Mạch vòng đơn s22

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng điều khiển tháp chưng cất trong nhà máy lọc dầu (Trang 105 - 107)

Xây dựng mô hình như sau:

Hình 4.21. Mô hình Simulink mạch vòng đơn s22

 Kết quả mô phỏng khi chưa có nhiễu tác động, thành phần sản phẩm đáy thay đổi từ 0,5 mol% lên 0,6 mol%:

Hình 4.22. Kết quả mô phỏng mạch vòng s22 khi thay đổi thành phần sản phẩm đáy

Kết quả mô phỏng cho thấy đặc tính quá độ của hệ khi có bộ điều khiển tính theo phương pháp IMC là rất tốt, đặc tính không có độ quá điều chỉnh, thời gian đáp ứng không hề chậm.

 Khi có tác động nhiễu lưu lượng nguyên liệu cấp thay đổi từ 2,45 lb/min lên 2,79 lb/min tức tăng thêm 0,34 lb/min (khoảng 14%):

+ Khi chưa có bộ bù nhiễu:

Hình 4.23. Kết quả mô phỏng mạch vòng s22 khi có tác động nhiễu nhưng chưa có khâu bù nhiễu

+ Khi có bộ bù nhiễu:

Từ hai đồ thị trên, ta thấy việc kháng nhiễu bằng cách sử dụng điều khiển truyền thẳng là khá hiệu quả. Khi chưa có bộ bù nhiễu: ảnh hưởng của nhiễu lên thành phần sản phẩm đỉnh là khá lớn, hệ kín phải mất khoảng thời gian quá độ để đưa biến đầu ra về giá trị xác lập tương đối lớn (khoảng 100 phút) và với đỉnh dao động lớn, đặc biệt ta có thể thấy biến thành phần sản phẩm đáy này rất nhạy với nhiễu. Khi có bộ bù nhiễu thì ảnh hưởng của nhiễu lên biến quá trình đã giảm đi đáng kể, đỉnh dao động giảm nhiều chỉ còn khoảng 1/4 so với khi chưa có bù nhiễu và thời gian quá độ cũng đã giảm đi (chỉ còn khoảng 80 phút).

Thực sự ta thấy được rõ ưu điểm của điều khiển truyền thẳng là khả năng loại bỏ được nhiễu trước khi nó kịp ảnh hưởng xấu tới quá trình. Tuy nhiên do mô hình quá trình và mô hình nhiễu là không hoàn toàn chính xác nên việc tính toán hàm bù nhiễu cũng cũng không thể chính xác cùng với khi sử dụng các bước xấp xỉ tính toán dẫn đến ảnh hưởng của nhiễu lên hệ không thể khắc phục được hoàn toàn, vẫn còn có những ảnh hưởng nhỏ lên hệ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng điều khiển tháp chưng cất trong nhà máy lọc dầu (Trang 105 - 107)