b) Vector không gian ứng với khả năng thứ 4 của bảng 3.1
4.4 Phương pháp dùng mô hình mạng thông minh
Trong những năm gần đây, việc sử dụng các mạng điều khiển thông minh (ANN) để nhận dạng và điều khiển phi tuyến các nguồn điện tử và điều khiển xoay chiều đã được đưa ra. Các hệ điều khiển này có khả năng điều khiển trong một khoảng rộng với yêu cầu về độ chính xác cao. Trong phần này sẽ trình bày khả năng của mạng thông minh với ước lượng online để làm sáng tỏ ảnh hưởng của cả điện trở stator và điện trở rotor. Sau đó sẽ trình bày phương pháp ước lượng online điện trở rotor với mạng thông minh phản hồi nhiều lớp. Mạng thông minh phản hồi nhiều lớp quan tâm đến các phép tính xấp xỉ và có thể biểu diễn các quan hệ phi tuyến giữa tín hiện vào và tín hiệu ra bằng các thuật toán. Một mạng thông minh đơn giản với hai lớp phản hồi có thể được sử dụng để nhận dạng điện trở rotor. Trong phương pháp ước lượng này, hai mô hình được sử dụng để ước lượng các thay đổi của trạng thái động cơ. Một mô hình cung cấp giá trị thực tế của các biến trạng thái đầu ra của động cơ không đồng bộ, mô hình còn lại sử dụng mạng thông
minh để ước lượng các biến trạng thái này. Sai số của các biến trạng thái mong muốn với giá trị thực tế sau đó sẽ được phản hồi (hình 4.16) để điều chỉnh các thông số của mô hình mạng thông minh, do đó đầu ra của mô hình này bám sát với đầu ra thực tế. Tuy nhiên, việc ước lượng điện trở rotor yêu cầu phải biết được điện trở stator, nhưng điện trở stator lại thay đổi đến 50% trong quá trình vận hành. Do vậy cần phải giám sát được sai số của điện trở stator để tránh dẫn đến sai số nghiêm trọng khi ước lượng điện trở rotor. Ta đưa ra một giả thiết là vấn đề trên được giải quyết bằng cách thêm bộ ước lượng online điện trở stator cho hệ thống mạng thông minh hồi quy. Do đó cả sự thay đổi của điện trở stator và rotor sẽ được khắc phục.
Hình 4.16: Nhận dạng các thông số bằng sơ đồ mạng thông minh