Quan niệm của I Kant về lý tính thực hành nói chung

Một phần của tài liệu Quan niệm của I.Kant về lý tính trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 38 - 46)

Ba tác phẩm phê phán của I. Kant gồm có “Phê phán lý tính thuần túy”, “Phê phán lý tính thực hành” và “Phê phán năng lực phán đoán”. Mặc dù cả ba tác phẩm đều xoay quanh lý tính thuần túy của con người nhưng mỗi tác

34

phẩm lại bàn đến những quan năng khác nhau của lý tính. Chính vì vậy, không chỉ những nội dung của các quan năng của lý tính cần được làm rõ mà ngay cả các khái niệm về quan năng cũng cần được phân tích rõ ràng. Điều này là bắt buộc đối với bất kỳ sự kỳ vọng nào mong muốn hiểu được quan niệm của I. Kant về lý tính nói chung và lý tính thực hành nói riêng.

Kant cho rằng, con người chỉ có một lý tính nhưng lý tính lại có các năng lực khác nhau (quan năng lý thuyết, năng lực thực hành, năng lực phán đoán). Trong tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” Kant phê phán quan năng lý thuyết của lý tính. Nếu như lý tính thuần túy chỉ đơn thuần đụng chạm đến quan năng nhận thức thuần túy, và như vậy tự nó đã rõ ràng với tên gọi “Phê

phán lý tính thuần túy” thì tại sao tác phẩm thứ hai lại mang tên là Phê phán

lý tính thực hành chứ không phải Phê phán lý tính thuần túy thực hành? “Tại sao tác phẩm phê phán này lại có tên gọi đơn thuần là Phê phán lý tính thực hành chứ không phải là Phê phán lý tính thuần túy thực hành, mặc dù sự song hành với công trình phê phán lý tính thuần túy tư biện có vẻ đòi hỏi nó phải mang tên gọi sau” [20, tr. 1]. Để lý giải vấn đề này Kant phân biệt sự khác nhau giữa lý tính thực hành thường nghiệm và lý tính thuần túy thực hành. Nếu lý tính thực hành thường nghiệm chịu sự quy định từ bên ngoài thì lý tính thuần túy thực hành lại tách biệt với các điều kiện thường nghiệm. Trong khi cả lý tính thường nghiệm và lý tính thuần túy thực hành đều có tham vọng biến mình trở thành cơ sở quy định cho hành động của chủ thể, tức là yêu sách trở thành có giá trị ban bố quy luật phổ quát thì công việc cấp bách là chỉ ra đâu mới là loại lý tính có đầy đủ năng lực thực hiện tham vọng ấy. Để giải quyết công việc này nhất thiết phải tìm hiểu về hai khái niệm quan trọng là Ý chí và Tự do. Kant viết: “Nhưng, với sự sử dụng lý tính một cách thực hành, tình hình lại hoàn toàn khác. Trong việc sử dụng này, lý tính làm việc với những cơ sở quy định của ý chí; mà ý chí là một quan năng tạo ra những đối tượng tương ứng với những biểu tượng hoặc quy định bản thân ta trong việc

