Nâng cao chất lượng hoạt động của UBND phường Văn Quán

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả điều hành của UBND phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Trang 33 - 36)

6. Kết cấu của tiêu luận

3.2.2.Nâng cao chất lượng hoạt động của UBND phường Văn Quán

Hoạt động của UBND phường được cụ thể thông qua các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp phường mà em đã nêu ở chương I mục 1.2 (từ trang 13 đến trang 22). Trên thực tế, UBND phường đã thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực hoạt động của UBND cấp phường vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định. Trong phạm vi của tiểu luận tốt nghiệp, em xin đề xuất các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong một số hoạt động sau đây của UBND phường:

Thứ nhất: trong hoạt động tài chính và ngân sách

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002: Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp phường do HĐND thành phố quyết định. Trên cơ sở các nguồn thu được phân cấp, UBND cấp phường phải đảm bảo các nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp mình trên nguyên tắc: “nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm” [13]. Điều này đã nảy sinh bất cập đó là: Mỗi địa phương, mỗi vùng miền có nguồn thu khác nhau, có địa phương tận thu được rất nhiều nguồn thu như ở những xã, phường, thị trấn có khu công nghiệp, khu du lịch…; có những địa phương nguồn thu rất hạn hẹp, đặc biệt ở những vùng miền xa xôi, hẻo lánh, nơi mà đời sống nhân dân còn quá khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo các nhiệm vụ chi theo quy định. Cần đưa ra phương án bổ sung nguồn thu cho ngân sách cấp xã sao cho tương xứng với nhiệm vụ chi cụ thể.

Cần quy định thống nhất mức chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp phường và ở tổ dân phố. Hiện tại mức phụ cấp này do UBND cấp thành phố quyết định căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương. Như vậy nếu ngân sách địa phương bị thiếu hụt thì sẽ không đảm bảo được chế độ cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp phường, dẫn đến tình trạng có địa phương quy định mức phụ cấp cao, có địa phương quy định mức phụ cấp thấp, trong khi đó đội ngũ cán bộ không chuyên trách này vẫn thực hiện khối lượng

công việc như nhau: như vậy là bất bình đẳng. Còn nếu trường hợp ngân sách địa phương có dư thì nên đầu tư và phục vụ cho công việc.

Thứ hai: trong hoạt động quản lý đất đai

Để đảm bảo cho hoạt động quản lý đất đai của UBND cấp phường được thuận lợi, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

- Cần phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền quản lý đất đai cũng như thẩm quyền xử lý vi phạm về đất đai cho UBND cấp phường. Bởi UBND cấp phường là nơi nắm rõ nhất tình hình đất đai tại địa phương cũng như các vấn đề phát sinh liên quan tới đất đai. Từ đó sớm đưa ra phương án giải quyết kịp thời các tranh chấp có thể xảy ra và tiến hành xử lý khi có vi phạm.

- Cần tăng biên chế đối với công chức Địa chính cấp phường. Nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp cho UBND cấp phường trong hoạt động quản lý đất đai rất nhiều trong khi các xã, phường, thị trấn mới chỉ được biên chế một công chức Địa chính. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng giải quyết công việc của công chức Địa chính cấp phường, không đảm bảo được về thời gian và chất lượng công việc.

- Cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của Tổ hoà giải tranh chấp đất đai, bởi hoạt động của Tổ hoà giải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất đai, hạn chế các vụ kiện hay các khiếu nại về đất đai có thể xảy ra.

- Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong hoạt động quản lý đất đai của UBND cấp phường theo Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Trong lĩnh vực đất đai, pháp luật quy định: người dân chỉ phải đến trụ sở của UBND cấp phường để nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết vụ việc. UBND cấp phường có trách nhiệm tiếp nhân hồ sơ, trong trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của UBND cấp phường, Uỷ ban sẽ chuyển lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tránh tình trạng dân phải đi tới quá nhiều cửa để thực hiện yêu cầu của mình, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân khi có yêu cầu.

Thứ ba: trong hoạt động chứng thực

- Cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp phường. Xây dựng phương án đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chứng thực để đạt chuẩn theo quy định của pháp luật và đòi hỏi của thực tế công việc. Đối với những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu của công viêc, không hoàn thành nhiệm vụ sẽ loại bỏ khỏi bộ máy.

- Bổ sung số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cho xã, phường, thị trấn, đặc biệt là những nơi có trên 10.000 dân theo quy định của Chính phủ. Bởi hiện tại, công việc của công chức Tư pháp - Hộ tịch ở UBND cấp phường là tương đối nhiều, nay lại thêm một đầu việc mới là chứng thực bản sao, nếu không có sự bổ sung cần thiết thì rất khó để UBND cấp phường thực hiện có hiệu quả và đáp ứng các nhu cầu chứng thực của người dân.

- Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động chứng thực của UBND cấp phường như trang bị hệ thống máy tính nối mạng nội bộ nhằm giải quyết nhanh chóng và thuận lợi các yêu cầu của nhân dân.

Thứ tư: trong hoạt động đăng ký hộ tịch

Đối với một số các sự kiện hộ tịch mà nhân dân chưa tự giác đi đăng ký như việc khai tử, nên quy định trách nhiệm cho các tổ dân phố, cụm dân cư… đôn đốc các gia đình đi khai tử.

Hiện tại, pháp luật quy định: Công chức Tư pháp - Hộ tịch phải xuống tận nơi để vận động các gia đình trong trường hợp không đi khai tử là không hợp lý, Bởi mỗi xã, phường, thị trấn chỉ có một công chức Tư pháp - hộ tịch, đang phải đảm đương rất nhiều công việc của UBND cấp phường. Nếu không thường trực ở trụ sở UBND cấp phường thì sẽ không tiếp nhận và giải quyết được các yêu cầu của người khác, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của UBND.

Thứ năm: trong hoạt động điều hành của UBND phường Văn Quán

Phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân với trách nhiệm của tập thể UBND.

Phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý và điều hành của UBND cấp phường, đồng thời phát huy chế độ tự chịu trách nhiệm và thể chế người đứng đầu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả điều hành của UBND phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Trang 33 - 36)