo tiếp theo để bảo đảm được tính hiệu quả và hiệu suất của công tác này. Mô hình này xem ra có vẻ là làm đơn giản hoá vấn đề, trên thực tế thì đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức bao hàm các mối quan hệ và quy trình phức tạp hơn thế rất nhiều. Sơ đồ dưới đây có thể minh hoạ phần nào chi tiết hơn các mối quan hệ và quy trình tham gia vào nội dung công tác này.

Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ta có điểm khác biệt so với đào tạo trong chương trình giáo dục quốc dân (tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học, trên đại học). Trong khi hệ thống giáo dục quốc dân nói chung có trách nhiệm cung cấp nguồn nhân lực và trí tuệ cho toàn bộ xã hội, trong đó có cả nguồn nhân lực cho công vụ thì đào tạo công chức chủ yếu căn cứ vào pháp luật hành chính về xây dựng đội ngũ công chức phục vụ cho bộ máy nhà nước. Điều đó không có nghĩa là hai thể loại đào tạo này tách biệt nhau, mà chúng tương tác nhau trong tổng thể nền giáo dục quốc dân, do muốn thi tuyển vào làm công chức, một trong những yêu cầu là phải có một văn bằng tương thích với trình độ nghề nghiệp đòi hỏi, như vậy việc đào tạo trước đó có thể được xem như là đào tạo “tiền công vụ”, đào tạo trước khi tham gia công vụ. Việc đào tạo tiền công vụ này tỏ ra hết sức quan trọng do nó có hai phương

diện cơ bản: một là, xây dựng nên kiến thức chung và nhân sinh quan cho con người; hai là, cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết về một nghề nhất định, chuẩn bị cho việc con người cụ thể đó tham gia vào hoạt

Sơ đồ 3.3:

Xác định các nhu cầu và chương trình đào tạo

Định ra loại hình đào tạo, bồi dưỡng thích hợp

Lập kế hoạch chương trình đào tạo

Các kỹ thuật các phương tiện Địa điểm Giảng viên

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng

động xã hội nói chung, hay vào công vụ nói riêng. Một khi đã được tuyển vào làm công chức nhà nước rồi thì lại phát sinh những nhu cầu về bổ xung, cập nhật và tăng cường kiến thức về pháp luật, về kỹ năng chuyên sâu của chức nghiệp của người công chức đó đòi hỏi, từ đó dẫn tới nhu cầu cần tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng thêm trong công vụ.

3.2.3 Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính:

Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, việc đào tạo cán bộ đã được coi trọng, tiến hành liên tục với những hình thức khác nhau, gắn liền với nhiệm vụ của Nhà nước trong những giai đoạn lịch sử mà đất nước đã trải qua. Qua đánh giá chung, đội ngũ cán bộ của ta đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và xây dựng đất nước phát triển với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Nhưng hiện nay, trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng chính đội ngũ đó còn ít được trang bị tri thức cần thiết để điều hành và thích ứng với cơ chế kinh tế mới - có chế theo định hướng thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Đứng trước thời cơ và vận hội mới của dân tộc, yêu cầu lấp đầy sự hẫng hụt này về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính ngày càng trở nên cấp bách, và nó được xem là một trong ba nội dung chủ yếu cần tập trung trong công cuộc cải cách nền Hành chính nhà nước ta hiện nay theo Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 Khoá VIII (tháng giêng năm 1995). Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt tới nội dung công tác này và đã có nhiều chủ trương, nghị quyết quan trọng về công tác giáo dục nói chung và công tác cán bộ nói riêng như Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 Khoá VIII, gần đây nhất là Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 Khoá VIII (tháng 9/1999).

Một yếu tố không thể thiếu được khi đề cập tới phương diện phát triển nguồn nhân lực cho công vụ là cần có một chiến lược về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nằm trong tổng thể chiến lược giáo dục và đào tạo

quốc gia. Chiến lược này sẽ được một cơ quan phối hợp đào tạo quốc gia hướng dẫn để bảo đảm phân bổ các đầu vào và các nguồn lực giữa các loại hình và các cấp độ cơ sở đào tạo khác nhau. Bản chiến lược này sẽ định ra đường hướng, phương thức cũng như nội dung sát thực nhất cho toàn bộ bộ máy nhà nước nói chung và nền công vụ nói riêng. Từ đó, sẽ xác định được các chức năng và công việc của các cơ sở liên quan tới quản lý và đào tạo trong cả nước. Thực tế hiện nay cho thấy giữa các cơ sở quản lý và đào tạo cán bộ, công chức cả ở trung ương và địa phương hãy còn có những chồng chéo nhất định cần tiếp tục xử lý, nhất là trong các nội dung tác nghiệp.

A. Nội dung cơ bản cần đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức nhà

nước:

Đào tạo và bồi dưỡng công chức nhà nước cần được xem là “công cụ để

đạt tới kết quả cuối cùng chứ không phải tự nó là kết quả cuối cùng. Đó là công cụ để cải tiến công tác điều hành và đạt được các kết quả mong muốn, phù hợp với các mục tiêu chiến lược và các chương trình cụ thể của Chính phủ. Công tác đào tạo có thể sẽ rất tốn kém nếu như không có một kế hoạch thực thi chu đáo kỹ lưỡng” (Dennis Ives)1 . Qua kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cũng như thực tiễn của nước ta những năm qua, ta thấy nội dung đào tạo và bồi dưỡng công chức nhà nước cần bao gồm những loại kiến thức như: kiến thức về nhà nước và chế độ chính trị; kiến thức về pháp luật; kiến thức về quản lý hành chính nhà nước và quản lý công; kỹ năng, nghiệp vụ hành chính và khả năng ứng dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại trong vận hành công tác quản lý hành chính nhà nước; phương pháp tiếp cận và hội nhập với nền hành chính trong vùng và thế giới. Các kiến thức này có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của bộ máy công vụ và hiệu lực cũng như hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà nước ta. Tuỳ theo đối tượng học viên (cao-trung cấp, cử nhân, cao học...), hình thức tổ chức (tập trung hay tại chức, dài hạn hay ngắn hạn),

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM VỀ CÔNG VỤ VÀ CẢI CÁCH CÔNG VỤ,SO SÁNH CÔNG VỤ VÀ CẢI CÁCH CÔNG VỤ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w