Khuyến mại được coi và việc thực hiện việc cung cấp những hàng hóa, dịch vụ phục vụ miễn phí, trên cơ sở đó lôi kéo khách hàng vào việc mua bán những hàng hóa, dịch vụ chính mà thực ra khách hàng không muốn hoặc chưa muốn mua. Trong những năm gần đây, hoạt động khuyến mại đang diễn ra sôi động và dường như trở thành văn hóa bán hàng. Các hàng hóa như mỹ phẩm, dược phẩm, nước uống có cồn, sản phẩm điện tử, thực phẩm chế biến chiếm đa số chương trình khuyến mại. Hình thức phổ biến nhất là rút thăm trúng thưởng, ngoài ra là quà tặng, giảm giá, v.v. Các chương trình khuyến mại được chuyển tải quảng bá tuyên truyền sâu rộng tới người tiêu dùng trên các phương tiện truyền thông như: báo (như: Tuổi trẻ, Thanh niên, thời báo kinh tế Sài Gòn, báo điên tử Vnepress.net, V.V.); đài truyền hình HTV (như: tin tức, phóng sự, tọa đàm trên “Nhịp sồng Sài Gòn”, “Chào ngày mới”, “Kiến thức tiêu dùng”, V.V.); quảng cáo ngoài trời ( như: Bandrol, phát tờ rơi tại các trung tâm mua sắm, các trục đường chính); cẩm nang mua sắm phát cho người tiêu dùng.
Mặt khác, nhận thấy được tầm quan trọng của khuyến mại là quyết định sự thành bại của sản phẩm phần lớn các doanh nghiệp điều tổ chức hết sức chu đáo, giám sát và thực hiện nghiêm túc các nội dung đăng ký. Một số doanh nghiệp lớn đã có riêng một bộ phận chuyên trách lĩnh vực khuyến mại nên những chương trình khuyến mại đều mang tính chuyên nghiệp cao, thu hút sự quan tâm và tạo được sự hài lòng cho người tiêu dùng.
Tại tỉnh Thái Bình, hoạt động khuyến mại trong thời gian gần đây ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, hình thức tổ chức phong phú đa dạng, góp phàn tích cực đẩy mạng tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp và lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Tháng 6 tháng năm 2008, tỉnh đã có 196 chương trình khuyến mại của các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau trong cả nước được thông báo và tổ chức thực hiện trên địa bàn, trong số đó có 180 chương trình thông báo về Sở Công Thương Thái Bình, 2 chương trình được Sở Công Thương Thái Bình xác nhận và 14 chương trình được Cục Xúc tiến Thương mại xác nhận. Các hình thức khuyến mại chủ yếu là tặng quà, phát mẫu sản phẩm và giảm giá bán sản phẩm, phát thẻ cào, bốc thăm chúng thưởng, v.v. Nhìn chung các hoạt động khuyến mại trên
89 http://www.thaibinhtrade.gov. vn/default.aspx?ID=43&LangID=l&NewsID=1264
Pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam. Thực tiễn và hướng hoàn thiện.
Chính Phủ. Các chương trình khuyến mại nhìn chung được thực hiện khá bài bản, đúng nội dung đăng ký như Công ty liên doanh Leve Việt Nam, Công ty CP Y dược phẩm chi nhánh tại Thái Bình, Suzuki Việt Nam, v.v. đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và cho người tiêu dùng, kích thích nhu cầu, thị trường sôi động góp phàn đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá trên địa bàn89.
Ngoài ra để hỗ trợ doanh nghiệp đồng loạt thực hiện khuyến mại trong thời gian dài phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và thu hút du khách nước ngoài, Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây bắt đầu tổ chức chương trình “Tháng bán hàng khuyến mại”. Khi đứng ra tổ chức, cơ quan chính phủ đóng vai trò tập hợp và phát động các doanh nghiệp cùng thực hiện khuyến mại trong cùng một thời điểm nhất định trong năm nhằm kích thích nhu cầu mua sắm mạnh mẽ từ trong và ngoài nước.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, với mục tiêu kiềm chế lạm phát, đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, thu hút khách du lịch, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân thành phố, bảo đảm cung cầu hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, Sở Công Thương và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phối hợp tổ chức Chương trình Tháng khuyến mại tháng 9 năm 2008. Tham gia chương trình khuyến mại có 130 doanh nghiệp với trên 207 điểm bán, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ. Các mặt hàng khuyến mại chủ yếu: hàng tiêu dùng (chiếm 40%), bưu chính viễn thông , thực phẩm, nước uống), hàng thủ công mỹ nghệ, xe máy, thiết bị máy tính, mỹ phẩm,v.v., vói các hình thức khuyến mại gồm Giảm giá từ 5 - 50% có 39 đơn vị, chiếm 30%; Tặng quà có 50 đơn vị, chiếm 38,46%; Vé cào và rút thăm trúng thưởng có 17 đơn vị, chiếm 13,07%; Các hình thức khác có 24 đơn vị, chiếm 18,46%. Để chương trình Tháng khuyến mại đến được với người tiêu dùng, Sở Công Thương đã thực hiện những công việc cụ thể sau đây:
- Cùng với Sở Vãn hóa Thể thao và Du lịch họp báo để công bố chương trình vào ngày 26/08/2008. Buổi họp báo có trên 40 nhà báo và trên 30 doanh nghiệp cùng tham dự.
- Phối họp với Đài Truyền hình, Đài phát thanh và các báo để phối hợp đưa thông tin về chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời ký hợp đồng với một số đơn vị truyền thông thực hiện quảng bá chương trình.
91 http://vietbao.vn/Kinh-te/Tran-ngap-khuyen-mai/40179142/87 92 http://vietbao.vn/Kinh-te/Tran-
ngap-khuven-mai/40179142/87 Pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam. Thực tiễn và hướng hoàn thiện.
điện thoại các đơn vị tham gia chương trình Tháng khuyến mại, thông tin về các mặt hàng đang khuyến mại, tỷ lệ và hình thức khuyến mại.
- Hoàn thiện và cập nhật kịp thời một số hình ảnh, thông tin sản phẩm khuyến mại của các doanh nghiệp tham gia chương trình Tháng khuyến mại trên trang website của Sở.
- In 20.000 cuốn cẩm nang mua sắm phát miễn phí tại các siêu thị, trung tâm thương mại, để quảng bá cho các doanh nghiệp tham gia chương trình và hướng dẫn cho người tiêu dùng.
- Tiếp nhận thông tin từ các tmng tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, V.V., để tổng hợp báo cáo và đưa lên mạng trong thời gian diễn ra chương trình.
Trong triển khai thực hiện, Sở Công Thương tổ chức kiểm ưa, giám sát thường xuyên việc thực hiện chương trình của các doanh nghiệp theo những nội dung đã đăng ký của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho chương trình thực hiện đúng mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm giá phục vụ nhu cầu tiêu dùng chính đáng của người tiêu dùng.90
Tóm lại, hoạt động khuyến mại đã và đang diễn ra sôi nổi ưên thị trường mua sắm mặc dù ưong tình hình giá cả gia tăng như hiện nay.