Tác phẩm Phê phán lý tính thực hành được Kant viết vào năm 1788.
Đây là tác phẩm thứ hai trong bộ ba tác phẩm phê phán nổi tiếng của Kant là “Phê phán lý tính thuần túy” (1781), “Phê phán lý tính thực hành” (1788), và “Phê phán năng lực phán đoán” (1790). Ba tác phẩm phê phán của Kant nhằm mục đích nghiên cứu các quan năng của lý tính, hay còn được hiểu là các cách sử dụng lý tính. Nằm trong hệ thống nghiên cứu lý tính mà Kant đã
vạch ra thì quyển phê phán thứ hai được đánh giá là quan trọng hơn cả. Phê
phán lý tính thực hành trả lời cho câu hỏi “Tôi phải làm gì?” tức là hướng ta đến mục đích cao cả nhất của mọi nhận thức, mục đích thực hành. Ngay cả Kant cũng thừa nhận tính thứ nhất của lý tính thực hành so với lý tính lý
thuyết. Trong Phê phán lý tính thực hành những gì mà lý tính tư biện chỉ có
23
hành đã mở rộng nhận thức cho lý tính thuần túy. Nhưng tầm quan trọng của
Phê phán lý tính thực hành mà nhiều nhà nghiên cứu tìm thấy lại ở việc Kant đã tạo cơ sở cho một nền đạo đức học mới. Những khái niệm đạo đức học quan trọng đã được xây dựng và xác định một cách rõ ràng không chỉ mang tính thứ yếu mà là trong một hệ thống hết sức chặt chẽ. Đạo đức học của Kant là cơ sở cho một số trào lưu đạo đức học sau này. Tầm quan trọng của cuốn phê phán thứ hai thậm chí được Jean Paul nhận xét rằng “Bạn làm ơn hãy
mua sách của Kant mà đọc, và nếu chỉ có một cuốn, thì hãy mua quyển Phê
phán lý tính thực hành!”.
Tác phẩm Phê phán lý tính thực hành của Kant có xu hướng tập trung
bàn về những khái niệm đạo đức học gắn chặt với những quan niệm về lý tính. Trước khi viết tác phẩm này Kant đã viết tác phẩm “Cở sở hướng tới siêu hình học đức hạnh” (1785) như là một sự chuẩn bị cho những nội dung sẽ
được triển khai làm rõ trong năm 1788. Phê phán lý tính thực hành là sự triển
khai có mở rộng của “Cơ sở cho siêu hình học về đức lý”, tuy nhiên, trong quyển phê phán thứ hai này Kant đã trình bày thêm những luận điểm mới mang tính độc lập so với quyển “Cơ sở cho siêu hình học về đức lý”. Sự bổ sung và mở rộng này lại thường được đánh giá là có giá trị sâu sắc và quan trọng hơn cả những gì đã được chuẩn bị trước đó.
Phê phán lý tính thực hành được chia làm hai phần, phần “học thuyết cơ bản về lý tính thuần túy thực hành” và phần “học thuyết về phương pháp của lý tính thuần túy thực hành”. Phần “học thuyết cơ bản về lý tính thuần túy thực hành” được chia thành phần “phân tích pháp về lý tính thuần túy thực hành” và phần “biện chứng pháp của lý tính thuần túy thực hành”. Phần hai của Phê phán lý tính thực hành Kant không chia nhỏ vấn đề ra nữa mà đi tập trung vào nội dung “làm sao để những quy luật của lý tính thuần túy thực hành có thể đi vào trong tâm thức con người và có ảnh hưởng lên những châm ngôn của tâm thức ấy, nghĩa là, nhờ đó ta biến lý tính thực hành khách quan
24
thành lý tính thực hành chủ quan” [20, tr. 265]. Trong phần một của phần “học thuyết cơ bản về lý tính thuần túy thực hành” Kant đi tìm hiểu “những nguyên tắc của lý tính thuần túy thực hành” sau đó sang phần hai Kant tìm hiểu “phép biện chứng của lý tính thực hành” với nội dung chủ yếu là tìm cơ sở hiện thực cho sự hiện hữu của “Sự thiện tối cao” thông qua các bước đệm là các định đề.
Sự phân chia các phần trong quyển Phê phán lý tính thực hành và “Phê
phán lý tính thuần túy” là tương đương nhau. Tuy nhiên, vì hai quan năng thực hành và tư biện của lý tính thuần túy có những đặc điểm với những đối tượng khác nhau nên phần phân tích pháp của hai quyển phê phán này sẽ có những sự khác nhau nhất định. Trong khi tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” đơn giản làm việc với quan năng nhận thức thuần túy và vì vậy, muốn nghiên cứu quan năng này ta bắt buộc phải đi từ việc phân tích cảm năng, tiến lên giác tính và kết thúc ở các nguyên tắc của giác tính. Đối tượng của quyển
Phê phán lý tính thực hành lại làm việc với quan năng thực hành của lý tính thuần túy, mà như vậy ta phải đi tìm hiểu từ cơ sở nguồn gốc của hành vi, tức là từ các nguyên tắc.