35

tác động đến những đối tượng ấy (bất kể năng lực thể chất của ta có đủ hay không), nghĩa là, quy định tính nhân quả của chính ta. Bởi vì ở đây, lý tính chí ít cũng có thể đi đến chỗ trở thành sự quy định ý chí và, trong chừng mực chỉ liên quan đến ý chí thì lúc nào cũng có được tính thực tại khách quan” [20, tr. 19]. Ý chí được hiểu như là cơ sở quy định hành vi của chủ thể, thông qua hành động của chủ thể để tạo ra đối tượng tương ứng với các biểu tượng có trước đó trong hiện thực. Như vậy, khi chủ thể được đem lại với các biểu tượng có sẵn trong tự nhiên thì thông qua hành vi với sự quy định từ ý chí sẽ tạo ra các biểu tượng tương ứng với các biểu tượng đã có từ trước. Do đó, ý chí bao giờ cũng có tính thực tại khách quan. Lý tính quy định ý chí nhưng ý chí phải là ý chí tự do. Điều này có vẻ bất hợp lý khi ta vừa thừa nhận ý chí là tự do và quy định hành vi trên cơ sở quy luật phổ biến tự thân vừa khẳng định ý chí phải bị quy định bởi lý tính. Tuy vậy, sẽ là hoàn toàn hợp lý khi ta hiểu quan niệm ý chí tự do của Kant chỉ có nghĩa là ý chí thoát ra khỏi sự quy định của các điều kiện thường nghiệm, tự do của ý chí là nằm ngoài quy luật nhân quả của tự nhiên. Tự do ở đây được hiểu là cái vô điều kiện trong chuỗi của sự nối kết nhân quả. Như vậy, Ý chí của con người là ý chí tự do tách biệt với chuỗi nhân quả của tự nhiên, và bị quy định bởi lý tính. Thế nhưng, lý tính quy định ý chí là lý tính nào, lý tính thuần túy thực hành hay lý tính thường nghiệm? Kant khẳng định rằng lý tính thuần túy hoàn toàn có đầy đủ khả năng để quy định ý chí mà không cần đến loại lý tính thường nghiệm hữu hạn. Trong phần lời tựa chúng ta sẽ thấy Kant giải thích cho vấn đề tại sao nhiệm vụ của quyển phê phán thứ hai này là lý tính thực hành chứ không phải lý tính thuần túy thực hành. “Do đó, câu hỏi đầu tiên ở đây là: liệu lý tính thuần túy chỉ cần dựa vào bản thân mình là đủ để quy định ý chí hay liệu nó chỉ có thể làm điều ấy khi dựa trên các điều kiện thường nghiệm? Ở đây xuất hiện ngay một khái niệm về tính nhân quả - vốn được sự phê phán lý tính thuần túy biện minh, mặc dù không thể chứng minh một cách thường nghiệm - đó là khái

36

niệm nhân quả của sự tự do; và bây giờ, nếu ta có thể phát hiện các cơ sở để chứng minh rằng đặc tính này [sự tự do] là thực sự thuộc về ý chí con người (và như thế là cũng thuộc về ý chí của mọi hữu thể có lý tính) thì ta sẽ không chỉ chứng minh được rằng lý tính thuần túy có thể trở thành thực hành mà còn chứng minh rằng: chỉ duy có lý tính thuần túy chứ không phải lý tính thường nghiệm - hữu hạn mới là có tính thực hành một cách vô điều kiện [không thể nghi ngờ]” [20, tr. 19]. Và “ta sẽ không cần phải tiến hành một sự phê phán đối với lý tính thuần túy thực hành mà chỉ đối với lý tính thực hành nói chung mà thôi” [20, tr. 19 - 20]. Kant lý giải là “một khi đã chứng minh được rằng quả có lý tính thuần túy thì không việc gì phải phê phán nó cả. Bởi lẽ chính bản thân lý tính mang theo mình chuẩn mực để phê phán mọi sự sử dụng về nó. Do đó, sự phê phán lý tính thực hành nói chung có nhiệm vụ bắt buộc là phải ngăn chặn không cho phép lý tính thường nghiệm có điều kiện có yêu sách là kẻ duy nhất đề ra cơ sở quy định cho ý chí” [20, tr. 20]. Lý tính thuần túy thực hành có khả năng ban bố quy luật phổ biến vì bản thân nó quy định ý chí của ta thông qua quy luật luân lý, hơn thế nữa lý tính thuần túy mang tính nội tại, còn lý tính thường nghiệm lại hoàn toàn đối ngược. Mặc dù lý tính thường nghiệm luôn có đòi hỏi vượt ra ngoài khả năng của nó để trở thành kẻ ban bố quy luật nhưng tự bản thân nó khi chịu sự quy định của những điều kiện thường nghiệm đã là hữu hạn và thường xuyên bị thay đổi, vậy nên nó không có đầy đủ năng lực để quy định ý chí với tính chất phổ biến và tất yếu được. Lý tính chính là vị quan tòa, là kẻ thực thi pháp luật trong vương quốc của chính mình khi tự nó vừa có khả năng ban bố quy luật vừa tự mang trong mình mọi chuẩn mực để phê phán các cách sử dụng về nó. Như vậy, trong khi khẳng định tham vọng của lý tính thực hành nói chung là muốn vượt ra khỏi năng lực của mình để trở thành kẻ duy nhất đề ra cơ sở quy định cho ý chí, lý tính thuần túy sẽ tiến hành phê phán lý tính thực hành nói chung, đó là loại lý tính bị quy định bởi các điều kiện thường nghiệm.

