Các loài thực vật dùng để làm thuốc cần được bảo tồn, nhân rộng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 53)

Kết hợp các phương pháp nghiên cứu của đề tài và dựa vào bảng 4.1 thống kê trên, đã phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài thực vật từ 2 điểm đến 7 điểm trong bảng phục lục 8 của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hữu Khánh. Phỏng vấn người dân và đi điều tra theo tuyến khảo sát thực tế, kết quả chúng tôi đã xác định được mức độ hữu ích, mức độ xâm nhập, mức độ tác động hay tính chuyên biệt về nơi sống của các loài cây thuốc xếp theo hạng giảm dần là khác nhau. Những cây được lựa chọn ra nhằm ưu tiên bảo tồn và nhân rộng dựa theo bảng phân hạng các loài cây thuốc có tổng điểm từ 5 điểm trở lên, đây là cơ sở quan trọng cho việc quản lí và bảo tồn các loài cây thuốc có giá trị cao tại khu vực nghiên cứu. Kết quảđược thống kê trong bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5: Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

STT Tên cây Tổng điểm

Mức độ nguy cấp SĐVN NĐ 32/2006 IUCN 1 Bảy lá một hoa 7 EN Ac1, d - EN A1c, d 2 Kim tuyến 6 EN A1a, c, d IA EN A1a,c,d 3 Sa nhân 6 - - - 4 Thiên niên kiện 6 - - - 5 Trầu một lá/ Lan một lá 5 EN A1d+ 2d IIA EN A1d+ 2d 6 Cỏ mật gấu 5 - - - 7 Khúc khắc 5 - - - 8 Nghệđen 5 - - - 9 Gừng đá 5 - - - 10 Chanh rừng 5 - - - 11 Dứa rừng 5 - - - (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Dẫn liệu tại bảng 4.3 trên, cho thấy có 11 loài thực vật được cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hữu Khánh khai thác và sử dụng làm thuốc cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng. Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn và thu thập số liệu, đã xác định mức độ đe dọa của các loài cây thuốc theo: Sách đỏ Việt Nam quản lí các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm có 3 loài đang xếp ở mức độ đang nguy cấp (EN) : Bảy lá một hoa, kim tuyến, và lan một lá, theo nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm có 2 loài: 1 loài nằm trong nhóm IA và 1 loài trong nhóm IIA, theo IUCN cũng có 3 loài xếp ở mức độ đang nguy cấp (EN): Bảy lá một hoa, kim tuyến, và lan một lá.

Đây là những loài có giá trị nên bị người dân khai thác quá mức kiệt quệ dẫn đến số lượng các loài này bị suy giảm nghiêm trọng. Trong quá trình điều tra theo tuyến tại khu vực nghiên cứu, rất ít khi bắt gặp được những loài cây như: Kim tuyến, Bảy lá một hoa, Lan một lá,… đây là những loài thực vật có giá trị cao trong y dược cũng như giá trị về kinh tế. Chính vì vậy, đểđảm bảo cho nhu cầu sử dụng để làm thuốc phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân cũng như trong quản lí rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu cần phải ưu tiên bảo tồn và gây trồng rộng rãi các loài thực vật đã lựa chọn ra.

PHẦN 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua điều tra phỏng vấn, nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn tôi rút ra một số kết luận sau:

Đã thống kê được 65 loài cây thuốc thuộc 65 chi, 42 họ thực vật khác nhau và thuộc 3 ngành thực vật được dân tộc Tày tại xã Hữu Khánh sử dụng để làm thuốc, các loài cây thuốc này rất đa dạng về thành phần loài trong đó xác định được: 49 loài thân thảo, 9 loài dạng dây leo và 7 loài thuộc dạng thân gỗ.

Từ 65 loài cây thuốc trên, đã xác định được 23 loài tiêu biểu và mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của 23 loài được cộng đồng dân tộc Tày thường xuyên sử dụng để làm thuốc.

