Mẫu giáo án tham khảo

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU bồi DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN môn CÔNG NGHỆ (dùng chung cho cả THCS và THPT) (Trang 37 - 39)

Ngày soạn :... Tiết 2

Ngày giảng :...

THỰC HÀNH CÁC LINH KIỆN : R- L- C

I/ MỤC TIÊU: Qua bài thực hành này GV phải làm cho HS : 1. Kiến thức:

1. Kỹ năng:

- Nhận biết và phân loại được các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm qua hình dạng, số liệu kĩ thuật, màu sắc trên linh kiện.

- Đọc và đo số liệu kĩ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

2. Thái độ:

- Có ý thức tuân thủ các quy trình và quy định về an toàn, sử dụng các dụng cụ đo hợp lý để thực hiện các nội dụng thực hành; quan tâm đến bảo vệ môi trường.

II/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

- Dụng cụ vật liệu cho 1 nhóm HS : + Đồng hồ vạn năng 1chiếc

+ Các loại điện trở : 05 chiếc (100 - 470 K) ;

+ Các loại tụ điện : 02 loại bao gồm tụ giấy, tụ sứ, tụ hóa.

+ Các loại cuộn cảm : 03 loại gồm lõi không khí, lõi Ferít, lõi sắt từ - Những kiến thức có liên quan :

2. Học sinh: - Ôn lại bài 2 phần - Ôn lại bài 2 phần

- Đọc bài 3 phần quy ước về màu để đọc trị số điện trở và chuẩn bị mẫu báo cáo. III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Đặt vấn đề : Tiết trước chúng ta đã biết cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản : Điện trở, tụ điện, cuộn cảm. Hôm nay tìm hiểu cụ thể các linh kiện điện tử này thông qua tiết thực hành.

Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu :

HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV

Quan sát, lắng nghe, ghi chép các nội dung cần thiết

1) Giới thiệu mục tiêu tiết học :

2) Giới thiệu nội dung và quy trình thực hành: B1: Quan sát nhận biết, phân loại các linh kiện ( B1: Quan sát nhận biết, phân loại các linh kiện ( Điện trở, tụ điện, cuộn cảm)

B2: Đọc và đo trị số điện trở màu bằng đồng hồ rồi điền vào bảng báo cáo thực hành 01

B3: Đọc các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm rồi điền vào bảng báo cáo thực hành 02

Quan sát, lắng nghe, ghi chép các nội dung cần thiết

Nhóm trưởng các nhóm lên nhận linh kiện, dụng cụ thực hành cho nhóm

điền vào bảng báo cáo thực hành 03

3) Hướng dẫn cụ thể và làm mẫu:

- GV hướng dẫn và làm mẫu cách đọc trị số các điện trở màu.

-GV giới thiệu cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở và tiến hành đo 1 điện trở để HS quan sát.

- Cách đọc và giải thích số liệu kĩ thuật ghi trên tụ điện:

+ Tụ có cực tính: Trị số điện dung của tụ và điện áp định mức của tụ

+ Tụ không có cực tính: Trị số điện dung, đơn vị F. tụ gốm thường ghi con số mà không ghi đơn vị. (Ví dụ : 101 có giá trị 10x101

pF ; 102 có giá trị 10 x 102pF ; 203 có giá trị là 20x 103

pF) - Cách đọc và giải thích số liệu kĩ thuật ghi trên cuộn cảm (căn cứ vào lõi của cuộn cảm để nhận biết loại cuộn cảm cao tần, trung tần và âm tần)

3) Phân chia linh kiện, dụng cụ cho 4 nhóm HS HS

Hoạt động 2: Tổ chức thực hành: (Hướng dẫn thường xuyên)

HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV

B1: Quan sát nhận biết, phân loại các linh kiện - Các nhóm quan sát và thảo luận về hình dạng, đặc điểm bên ngoài để nhận biết và phân loại các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm

B2: Đọc và đo trị số điện trở của 05 điện trở màu bằng đồng hồ rồi điền vào mẫu báo cáo 01 - Tìm hiểu về cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở.

- Các nhóm đọc trị số điện trở bằng màu sau đó dùng đồng hồ vạn năng để đo các giá trị của điện trở.

- Ghi các số liệu thực hành vào mẫu báo cáo 01

B3: Đọc các số liệu kĩ thuật của 03 cuộn cảm - Nhóm thảo luận đọc các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm

- Ghi các số liệu thực hành vào mẫu báo cáo 02

B4: Đọc ghi các số liệu kĩ thuật của 02 loại tụ điện (có cực tính và không có cực tính)

- Nhóm thảo luận đọc các số liệu kĩ thuật của tụ

- Theo dõi, uốn nắn quá trình thực hành của các nhóm HS, can thiệp giúp đỡ quá trình thực hành của các nhóm khi gặp khó khăn hoặc vướng mắc cần GV giúp đỡ

- Theo dõi, uốn nắn quá trình thực hành của các nhóm HS, can thiệp giúp đỡ quá trình thực hành của các nhóm khi gặp khó khăn hoặc vướng mắc cần GV giúp đỡ

- Giúp đỡ thêm cho HS cách sữ dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở.

điện

- Ghi các số liệu thực hành vào mẫu báo cáo 03

Hoạt động 3 : Tổng kết đánh giá ( Hướng dẫn kết thúc)

HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV

- Đại diện1 nhóm lên báo cáo kết quả thực hành và tự đánh giá kết quả thực hành

- Các nhóm khác góp ý bổ sung

- Mỗi HS hoàn thành bản báo cáo thực hành nộp lại cho GV

- Nhóm trưởng các nhóm trả lại dụng cụ, thiết bị đã mượn – Vệ sinh phòng thực hành

1. Mời đại diện 01 nhóm lên trình bày kết quả thực hành;

Sau khi HS trình bày GV nhận xét, kết luận. 2. Yêu cầu các nhóm HS trả lại dụng cụ, thiết bị – Vệ sinh phòng thực hành

3. Nhận xét giờ thực hành :

+ Tinh thần, thái độ học tập của lớp. + Về trình độ khả năng của HS PHẦN NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM:

1. Về mức độ đạt được mục tiêu đề ra 2. Quy trình thực hiện các bước ?

3. Phân bố bài giảng và thời gian cho từng phần ?

4. Mức độ phát huy tính tích cực và hứng thú làm việc của HS 5. Đưa ra hướng khắc phục và những hạn chế

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG TÀI LIỆU

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả SDNLTK&HQ Trung học phổ thông THPT

Trung học cơ sở THCS

Giáo viên GV

Học sinh HS

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU bồi DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN môn CÔNG NGHỆ (dùng chung cho cả THCS và THPT) (Trang 37 - 39)