5. Kết cấu của đề tài
2.2. Tình hình vi phạm pháp luật lao động về lao động trẻ em
Lạm dụng lao động trẻ là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của xã hội và đang được Chính phủ từng bước giải quyết. Tuy nhiên, hiện vẫn còn không ít các em tiếp tục bị bóc lột về sức khỏe, tinh thần tại những cơ sở lao động không đảm bảo điều kiện hoạt động.
Theo số liệu báo cáo của 63 Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, tính đến đàu năm 2009, cả nước có 26.027 trẻ em34 phải tham gia vào các loại hình lao động nặng nhọc, tiếp xúc với các chất độc hại. Không ít trẻ em vị thành niên bị vắt kiệt sức lao động tại các cơ sở sản xuất với thời gian làm việc mỗi ngày từ 12 đến 18 giờ.
2.2.1. Vi phạm về độ tuổi lao động, chế độ tiền lưorng
Việc sử dụng trẻ em chưa đủ tuổi lao động vào làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là điều mà các nước đều phản đối, thậm chí nhiều nước còn nghiêm cấm. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh kinh tế, nhiều gia đình đã buộc nhiều trẻ em chưa đủ tuổi lao động đã phải đi làm kiếm sống nuôi bản thân và thậm chí còn nuôi bố mẹ, ông bà. Làm việc vất vả nặng nhọc, xa nhà là chuyện
^Xem thêm “Trẻ em vẫn bị bóc lột sức lao động”, http://tintuc.xalo.vn/0Q291538287/trc em van bỉ boc lot suc lao dong.html , [truy cập ngày 2/3/2011]
35Xem thêm “Cần nghiêm trị việc lạm dựng lao động trẻ em”, http://www.baomoi.com/Can-nghiem-tri- viec-lam-dưng-lao-dong-tre-em/47/4252874.epi. [truy cập ngày 12/3/2011].
36Xem http://www.mamnon.com/(S(iyuzke55plckoczxlut0cobn')')/newsDetails.aspx?topicĩD=30111 ,
[truy cập ngày 12/3/2011].
37Xem
http://news.vnn.vn/chong lam dung lao dong nhi nho xoa doi giam ngheo-16777216- 616274322-0 , [truy cập ngày 12/3/2011].
Những số liệu gần đây cho thấy, trẻ em từ 6 đến 17 tuổi tham gia vào các hoạt động kinh tế chiếm khoảng trên dưới 30%, khoảng 60% hẻ lao động ở các cơ sở ngoài quốc doanh sống trong điều kiện khó khăn35 (ăn, ngủ, sức khỏe, vệ sinh không đảm bảo...) với tiền công rẻ mạt, cường độ lao động cao; 71,2% trẻ làm việc từ 9 đến 10 giờ/ngày; 72% trẻ làm việc cả ngày chủ nhật; 1% trẻ phải làm việc trong điều kiện sức khỏe yếu... 36. Điều đáng chú ý là có khoảng 15% trẻ em làm thuê, phải làm các nghề với điều kiện nặng nhọc và độc hại như sản xuất gốm, sành sứ, vật liệu xây dựng dân dụng.
về vấn đề tiền lương: nhóm trẻ em làm thuê: nhóm từ 6 đến 10 tuổi, thu
nhập chỉ bằng phàn nhỏ so với người lớn; nhóm từ 11 đến 14 tuổi, thu nhập bằng nửa người lớn; nhóm từ 15 đến 17 tuổi, nếu làm việc liên tục, thu nhập cũng ngang bằng người lớn. Qua khảo sát, đối với việc may giày, tùy vào từng loại giầy, tiền công mỗi đôi là 2.100 - 3.500 đồng/đôi, một đứa trẻ bình quân có thể khâu được từ 4-8 đôi/ngày, thu nhập bình quân từ 8.500-17.000 đồng/ngày. Với trẻ em tự làm như đi bán hàng rong, vé số,... thu nhập khoảng 20-30 ngàn đồng/ngày và thu nhập bình quân tháng chỉ ở mức 700-800 ngàn đồng/tháng.
Ví dụ điển hình như, em Hoàng Thị Thanh37 (15 tuổi, quê ở Vĩnh Phúc) đã làm thuê cho một nhà hàng ở Hà Nội 3 năm. Thanh kể hàng ngày em và các bạn phải thức khuya dậy sớm dọn dẹp, rửa bát đĩa, quạt than, bưng bê cho khách và nhiều công việc khác. Lúc nào Thanh cũng mệt mỏi, xem phim giải trí là chuyện không bao giờ dám mơ. Đã thế, ông bà chủ còn chửi mắng, thậm chí còn sử dụng vũ lực nếu làm vỡ, đổ thức ăn... vất vả như vậy, nhưng ngoài nuôi cơm Thanh chỉ được chủ trả cho 500.000 đ/tháng.