Phần “về các nguyên tắc của lý tính thuần túy thực hành” Kant đi tìm hiểu các cơ sở quy định hành vi của con người. Từ những phân tích của mình, Kant thấy rằng nguồn gốc quy định ý chí con người là Quy luật luân lý. Quy luật luân lý lại chính là sản phẩm của lý tính thuần túy. Ý chí con người phải tuân thủ Quy luật luân lý như là điều bắt buộc nếu muốn có được một hành vi luân lý. Nhưng do con người vốn là một sinh vật thụ tạo vừa có được lý tính nhưng lại vừa chịu sự tác động của các quy luật tự nhiên nên việc tuân theo Quy luật luân lý luôn bị ảnh hưởng từ các xu hướng cảm tính. Vì vậy, Kant gạt bỏ tất cả các yếu tố thường nghiệm ra khỏi Quy luật luân lý, mọi xu hướng của tự nhiên không được phép làm cơ sở quy định cho ý chí vì các xu hướng chỉ là nhất thời và chủ quan. Quy luật luân lý nhất thiết phải mang tính
25
bắt buộc đồng thời mang đầy đủ hai tính chất là tất yếu và phổ biến. Như vậy, ý chí con người phải luôn luôn cố gắng để trở thành một ý chí tự do theo nghĩa là phải tách biệt hoàn toàn với các quy luật tự nhiên đồng thời phải chịu sự quy định của Quy luật luân lý, một ý chí như vậy là một ý chí tự do tuyệt đối - tự do siêu nghiệm. Có thể nói khái niệm Tự do có vai trò quan trọng bậc nhất trong quan niệm của Kant về lý tính thuần túy nói chung và lý tính thuần túy thực hành nói riêng. Nếu như trong “Phê phán lý tính thuần túy” khái niệm Tự do chỉ được nhận thức một cách nghi vấn, tức là như một điều không
phải là không suy tưởng được thì trong Phê phán lý tính thực hành khái niệm
về Tự do đã có cơ sở hiện thực cho tính thực tại khách quan của mình. Và kể từ đây, khái niệm Tự do đóng vai trò như là “viên đá đỉnh vòm” cho tòa nhà lý tính của Kant. Tầm quan trọng của khái niệm Tự do được Kant phát biểu như sau: “Trong chừng mực tính thực tại của khái niệm về Tự do được chứng minh bằng một quy luật tất nhiên của lý tính thực hành, bấy giờ khái niệm về Tự do tạo nên viên đá đỉnh vòm cho toàn bộ tòa nhà của một hệ thống của lý tính thuần túy, kể cả của lý tính tư biện; và mọi khái niệm khác (về Thượng đế và Sự bất tử của linh hồn) - vốn không có chỗ tựa ở trong lý tính thuần túy nếu chỉ như là các ý niệm đơn thuần - nay cũng tự gắn mình vào với khái niệm này và nhờ đó mà có được sự vững chắc và thực tại khách quan, nghĩa là, khả thể của chúng được chứng minh bởi sự kiện là: Tự do tồn tại hiện thực, vì ý niệm này tự bộc lộ bằng quy luật luân lý” [20, tr. 2].
Phần “Biện chứng pháp của lý tính thuần túy thực hành” Kant tập trung lý giải khái niệm “Sự thiện tối cao” đồng thời đi tìm hiện thực khách quan cho khái niệm này thông qua các định đề Sự bất tử của linh hồn và Thượng đế. Kant cho rằng Sự thiện tối cao là cái mà bất kỳ hữu thể có lý tính nào cũng phải vươn tới và mong muốn có được. Sự thiện tối cao chính là sự kết hợp của Đức hạnh và Hạnh phúc, trong đó Đức hạnh là cái thiện cao nhất còn Hạnh phúc (chỉ là xu hướng) thì lúc nào cũng phải lấy cách ứng xử đúng đắn
26
về luân lý làm điều kiện tiên quyết. Sự phù hợp một cách hoàn hảo giữa Hạnh phúc và Đức hạnh chính là cái Thiện cao nhất. Để có được Sự thiện tối cao là điều vô cùng khó khăn với mỗi con người, nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng nghỉ của con người với lòng tôn kính đối với Quy luật luân lý. Tuy nhiên, con người là một hữu thể thụ tạo, và vì thế mà chịu sự quy định từ những xu hướng, từ các quy luật tự nhiên. Điều này làm cho việc hướng tới Sự thiện tối cao của con người ngày càng khó khăn hơn. Sự thiện tối cao là điều mà hữu thể có lý tính không thể có được ở thực tại. Kant dựa vào đây để triển khai hai định đề là Sự bất tử của linh hồn và Thượng đế. Kant cho rằng phải nhờ vào Sự bất tử của linh hồn mà con người mới có thể hy vọng đạt được sự tương đồng giữa Đức hạnh và Hạnh phúc, còn Thượng đế là điều kiện cần thiết để chứng minh cho tính hiện hữu thực tại của Sự thiện tối cao. Các định đề của lý tính thuần túy thực hành tuy không mở rộng nhận thức của lý tính tư biện nhưng lại mở rộng lý tính thuần túy trên phương diện thực hành.