Đã thống kê được bộ phận thu hái, cách dùng và cách bảo quản của các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu rất đa dạng và phong phú, về bộ phận thu hái người dân khai thác cây thuốc cả cây là chủ yếu chiếm 29,23%, kết hợp thu hái bằng lá chiếm 21,54%, bằng quả chiếm 9,23%, bằng rễ chiếm 6,15%, bằng củ chiếm 4,62%, thu hái cả cây trừ rễ chiếm 7,69%, và các bộ phận khác chiếm 21,54%. Về cách dùng các loài cây thuốc: Đun uống chiếm 53,85%, giã đắp chiếm 18,46%, đun uống kết hợp giã đắp chiếm 7,69%, nấu ăn chiếm 7,69% và cách dùng khác chiếm 12,31%. Về cách bảo quản: Dùng tươi, khô chiếm 38,46%, dùng tươi chiếm 36,92%, dùng khô chiếm 24,62.

Đã thống kê được 44 loài cây thuốc được phối hợp trong 17 bài thuốc được cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hữu Khánh sử dụng và lựa chọn những bài thuốc cần phát triển, ưu tiên bảo tồn và nhân rộng: chữa rắn cắn ; chữa viêm gan, xơ gan hỗ trợ chống tế bào gây ung thư ; chữa bệnh phụ nữ; chữa nhiễm trùng uốn ván ; chữa bệnh mãn kinh.

Qua nghiên cứu tìm hiểu các loài cây thuốc được cộng đồng dân tộc Tày khai thác và sử dụng dùng để làm thuốc quan trọng cần được bảo tồn, nhân rộng, phân

hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài đã xác định được 11 loài cây. Trong đó có 3 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và IUCN, 2 loài ghi trong nghịđịnh 32/2006.

5.2. Tồn tại

Qua nghiên cứu tìm hiểu các loài cây thuốc được cộng đồng dân tộc Tày khai thác và sử dụng các thành phần của cây thuốc rất đa dạng và phong phú. Về tương đối đã định danh được tên theo tên thường gọi của đồng bào người Tày, tên phổ thông và tên khoa học xếp loại từng loài theo họ thực vật, ngành thực vật, xác định những hình thái sơ bộ, sự phân bố của từng loài.

Một số cây thuốc chỉ xác định được tên dân tộc mà người dân thường gọi chưa thể xác định được tên phổ thông và tên khoa học do thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế.

Những bài thuốc hữu ích quan trọng không phải ai cũng biết, mà chỉ một số ít người biết, tuy nhiên đây là những bài thuốc gia truyền nên họ không muốn nhiều người biết, khi được phỏng vấn họ cung cấp bài thuốc nhưng trong bài thuốc đã bớt đi một , hai cây thuốc, điều đó sẽ gây khó khăn cho việc phát triển và bảo tồn những bài thuốc.

Đề tài chưa xác định được trữ lượng người dân khai thác và sử dụng các loài thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Tày ở xã Hữu Khánh sử dụng để chữa bệnh.

Chưa nghiên cứu sâu về đặc điểm hình thái, sinh thái học, chưa xác định được mức độ, vị trí phân bố cụ thể của các loài cây thuốc đã thống kê.

Chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành chính quyền địa phương về giá trị kiến thức bản địa của cộng đồng dân tộc Tày cũng như việc ưu tiên bảo tồn, phát triển, gây trồng và nhân rộng các loài cây thuốc.

5.3. Kiến nghị

Do thời gian và trình độ có hạn nên khóa luận của tôi mới chỉ nghiên cứu được một số nội dung như : Các bộ phận của cây sử dụng làm thuốc, kinh nghiệm thu hái, chế biến, bảo quản, một số bài thuốc, tên dân tộc Tày của các loài thực vật rừng sử dụng làm thuốc tại khu vực nghiên cứu. Qua bài khóa luận tôi có một số kiến nghị như sau :

Cần tiếp tục nghiên cứu để xác định tên phổ thông và tên khoa học của tất cả các loài cây thuốc.

Cần tích cực truyền đạt kinh nghiệm cho con cháu để bảo tồn, lưu giữ những bài thuốc mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Cần thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức sâu rộng hơn để xác định trữ lượng người dân khai thác và sử dụng các loài cây thuốc .

Cần mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu ở nhiều hộ gia đình trong xã và các địa phương khác để nghiên cứu sâu rộng hơn kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng cây thuốc của dân tộc Tày.

Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vềđặc điểm hình thái, sinh thái học, mức độ, vị trí phân bố cụ thể của các loài cây thuốc đã thống kê.