Trong những trẻ em lao động sớm phải kể tới hàng trăm trẻ em lang thang ừên các đường phố của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nang... Dù đang độ tuổi đến trường, nhưng các em phải lê bước khắp đầu đường xó chợ bán vé số, ăn xin... Khi được hỏi các em đều nói muốn được đi học, vui chơi như các bạn cùng hang lứa nhưng vì hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn mà các em
38Xem http://www.mamnon.com/(S(iyuzke55plckoczxlut0cobn')')/newsDetails.aspx?topicĩD=30111. 39Xem http://www.mamnon.com/(S('i vnzkc55p1ckoczxlut0cobnlVncwsDctails.aspx?topiclD=30111.
phải sớm bươn chải, mưu sinh phụ giúp gia đình, không được thực hiện những quyền cơ bản của mình.
2.2.2. Vi phạm về thời giờ làm việc và các vi phạm khác
Kết quả điều ha 300 trẻ em lao động ở tại 8 tỉnh38, thành phố về thời giờ lao động,do Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ và giới (Viện Khoa học lao động và xã hội) công bố mới đây cho thấy: thời gian làm việc bình quân/ngày của hẻ em khoảng 5,6 giờ. Trong đó, nhóm trẻ em có độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi có thời gian làm việc bình quân 6,5 giờ/ngày; nhóm trẻ em làm thuê có thời gian làm việc 6,2 giờ/ngày, tiếp đến là nhóm trẻ em tự làm và thấp nhất là nhóm làm việc bong các hộ gia đình.
Thòi giờ làm việc của trẻ em cũng phụ thuộc vào lĩnh vực kinh tế mà các em tham gia. Qua khảo sát, trẻ em làm việc trong một số ngành như dệt-may, da- giày hay chế biến thực phẩm có thời gian làm việc tới 8-9 giờ/ngày, thậm chí là 12 giờ/ngày nếu vào vụ sản xuất, lễ, tết... trẻ em lao động trong các ngành này nếu còn đang đi học thì gian làm cũng lên tới 4-5 giờ/ngày.
Thòi gian làm việc dài, công việc vất vả, nhưng thu nhập bình quân/tháng của trẻ em chỉ khoảng 500.000 ngàn đồng/tháng. Cụ thể, đối với nhóm trẻ em làm trong các hộ gia đình, với vai trò phụ giúp bố mẹ, khoản tiền các em "tiết kiệm" được từ 300.000-500.000 ngàn đồng/tháng. Với nhóm trẻ em làm thuê: Nhóm 6-10 tuổi, thu nhập chỉ bằng phần nhỏ so với người lớn; nhóm 11-14 tuổi, thu nhập bằng nửa người lớn; 15-17 tuổi, nếu làm việc liên tục, thu nhập cũng ngang bằng người lớn.
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa kết thúc chương trình thanh tra, kiểm tra việc sử dụng lao động chưa thành niên tại 12 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Tại thời điểm thanh tra, tổng số lao động làm việc tại 12 đơn vị là 916 người, trong đó lao động chưa thành niên là 22 người, chiếm tỉ lệ 2,4% tổng số người lao động. Có 8 người lao động
[truy cập ngày 12/3/2011].
Kết luận thanh tra nêu rõ, hầu hết những đơn vị có sử dụng lao động trẻ em đều chưa có văn bản theo dõi và đồng ý của cha mẹ, người đỡ đầu khi sử dụng lao động dưới 15 tuổi, chưa lập sổ theo dõi riêng đối với người lao động chưa thành niên. Các doanh nghiệp cũng chưa báo cáo việc tuyển dụng, sử dụng lao động với cơ quan lao động địa phương, chưa ký hợp đồng lao động với người lao động, chưa thực hiện việc trả lương đầy đủ cho người lao động.
Ngoài ra, việc quan tâm, bảo đảm các quyền lợi như: bảo hiểm xã hội, khám sức khỏe định kỳ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân... của người lao động cũng bị các doanh nghiệp bỏ quên. Qua thanh ưa, đoàn thanh ưa đã phát hiện nhiều doanh nghiệp không thực hiện các chế độ về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động như Bộ luật Lao động 1994 đã quy định. Phần lớn các họp đồng lao động không đầy đủ nội dung hoặc ký kết họp đồng lao động nhưng không đúng loại.