Phần “Học thuyết về phương pháp của lý tính thuần túy thực hành” là phần Kant trình bày “phác họa những châm ngôn tổng quát nhất cho phương pháp luận của việc đào luyện và thực tập luân lý” [20, tr. 277]. Công việc đào luyện mà Kant nhắc tới gồm có hai bước. Bước một là việc tạo thói quen đánh giá về một hành vi tự do xem nó có tương ứng với quy luật luân lý ở bề ngoài hay không. Bước hai là việc rèn luyện tính thuần túy của ý chí thông qua hành vi của những tấm gương điển hình. Mặc dù phần “Học thuyết về phương pháp luận của lý tính thuần túy thực hành” Kant mới chỉ đưa ra những biện pháp rất sơ lược trong việc giáo dục đạo đức cho giới trẻ nhưng có lẽ đây là những gợi mở quan trọng và hữu ích cho công cuộc cải cách về phương pháp giáo dục đạo đức hiện nay. Đây không phải là phần quan trọng nhất nhưng lại là phần mang tính thời sự nhất của tác phẩm này.
27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Kant là nhà triết học vĩ đại, có đặc điểm rất riêng về cá tính, đời tư. Đồng thời ông sinh ra và lớn lên trong bối cảnh nước Đức rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Chính quyền quân chủ phong kiến Phổ tìm mọi cách ngăn cản sự vươn lên của giai cấp tư sản. Có thể nói triết học Kant nói riêng và triết học cổ điển Đức nói chung là tiếng nói của tầng lớp tư sản, của những lực lượng xã hội tiên tiến đòi hỏi quyền lợi địa vị xã hội của mình. Tư tưởng của Kant được chia thành hai thời kỳ với những đặc điểm và nhiệm vụ khác nhau. Nếu thời kỳ tiền phê phán Kant đi sâu vào các lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì thời kỳ phê phán Kant quan tâm nhiều tới siêu hình học với mục đích xem xét có phê phán tất cả các học thuyết trước đây trong quan niệm về lý tính. Trong cả hai thời kỳ Kant đều gặt hái được những thành tựu to lớn, tuy nhiên thời kỳ phê phán là thời kỳ Kant có nhiều đóng góp có giá trị lớn lao cho nền triết học thế giới.
Tác phẩm Phê phán lý tính thực hành nằm trong bộ ba tác phẩm phê
phán nổi tiếng của Kant. Trong tác phẩm này Kant đi vào phân tích quan năng thực hành của lý tính. Để làm được điều đó Kant nhất thiết phải giải quyết các khái niệm liên quan đến đạo đức học như Ý chí, Tự do, Quy luật luân lý…, trong đó Kant đặc biệt coi trọng khái niệm Tự do. Với Quy luật cơ bản của lý tính thuần túy Tự do đã có được cơ sở hiện thực cho sự hiện hữu của mình và đây cũng là lúc Tự do trở thành “viên đá đỉnh vòm” cho toàn bộ tòa nhà lý
tính của Kant. Phê phán lý tính thực hành được Kant triển khai khác hơn so
với “Phê phán lý tính thuần túy” bởi nhiệm vụ của hai tác phẩm là xem xét hai quan năng khác nhau của lý tính thuần túy.
Cần nhấn mạnh rằng, mới xem ta có thể coi Phê phán lý tính thực hành
là tác phẩm có nội dung cơ bản là đạo đức học, nhưng thực ra đó chính là hệ quả của việc đào sâu các quan năng của lý tính. Đối với Kant đạo đức không ở ngoài quá trình của lý tính, nhận thức nói chung của con người, trái lại cấu thành quá trình bên trong của nó, là cái thuộc về các quan năng của nó.
28
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUAN NIỆM CỦA I. KANT VỀ LÝ TÍNH
TRONG TÁC PHẨM PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THỰC HÀNH