Cần các cấp, các ngành chính quyền địa phương quan tâm hơn trong việc ưu tiên bảo tồn, gây trồng và nhân rộng các loài cây thuốc, các bài thuốc và có những chính sách khuyến khích, liên kết với những cơ quan, bệnh viện đông y trong tỉnh tạo điều kiện cho việc sử dụng, phát triển và bảo tồn tài nguyên cây thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Đàm Văn Vinh, Nguyễn Thị Tuyên (2011), Bài giảng phương pháp tiếp cận khoa học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

2. Đỗ Hoàng Sơn, Đỗ Văn Tuân (2008), Thực trạng khai thác, sử dụng và tiềm năng gây trồng cây thuốc tại vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm, Báo cáo đề tài cấp Đại Học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

3. Ngô Quý Công (2005), “Đề xuất về bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vườn Quốc gia Tam Đảo”. Bản tin Lâm sản ngoài gỗ.

4. Nguyễn Văn Tập (2006), “Những phát hiện về tài nguyên cây thuốc tại xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Nam”, Bản tin Lâm sản ngoài gỗ, (10/2006), trang 20 – 21.

5. Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thúy Bình (2000), Tìm

hiểu việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của người Dao xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ. Báo cáo đề tài cấp Đại học, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 6. Phan Văn Thắng (2002), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh

đến sinh trưởng của thảo quả tại xã San Sả Hồ - huyện – tỉnh Lào Cai’’, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 7. Trần Khắc Bảo (2003), “Cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗđang có nguy cơ cạn kiệt”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (10/2003), trang 1336 – 1338.

8. Trần Thị Lan (2005), “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã San Thàng – thị xã Lai Châu – tỉnh Lai Châu”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

9. Viện Dược liệu (2002), Số liệu và khai thác, thu mua dược liệu ở Việt Nam từ năm 1961 đến nay, Hà Nội.

10. Viện Dược liệu (2003), Báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu về dược liệu và tài nguyên cây thuốc từ năm 1952 đến nay, Hà Nội.

11. Viện Dược liệu (2004), Báo cáo kết quảđiều tra nghiên cứu về dược liệu và cây thuốc tại các địa phương từ năm 1963 đến nay, Hà Nội.

II. Tiếng Anh

12. Peter K.V. (2004) Handbook of herbs and spices Volume 2. Woodhead

Publishing Limited.

13. Peter K.V. (2012), Handbook of herbs and spices Volume 1 Second edition.

Woodhead Publishing Limited.

14. Ravindran P.N, Johny A. K and Nirmal Babu K. (2002), Spices in our daily life,

Satabdi Smaranika 2002 Vol. 2. Arya Vaidya Sala, Kottakkal.

15. Rosengarten F. (1973), The Book of Spices. Revised Edition, Pyramid, New

York.

III. Các tài liệu tham khảo từ Internet

16. Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam (2009) http://botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=735 17. Sách đỏ Việt Nam (2007) https://sites.google.com/site/qltnvn/system/app/pages/search?scope=search- site&q=S%C3%A1ch+%C4%91%E1%BB%8F 18. Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (2006) http://www.slideshare.net/nhuanvannguyen/nd32-cp

19. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An (2013), “Tri thức bản địa”

http://www.ngheandost.gov.vn/JournalDetail/ar1680_Tri_thuc_ban_dia.aspx 20. Tri thức bản địa và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng (2013)

http://tai-lieu.com/tai-lieu/tri-thuc-ban-dia-va-bao-ve-nguon-tai-nguyen-rung- 477/

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC VẬT DÂN TỘC Cây làm thuốc

Số:...

A. Sơ lược về người cung cấp thông tin: - Họ và tên: ...Tuổi: ...Nam , Nữ - Dân tộc: ...

- Địa chỉ: Bản (xóm): ...,xã: ...,huyện: ..., tỉnh: ...

- Nghề nghiệp (chính/ phụ): ………...

- Trình độ văn hóa: ...; chuyên môn (nếu có): ...

- Hoàn cảnh có được tri thức dân tộc: do người trong dòng tộc truyền lại , học từ người khác , tự tìm tòi và phát hiện được , cách khác: ...

- Số người/ số hộ trong cộng đồng có lấy cây thuốc :………...

Một số người/hộđại diện :………...

