Mô phỏng trong trường hợp tách 1 đường dây

Một phần của tài liệu Nâng cao ổn định hệ thống điện bằng thiết bị ổn định dao động công suất (Trang 66 - 70)

Trong kịch bản này, đường dây Vật Cách – Đồng Hòa được tách ra khỏi lưới ở thời điểm t = 0s. Việc này dẫn đến thay đổi trào lưu công suất trên các đường dây còn lại, và phát sinh các dao động trong lưới. Ta nhận thấy các dao động đều tắt dần và công suất, tốc độ các máy phát đều xác lập về giá trị ban đầu, hệ thống giữ được ổn định.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Luận văn trình bày phương pháp ổn định dao động lưới khi lưới điện xảy ra sự dao động và khả năng đáp ứng của các máy phát khi lưới điện có dao động. Phương pháp thiết kế PSS được sử dụng là phương pháp bù pha kết hợp với quỹ đạo nghiệm số. Các công cụ tính toán mô phỏng được sử dụng trong luận văn bao gồm MATLAB/Simpowersystem, MATLAB Control System Toolbox và MATLAB System Identification Tool Box.

Việc cài đặt bộ PSS cho 2 máy phát của nhà máy nhiệt điện Hải Phòng đã góp phần vào việc ổn định hệ thống lưới điện miền bắc khu vực Hải Phòng. Các kết quả luận văn cho thấy phương pháp thiết kế PSS dựa trên bù pha và quỹ đạo nghiệm số có hiệu quả và cho phép thu được một bộ điều khiển PSS có độ ổn định cao. Bộ PSS được thiết kế cho phép nâng cao ổn định dao động công suất của lưới điện trong nhiều chế độ vận hành khác nhau.

Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được mở rộng để tính toán cho các sơ đồ hệ thống điện phức tạp hơn, có các tần số dao động liên vùng kém ổn định. Mặt khác, phương pháp thiết kế PSS có thể được sử dụng cho các mô hình hệ thống điện trong đó máy phát điện và hệ thống kích từ được mô tả chi tiết hơn, thể hiện tốt hơn các ràng buộc thực tế khi thiết kế bộ điều khiển ổn định dao động công suất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] - Lã Văn Út, Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện, NXB KHKT, 2011.

[2] - P.Kundur, Power system stability and control, McGraw- Hill, 1994. [3] - Cigre task Force 38.01.07 “Ananysis and Control of power system Oscillation”.

[4] - CEA project 294 T622 “Investigation of Low Frequency Inter-area Oscillation Problem, in Lage Interconnected Power System”.

[5] - D.C Lee, R.E Beaulieau,J.R.R Service , A power system Stabilizer Using Speed and Electrical Power Input- Design and Experience, IEEE Transactions on Power Apparatus and System, vol 97 (1), 1978.

[6] - R.A.Lawson, D.A.Swann, G.F.Wright, Minimization of Power System Stabilizer Torsional Interaction, IEEE Transactions on Power Apparatus and System, vol 100 (9), 1981.

[7] - J. Shin, S. Nam, J. Lee, S. Baek, Y. Choy và T. Kim, A Practical Power System Stabilizer tuning Method and its verification in Field Test, Journal of Electrical Engineering and Technology, vol 5(3), 2010.

[8] - Larsen, E.V, Swann, D.A, Applying Power System Stabilizers, part I, II, III, IEEE Transactions on Power Apparatus and System, 1981.

PHỤ LỤC

Danh sách các bản vẽ và bảng biểu kèm theo

1. Sơ đồ lưới điện 1 sợi miền Bắc khu vực Hải Phòng

2. Sơ đồ lưới điện miền Bắc khu vực Hải Phòng dưới dạng matlab simulink 3. Bảng 1: Thông số đường dây (Theo định dạng của PSS/E)

4. Bảng 2: Thông số máy phát sử dụng trong sơ đồ lưới (Theo định dạng của PSS/E).

Một phần của tài liệu Nâng cao ổn định hệ thống điện bằng thiết bị ổn định dao động công suất (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)