PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN QUÁ ĐỘ ĐIỆN ÁP KHI CẮT KHÁNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các quá trình quá độ điện từ trong hệ thống điện và các phương pháp hạn chế quá điện áp phục hồi khi cắt kháng (Trang 63 - 64)

Kháng bù ngang thường được sử dụng để giảm quá điện áp xảy ra chếđộ nhẹ

tải của hệ thống truyền tải. Kháng bù ngang có thểđược cắt một phần hoặc toàn bộ. Khi hệ thống ở chế độ nặng tải để tránh việc tiêu tốn công suất phản kháng của hệ thống. Khi MC cắt dòng điện cảm nhỏ, thường xuất hiện kèm các quá trình quá độ tần số cao và biên độ lớn giữa các tiếp điểm phụ thuộc vào tương tác giữa máy và mạch điện xung quanh. TRV sinh ra có thể gây ra các ảnh hưởng không mong muốn trên điện kháng cũng như các thiết bị chuyển mạch.

Máy cắt SF6 được sử dụng rộng rãi trong hệ thống cao áp và siêu cao áp vì các đặc tính hóa học ổn định của nó. Tuy nhiên đối với các ứng dụng máy cắt để

dòng điện cảm nhỏ của kháng bù ngang tỏ ra kém ổn định và khó đoán trước được. Chẳng hạn như dòng điện cắt và theo đó là phóng điện lặp lại có thể dẫn đến quá

điện áp trên máy cắt.

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy khi cắt dòng điện cảm nhỏ liên quan đến cắt kháng bù ngang có thể thấy rằng sau quá trình cắt và dập tắt hồ quang ngay lập tức TRV có xu hướng cung cấp năng lượng cho các điện tử thừa và dẫn đễn phóng điện lặp lại giữa các tiếp điểm của máy cắt.

Với các lý do đã đề cập ở trên, cần thiêt phải kể đến hiện tượng vật lý và các tham số hệ thống khi mô phỏng hồ quang MC. Một mô hình MC chính xác cho các nghiên cứu chuyển mạch nên kể đến tốc độ thay đổi của điện dẫn của hồ quang (dG/dt), các tham số (ví dụ hằng số thời gian và tổn thất công suất) để mô tả hồ

quang, và tốc độ tăng của điện áp phục hồi điện môi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các quá trình quá độ điện từ trong hệ thống điện và các phương pháp hạn chế quá điện áp phục hồi khi cắt kháng (Trang 63 - 64)