Đoàn thanh ưa cũng nhận thấy, còn hiện tượng bóc lột sức lao động tại nhiều cơ sở. Cụ thể, 2/12 doanh nghiệp được kiểm ưa có người lao động chưa thành niên chỉ nhận được mức lương từ 6 - 7 triệu đồng/năm. Đây là lương dưới mức tối thiểu do Nhà nước quy định. Có thể do đối tượng lao động chưa thành niên, tuổi còn nhỏ, nên rất nhiều quyền lợi của người lao động đã bị chủ lờ đi, không thực hiện như: không ưả lương làm thêm giờ, không có đầy đủ số ngày nghỉ hàng năm theo quy định, không được bảo đảm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Cá biệt, có doanh nghiệp mặc dù có hoạt động lao động nặng nhọc, độc hại nhưng lại không tiến hành phân loại công việc cho người lao động.
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị bóc lột sức lao động
Hiện tại, một bộ phận ưẻ em không được học hành, và đã sớm phải bươn chải với cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả. Vì sao có tình ưạng này, nguyên nhân từ đâu? Đây là câu hỏi chưa thể lý giải một cách mạch lạc, cặn kẽ, nhưng bước đàu có thể phân tích dưới góc độ những mặt ưái của nền kinh tế thị trường đã có tác động mạnh mẽ đến lao động ưẻ em.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa chỉ huy thì rất ít trường hợp ưẻ em phải lao động vất vả, những trường họp đó chủ yếu là ở nông thôn. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa, ở khu vực phi nông nghiệp, chế độ tuyển dụng và sử dụng lao động bảo đảm cho ưẻ em không lâm vào tình trạng làm việc trước tuổi, làm việc quá sức. Khi ấy doanh nghiệp tư nhân hàu như chưa có chỉ tiêu biên chế, tiền
41Xem http://www.docbao.com.vn/tintuc/ba82699/Xoa bo lao dong tre em la khong thuc te.dec . [truy cập ngày 12/3/2011]
lương của các cơ quan nhà nước, các xí nghiệp quốc doanh không cho phép tuyển mộ trẻ em vào làm việc.
Khi bước vào nền kinh tế thị trường với nhiều thành phàn kinh tế thì việc sử dụng lao động trẻ em đã có nhiều sự thay đổi. Ngay trong nông thôn cũng đã có sự biến đổi lớn. Từ khi hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự chủ kinh doanh thì tất cả các hộ đều tận dụng cao độ sức lao động của gia đình mình, bong đó có lao động trẻ em, cho dù xã hội còn dư thừa lao động chính, lao động thành niên. Như vậy, với khoảng 75% dân số sinh sống40, làm việc ở nông thôn thì việc thu hút lao động trẻ em vào các công việc đồng áng, mộng vườn đã mang tính phổ biến, nhất là vào thời gian các em nghỉ hè. Ở lĩnh vực công thương nghiệp, dịch vụ, do việc kiểm tra, kiểm soát, quản lý lao động của các cấp không chặt chẽ nên không ít các công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân, các cửa hiệu, các sạp hàng, các cửa hàng ăn uống, giải khát... đã sử dụng khá nhiều lao động trẻ em trong các công việc nặng nhọc với thời gian làm việc nhiều giờ trong ngày, vượt quá số giờ mà pháp luật lao động cho phép.
Cũng trong nền kinh tế thị trường, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Neu trong cơ chế cũ, khoảng cách giữa nhóm người giàu nhất so với nhóm người nghèo nhất chỉ là 4 - 5 lần thì bây giờ là 15 lần và hơn nữa41. Sự đói nghèo trong cơ chế cũ ở nông thôn trước đây được xử lý ngay tại thôn, xã, họp tác xã bằng cách điều hòa lương thực tại chỗ. Nay mỗi hộ là một đơn vị kinh tế nên không thể điều hòa được, không thể lấy lương thực nhà này đưa cho nhà khác.
