Từ kết quả tính toán ở trên ta xây dựng mô hình Simulink như sau:
Hình 4.17. Mô hình Simulink mạch vòng đơn s11
Kết quả mô phỏng khi không có tác động của nhiễu, giá trị đặt thành phần sản phẩm đỉnh thay đổi từ 96 lên 97 mol%:
Hình 4.18. Kết quả mô phỏng mạch vòng s11 khi thay đổi thành phần sản phẩm đỉnh
Ta có thể thấy với bộ điều khiển được thành lập bằng phương pháp IMC cho kết quả rất tốt: quá trình quá độ ở đây không có độ quá điều chỉnh.
Khi có tác động nhiễu lưu lượng nguyên liệu cấp thay đổi từ 2,45 lb/min lên 2,79 lb/min tức tăng thêm 0,34 lb/min (khoảng 14%):
+ Khi không có khâu bù nhiễu:
Hình 4.19. Kết quả mô phỏng mạch vòng s11 khi có tác động nhiễu nhưng chưa có khâu bù nhiễu
+ Khi có khâu bù nhiễu:
Hình 4.20. Kết quả mô phỏng mạch vòng s11 khi có tác động nhiễu và đã có khâu bù nhiễu
Từ kết quả trên, ta dễ dàng thấy khi kết hợp điều khiển phản hồi với điều khiển truyền thẳng với nhiệm vụ bù nhiễu thì ảnh hưởng của nhiễu lên quá trình đã giảm đi đáng kể. Khi chưa có bộ bù nhiễu: ảnh hưởng của nhiễu lên thành phần sản phẩm đỉnh là khá lớn khiến hệ kín phải mất thời gian quá độ để đưa biến đầu ra về giá trị xác lập là khá lớn (khoảng 40 phút) và với đỉnh dao động lớn. Còn ngay khi có bộ bù nhiễu thì ảnh hưởng của nhiễu lên biến quá trình đã giảm đi đáng kể, đỉnh dao động giảm nhiều chỉ còn khoảng 1/3 so với khi chưa có bù nhiễu và thời gian quá độ cũng giảm đi nhiều (chỉ còn khoảng 20 phút).