37

Trong khi bàn luận về trọng tâm phê phán của quyển phê phán thứ hai chúng ta cần lưu ý thêm rằng trong bộ ba tác phẩm phê phán của Kant, tác

phẩm Phê phán lý tính thực hành thường được hiểu như tác phẩm về đạo đức

học, trong đó trình bày các quan điểm đạo đức học của Kant. Điều này là hiển nhiên khi trong tác phẩm này Kant đã đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc cũng như nội dung của các khái niệm thuộc lĩnh vực đạo đức học như, đức hạnh, hạnh phúc, thiện, ác, tốt, xấu, nhân cách… Tuy vậy, từ trước đến nay chúng ta đã quá chú trọng đến các vấn đề đạo đức học của Kant mà quên đi nhiệm vụ của cả ba quyển phê phán chính là phê phán lý tính thuần túy (phê phán lý tính nói chung). Như vậy, trọng tâm của cả ba quyển phê phán trước tiên phải là xác định được vị trí và tầm quan trọng của lý tính rồi sau đó mới đến các vấn đề khác. Tìm hiểu cả ba tác phẩm phê phán của Kant ta sẽ thấy lý tính thuần túy thấm sâu trong mọi khái niệm, mọi phạm trù. Dù cho là đạo đức hay năng lực phán đoán thì lý tính thuần túy nói chung vẫn là vấn đề quan trọng nhất và

mấu chốt nhất mà Kant muốn giải quyết. Tác phẩm Phê phán lý tính thực

hành trình bày một hệ thống các khái niệm cơ bản của đạo đức học như là

một quan năng, một cách sử dụng của lý tính do đó lý tính thực hành thường được hiểu là đạo đức học và ngược lại. Tuy nhiên, xét trong tổng thể triết học phê phán của Kant, lý tính thực hành cũng chỉ là một quan năng của lý tính hay nói cụ thể hơn đạo đức học cũng chỉ là một phần năng lực của lý tính. Sự tập trung nghiên cứu đạo đức học của Kant một cách thái quá mà không chú ý tới tổng thể mục đích phê phán trong triết học phê phán của Kant chính là điểm phiến diện trong nhận thức về triết học Kant. Điều này đòi hỏi phải có một cách nhìn nhận khác mang tính tổng thể và khái quát hơn về tác phẩm

Phê phán lý tính thực hành.

Trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành Kant triển khai nội dung

cuốn sách tương ứng với những nội dung của quyển “Phê phán lý tính thuần túy”. Tác phẩm được chia làm hai phần, phần một bàn về học thuyết cơ bản

38

về các yếu tố của nhận thức, phần hai bàn về học thuyết về phương pháp hay phương pháp luận. Trong phần một Kant chia thành phân tích pháp và biện chứng pháp. Phần phân tích pháp sẽ nhằm giải quyết các quy tắc cơ bản, phần biện chứng pháp là phần Kant giải quyết các ảo tượng trong các phán đoán của lý tính thực hành. Tuy vậy, về phần phân tích pháp của quyển phê phán thứ hai sẽ ngược lại so với phần phân tích pháp trong “Phê phán lý tính thuần túy”. Có sự khác nhau như vậy là “vì ở đây, ta bắt đầu đi từ các nguyên tắc tiến tới các khái niệm, và rồi từ các khái niệm, nếu có thể, mới đi đến các giác quan, trong khi đối với lý tính tư biện ta đã bắt đầu với các giác quan [nhận thức cảm tính] và kết thúc ở các nguyên tắc” [20, tr. 20]. Đối với lý tính lý thuyết, ta bắt buộc phải đi từ các giác quan mà đối tượng được đem lại cho nó là các hiện tượng trong tự nhiên, thông qua nhận thức cảm tính chúng ta sẽ tiến tới các khái niệm mà Kant gọi là thế giới của giác tính, từ đó tạo thành các nguyên tắc của lý tính như là cái điều hành, cái định hướng cho nhận thức lý thuyết. Mặc dù lý tính thuần túy lấy nguồn gốc từ các biểu tượng trong tự nhiên nhưng khi trải qua các bước đi để tiến lên thành các nguyên tắc điều hành nó đã hoàn toàn tách rời với tự nhiên. Vì vậy, không thể nói rằng các nguyên tắc của lý tính thuần túy bị các biểu tượng trong tự nhiên quy định. Nếu không thừa nhận điểm này thì toàn bộ tòa nhà lý tính mà Kant xậy dựng sẽ hoàn toàn sụp đổ, bấy giờ sẽ không còn có lý tính thuần túy nữa mà chỉ còn lý tính thường nghiệm (lý tính bị các điều kiện thường nghiệm quy định), cũng theo hệ quả đó, con người sẽ chẳng thể nào tìm thấy một công cụ nào có thể nâng giá trị của mình lên trên chính mình, mọi nhận thức cũng như hành vi của con người đều bị quy luật tự nhiên quy định và điều này là không thể chấp nhận được. Khi làm việc với quan năng thực hành của lý tính ta lại bắt buộc phải tiến hành quá trình đi từ các nguyên tắc như là sự tự do của ý chí rồi qua đó mới đến các giác quan. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi vì đối với lý tính thực hành “ta sẽ phải làm việc với một ý chí và xem xét lý tính không