B. Những thông tin cần biết về cây thuốc: Xin bác (anh/chị/ông/bà) kể tên tất cả các cây có thể được sử dụng làm thuốc mà bác (anh/chị/ông/bà) biết? Stt Tên cây Bộ phận dùng Thu hái và sơ chế Công dụng Tỷ lệ 1 2 3 … 20 Xin bác (anh/chị/ông/bà) cho biết cách chế biến và sử dụng các loài cây kể trên mà bác (anh/chị/ông/bà) biết? Cách bảo quản sản phẩm cây thuốc? ………...…...

Xin bác (anh/chị/ông/bà) cho biết mục đích của việc khai thác cây thuốc? ………...…...

Ngày... tháng...năm 20….

Phụ lục 2. PHIẾU ĐIỀU TRA TƯ LIỆU HÓA THÔNG TIN VỀ LOÀI CÂY THUỐC

1. Số hiệu mẫu:……….…….

2. Tên khoa học:………..………..………...….

3. Tên phổ thông:…..………..……….………….

4. Tên địa phương nghiên cứu:………...….…….

5. Dịch nghĩa:……….………..

6. Địa danh thu mẫu:….……….………..

7. Tọa độ:……….……….Độ cao:………

8. Dạng sống: cỏđứng □, cỏ leo □, cây ký sinh □, cây phụ sinh □, cây bụi □, cây gỗ □, dây leo gỗ□, dạng sống khác (ghi cụ thể): ………...

9. Đặc điểm của cây: - Chiều cao: ………m; Đường kính (đối với các cây bụi và cây gỗ): ………… cm. - Màu hoa:………..……….………….. - Màu quả:………..………….……….. - Các đặc điểm khác:………...……….. - Mùa hoa:………..Mùa quả:……… 10. Nơi sống:……….………. Khí hậu:………..Đất:………. 11. Phân bố:………

12. Ước lượng mức độ hiếm/ phong phú (Ý kiến của người dân địa phương): ………... 13. Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài:

+ Độ hữu ích của loài đối với người dân địa phương: sử dụng thang 3 mức điểm - Loài không có tiềm năng được dùng ởđịa phương: 0 điểm □

- Loài sử dụng ít đối với người dân địa phương: 1 điểm □

+ Mức độđể xâm nhập (vị trí mọc của loài để bị tìm thấy để khai thác): sử dụng thang 2 mức điểm

- Loài mọc ở nơi rất khó xâm nhập: 0 điểm □ - Loài mọc ở nơi rất dễ xâm nhập: 1 điểm □

+ Tính chuyên biệt về nơi sống (sự xuất hiện của loài thể hiện khả năng sống thích nghi của loài hạn hẹp hay phổ biến): sử dụng thang 3 mức điểm

- Loài xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau: 0 điểm □ - Loài xuất hiện ở một số ít nơi sống: 1 điểm □

- Loài có nơi sống hẹp: 2 điểm □

+ Mức độ tác động đến sự sống của loài (sự tác động của người dân ảnh hưởng đến sự sống của loài): sử dụng thang 3 mức điểm

- Loài có ít nhất vài nơi sống của loài ổn định: 0 điểm □

- Loài có nơi sống phần nào không ổn định hay bị đe dọa: 1 điểm □ - Loài có nơi sống không chắc còn tồn tại: 2 điểm □

14. Trữ lượng khai thác các loài cây thuốc:

- Số người thu hái:...

- Số ngày thu hái:...

- Số lượng loài cây thuốc mỗi ngày khai thác:...

15. Cách sử dụng:……….

Bộ phận dùng:……… Thời gian thu hái (Mùa/buổi):…...…………..

Cách thu hái (kỹ thuật): ………

Người thu hái:………..

16. Cách chế biến:………..………..………...………….

17. Cách dùng:……..…...………...………….. ……….. Ghi chú về cách sử dụng, chế biến và bảo quản:…...………...…………... ……….. 18. Tình trạng trồng trọt:……….. Cách thức nhân giống:……….. Trồng ởđâu:………. Trồng từ khi nào:………Ai trồng:………... Khả năng phát triển:………Năng suất thu hoạch:………... Ghi chú về cách thức trồng trọt:………... ……….. ……….. ………..

19. Người cung cấp tin:………..………...…………...

Địa chỉ:……….

Tuổi:………Giới tính:…………Nghề nghiệp:………

Nguồn gốc của tri thức:………

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)