Mặc dù các kết quả mô phỏng đã cho thấy bộ PSS có hiệu quả giảm dao động trong chế độ vận hành đang xét, hiệu quả tổng thể của PSS cần được đánh giá ở nhiều chế độ dao động khác nhau. Trên thực tế, hệ thống điện phải làm việc trong nhiều chế độ vận hành khác nhau. Vì vậy bộ PSS cần phải đảm bảo có thể nâng cao ổn định dao động công suất trong nhiều kịch bản vận hành.
Để đánh giá hiệu quả của PSS khi thay đổi thông số vận hành, hệ thống điện được mô phỏng lại khi một tổ máy (M2) được tách ra khỏi lưới tại t = 0s. Đáp ứng của hệ thống trong trường hợp này được minh họa trên hình 4.20 và 4.21.
Hình 4.20 Tốc độ các máy phát còn lại khi tách M2-NĐHP
Trường hợp tách 1 máy phát của nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, đáp ứng tốc độ của các máy phát còn lại trong hệ thống khi xảy ra biến động được thể hiện trên hình 4.25. Ta thấy rằng ở thời điểm ban đầu khi có hệ thống mất 1 máy phát, tốc độ và công suất các máy phát còn lại bị dao động mạnh. Nguyên nhân là do hệ thống thiếu hụt 1 lượng công suất phát lớn do tổ máy M2 của nhiệt điện Hải phòng tách ra, vì thế các máy phải tăng 1 lượng công suất lớn để bù lại sự thiếu hụt này. Nhưng do máy phát còn lại của nhà máy nhiệt điện Hải phòng được cài đặt bộ PSS nên dao động về tốc độ và công suất các máy phát tắt dần và hệ thống vẫn giữ được ổn định.