Các tồn tại trong quá trình thực thi pháp luật lao động về lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động (Trang 29 - 30)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.2.Các tồn tại trong quá trình thực thi pháp luật lao động về lao động

động trẻ em

Trên thực tế, việc quản lý và kiểm tra lao động trẻ em trên các địa bàn có các doanh nghiệp sử dụng lao động trẻ em là rất khó, vì lực lượng cán bộ cho công tác này rất mỏng. Khi đi kiểm rìa các cơ sở có lao động trẻ em, hầu hết các chủ cơ sở đều khẳng định những “lao động nhí” trong cở sở sản xuất của họ này là con cháu trong nhà lên chơi phụ giúp. Ngoài ra, do trước khi tiến hành thanh tra, các cơ sở đều được báo trước33, vì vậy chủ cơ sở thường cho các em ra ngoài chơi hoặc đưa ra những giấy tờ chứng minh được sự chấp thuận của cha mẹ cho các em lên học việc để đối phó. Bên cạnh đó Còn thiếu các quy định về lao động trẻ em khi làm việc ở khu vực phi kết cấu, khu vực nông thôn.

Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc quản lý, phòng ngừa và giải quyết vấn đề lao động trẻ em là không có hệ thống dữ liệu cấp quốc gia về lao động trẻ em. Các tỉnh và địa phương đều không có số liệu và thông tin xác thực để xây dựng các chính sách can thiệp phù hợp. Hệ thống tổ chức và năng lực của hệ thống bảo vệ trẻ em còn yếu kém, thiếu trầm trọng các các tổ chức dịch vụ bảo vệ trẻ em (như các trung tâm tư vấn pháp luật, định hướng nghề nghiệp,..), chưa phân định rõ trách nhiệm của từng cấp, ngành, từng vị trí tham gia quy trình bảo vệ trẻ em từ các khâu phòng ngừa, phát hiện, can thiệp đối với trẻ em nói chung, lao động trẻ em nói riêng.

động trẻ em trên địa bàn mình quản lý là yếu tố không tốt, ảnh hưởng đến thành tích chung của địa phương nên có hiện tượng che giấu, hoặc phản ánh sai lệch tình trạng theo hướng giảm số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của vụ việc, hoặc lảng tránh vấn đề, nhận thức của người dân về vấn đề lao động trẻ em còn rất hạn chế, còn xem vấn đề lao động trẻ em là bình thường và một bộ phận không nhỏ dân cư đã tỏ thái độ bàng quan trước thực trạng lao động trẻ em ở địa phương nơi họ sinh sống. Nhận thức của đội ngũ cán bộ chính quyền điạ phương, đặc biệt ở cấp xã, phường về vấn đề lao động trẻ em còn chưa được tốt. Một mặt họ nhìn nhận lao động trẻ em là vấn đề không tốt cần phải giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ, song mặt khác họ lại luôn có xu hướng nhìn nhận vấn đề lao động trẻ em trên địa bàn họ đang quản lý một cách lạc quan hơn thực tế đang diễn ra kể cả về quy mô và thực trạng lao động trẻ em.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động (Trang 29 - 30)