39

phải trong mối quan hệ của nó với những đối tượng mà với ý chí này với tính nhân quả của nó vì thế ta phải bắt đầu với các nguyên tắc của tính nhân quả vô điều kiện về mặt thường nghiệm sau đó mới có thể tiến hành xác lập các khái niệm của ta về các cơ sở quy định cho một ý chí như thế, cũng như cho việc áp dụng vào cho chủ thể và cảm năng [quan năng cảm tính] của chủ thể. Ta phải nhất thiết bắt đầu với quy luật về tính nhân quả từ sự tự do, nghĩa là, bắt đầu với một nguyên tắc thuần túy thực hành và nguyên tắc này sẽ quy định những đối tượng duy nhất mà nó có thể được áp dụng vào” [20, tr. 20 - 21]. Như vậy, mặc dù có đối tượng nghiên cứu chung là lý tính thuần túy những mỗi tác phẩm lại bàn cụ thể đến các quan năng khác nhau của lý tính

thuần túy nên cách triển khai trong phần phân tích pháp của quyển Phê

phán lý tính thực hành là hoàn toàn trái ngược với quyển “Phê phán lý tính thuần túy”.

Tác phẩm Phê phán lý tính thực hành có tầm quan trọng đặc biệt trong

công cuộc phê phán lý tính mà Kant xây dựng. Khi đặt vấn đề về lý tính trong quyển phê phán thứ hai Kant cũng thể hiện nhiều vấn đề hoàn toàn khác so với hai quyển phê phán còn lại. Lý tính thực hành cần được phê phán ở đây là lý tính thực hành thường nghiệm chứ không phải lý tính thuần túy thực hành. Lý tính thực hành làm việc trước tiên với ý chí tự do như là tính chất nội tại của con người nên cần thiết phải tiến hành tìm hiểu từ các nguyên tắc như là cơ sở quy định của ý chí rồi sau đó mới tiến tới các khái niệm. Trong quyển phê phán thứ hai Kant sẽ đưa khái niệm “Tự do” trở thành viên đá đỉnh vòm trong tòa nhà lý tính của mình. Như vậy, khi nghiên cứu quan niệm của Kant về lý tính chúng ta sẽ thấy chi tiết và tổng thể các quan niệm cũng như trình tự triển khai lý tính trong triết học phê phán của ông, điều này làm cho việc

tiếp cận những quan điểm về lý tính trong Phê phán lý tính thực hành dễ dàng

40

Thiết nghĩ trong khi tìm hiểu quan niệm của Kant về lý tính trong tác

phẩm Phê phán lý tính thực hành cũng nên làm rõ các thuật ngữ lý tính của

Kant. Vấn đề này cũng rất quan trọng bởi trong triết học phê phán của Kant chúng ta sẽ bắt gặp nhiều cách sử dụng thuật ngữ lý tính như lý tính thuần túy, lý tính tư biện, lý tính lý thuyết, lý tính thực hành. Nếu không nắm rõ quan niệm của Kant trong cách hiểu về lý tính thì sẽ rất khó khăn trong việc nghiên cứu lý tính thuần túy của ông. Trước tiên Kant khẳng định con người chỉ có một lý tính đó là lý tính thuần túy. Trong quá trình tìm hiểu một cách phê phán lý tính thuần túy Kant nhận thấy rằng lý tính thuần túy có nhiều quan năng khác nhau như quan năng thực hành, quan năng lý thuyết, khả

Một phần của tài liệu Quan niệm của I.Kant về lý tính trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)