Do đói nghèo mà một bộ phận trẻ em buộc phải ly hương đi tìm kiếm việc làm và lâm vào tình trạng bị lạm dụng sức lao động. Do áp lực về dân số và nguồn lao động dồi dào và do thiếu tư liệu sản xuất, trước hết là đất canh tác, nên dòng người từ nông thôn đi tìm việc làm ở đô thị, ở các khu công nghiệp, các cửa khẩu với số lượng ngày càng lớn, trong đó có nhiều lao động trẻ em. Do có suy nghĩ lệch lạc về “sức mạnh đồng tiền” nên nhiều người đã kiếm tiền bằng mọi cách, trong đó có việc “bán non” sức lao động. Do có nhiều biến cố lớn của một số gia đình (cha mẹ bất hòa, ly hôn hoặc do mải miết làm giàu, bị hút theo những ma lực khác... ) nên bỏ mặc con mình và đến lượt các em phải tự lo lấy cho mình,
^Xem http://www.docbao.com.vn/tintuc/ba82699/Xoa bo lao dong trc em la
khong thuc te.dec.
“bụng đói, đầu gối phải bò”, phải đi làm kiếm sống... Song nguyên nhân sâu xa hon cả, đó là do một bộ phận không nhỏ các chủ doanh nghiệp tư nhân vì muốn tiết kiệm chi phí sản xuất đã sử dụng nhiều lao động trẻ em với tiền công rất thấp.
2.3. Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả của pháp luật lao động
về lao động trẻ em
2.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật lao động
Tuy pháp luật Việt Nam đã có một số quy định về lao động trẻ em nhưng những quy định này còn chưa cụ thể, mang tính chung chung. Do đó, các nhà làm luật cần có những nghiên cứu nghiêm túc để đưa ra những quy định cụ thể hơn nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động trong đó có lao động trẻ em. Chăng hạn như:
- Tuổi trẻ em theo quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là 16 tuổi. Tuổi tối thiểu được vào học nghề theo quy định của Luật Dạy nghề 2006 là từ đủ 13 tuổi. Bộ luật Lao động 1994 quy định người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi và phải có khả năng lao động, có giao kết họp đồng (Điều 6). Ngoài ra, Bộ luật Lao động 1994 còn đưa ra khái niệm lao động chưa thành niên là lao động dưới 18 tuổi (Điều 119). Trong khi đó, trẻ em dưới 15 tuổi vẫn có thể tham gia một số công việc theo quy định của pháp luật. Việc quy định có sự khác nhau như trên đã tạo nên những điểm chưa nhất quán, gây khó khăn cho người lao động (trẻ em) khi muốn tìm việc làm cũng như gây trở ngại cho người sử dụng lao động trong việc tuyển dụng lao động. Vì vậy, cần có những nghiên cứu để quy định độ tuổi lao động tối thiểu cho phù họp hơn.
- Luật lao động càn có những biện pháp chế tài tương thích đối với những người sử dụng lao động trẻ em vào các công việc độc hại, nguy hiểm. Trong chừng mực nào đó, cần xem xét truy tố trách nhiệm hình sự đối với những trường họp sử dụng lao động trẻ em vào các công việc độc hại, nguy hiểm để làm gương “răn đe”, giáo dục và hạn chế số trường hợp vi phạm. Chẳng hạn, tăng cường mức xử phạt hành chính lên so với quy định của pháp luật hiện hành, cần có những quy định cụ thể đối với trẻ em lao động ở những khu vực khó kiểm soát như: khu vực phi kết cấu, khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, bổ sung thêm quy định riêng về thời giờ nghỉ ngơi cho lao động trẻ em.
42 Khoản 2 Điều 1 Luật Công đoàn năm 1990 quy định: những ngưòi lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (gọi chung là cơ quan, đơn vị, tổ chức) đều có quyền thành
lập và gia nhập công đoàn
trong khuôn khổ Diều lệ
công đoàn Việt Nam. Và
Khoản 4 Điều 11 Luật Công
đoàn năm 1990 quy định:
Ngưci lao động, dù chưa là
đoàn viên công đoàn cũng có
quyền yêu cầu Ban
chấp hành công đoàn đại diện
và bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình trước Toà án,
thủ trường cơ
quan, đơn vị, tổ chức hữu
quan. 43
http://vnsocialwork.neư?p=l 184, [truy cập ngày 18/3/2011].
em như: sản xuất bia rượu, xà phòng, sản xuất gạch, kính, đồ sứ, vận chuyển chất độc, chất dễ cháy, các công việc liên quan đến các sản phẩm năng lượng từ khí ga, dầu mỏ, dệt, nhuộm, thuộc da, nhặt rác... Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung những ngành nghề, công việc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của lao động trẻ em và loại bỏ những công việc không còn ảnh hưởng đến lao động hẻ em.