Cầu trước và hệ thống lái

Một phần của tài liệu các hư hỏng thường gặp trên ô tô khi kiểm định tại trung tâm đăng kiểm hậu giang (Trang 137)

Kiểm tra độ chụm của các bánh xe dẫn hướng, độ mòn các lốp. Nếu cần phải đảo vị trí các lốp theo qui định.

Tra dầu khung, bôi trơn chốt nhíp, các ngõng chyển hướng, bệ ô tô. Bôi mỡ phần chì cho khe nhíp.

Bơm mỡ bôi trơn theo sơ đồ qui định của nhà chế tạo.

Kiểm tra trục chuyển hướng hoặc các trục của bánh trước, độ rơ của vành bi moay-ơ, thay mỡ, điều chỉnh theo qui định.

Kiểm tra chốt chuyển hướng, chốt cầu (rô-tuyn). Nếu độ rơ vượt quá tiêu chuẩn cho phép, phải điều chỉnh hoặc thay thế.

Đối với ô tô sử dụng hệ thống treo độc lập phải kiểm tra trạng thái của lò xo, thanh xoắn và các ụ cao su đỡ, giá treo.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 122

Kiểm tra độ kín khít của cơ cấu lái, giá đỡ trục, các đăng tay lái, hệ thống trợ lực lái thủy lực. Nếu rò rỉ phải làm kín, nếu thiếu phải bổ sung.

Kiểm tra độ rơ các đăng tay lái. Hành trình tự do vành tay lái. Nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải điều chỉnh lại.

Kiểm tra toàn bộ sự làm việc của hệ thống lái, bảo đảm an toàn và ổn định.

4.2.2.2. Hệ thống phanh

Kiểm tra áp suất khí nén, trạng thái làm việc của máy nén khí, van tiết lưu, van an toàn, độ căng của dây đai máy nén khí. Bổ sung dầu phanh, xiết chặt các đầu nối của đường ống dẫn hơi, dầu. Đảm bảo kín, không rò rỉ trong toàn bộ hệ thống.

Kiểm tra trạng thái làm việc bộ trợ lực phanh của hệ thống phanh dầu có trợ lực bằng khí nén hoặc chân không. Kiểm tra xiết chặt đai giữ bình khí nén, giá đỡ tổng bơm phanh và bàn đạp phanh.

Tháo tang trống, kiểm tra tang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, lò xo hồi vị, mâm phanh, giá đỡ bầu phanh, chốt quả đào, ổ tựa mâm phanh. Nếu lỏng phải xiết chặt lại. Nếu mòn quá tiêu chuẩn phải thay thế.

Kiểm tra độ kín khít của bầu phanh trong hệ thống phanh hơi hoặc xilanh phanh chính trong hệ thống phanh dầu. Kiểm tra mức dầu ở bầu chứa của xilanh phanh chính. Điều chỉnh khe hở giữa tang trống, đĩa phanh và má phanh, hành trình và hành trình tự do của bàn đạp phanh. Kiểm tra hiệu quả phanh tay, xiết chặt các giá đỡ, nếu cần phải điều chỉnh lại.

4.2.2.3. Hệ thống truyền động, hệ thống treo và khung xe

Kiểm tra khung xe (sát-xi), chắn bùn, đuôi mỏ nhíp, ổ đỡ chốt nhíp ở khung, bộ nhíp, quang nhíp, quai nhíp, bulông tâm nhíp, bulông hãm chốt nhíp. Nếu xô lệch phải điều chỉnh lại, nếu lỏng phải bắt chặt, làm sạch, sơn và bôi mỡ bảo quản theo qui định.

Kiểm tra tác dụng của giảm chấn, xiết chặt bulông giữ giảm chấn. Kiểm tra các lò xo và ụ cao su đỡ. Nếu vỡ thay mới. Kiểm tra vành, bánh xe và lốp, kể cả lốp dự phòng. Bơm hơi lốp tới áp suất tiêu chuẩn, đảo lốp theo qui định.

4.2.2.4. Cầu chủ động, truyền lực chính

Kiểm tra độ rơ tổng cộng của chuyền lực chính, nếu cần phải điều chỉnh lại. Kiểm tra độ kín khít của bề mặt lắp ghép, xiết chặt các bulông bắt giữ. Kiểm tra lượng dầu ở vỏ cầu chủ động, nếu thiếu bổ sung.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 123

4.2.2.5. Ly hợp, hộp số, trục các đăng

Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp, các khớp nối, cơ cấu dẫn động và hệ thống truyền động ly hợp. Đối với ly hợp thủy lực phải kiểm tra độ kín khít của hệ thống và tác dụng của hệ truyền động, xiết chặt giá đỡ bàn đạp ly hợp. Kiểm tra độ mòn của ly hợp, nếu cần phải thay thế.

Kiểm tra xiết chặt bulông nắp hộp số, các bulông ghép ly hợp hộp số, trục các đăng. Làm sạch bề mặt hộp số, ly hợp, các đăng. Kiểm tra độ rơ ổ trục then hoa, ổ bi các đăng và ổ bi trung gian

Kiểm tra tổng thể sự làm việc bình thường của ly hợp, hộp số, các đăng. Nếu còn hư hỏng phải điều chỉnh lại, các vòng chắn dầu, mỡ phải đảm bảo kín khít.

4.2.2.6. Bảo dưỡng động cơ

Kiểm tra, chuẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan. Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra, xúc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh.

Kiểm tra xiết chặt các bulông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác. Tháo kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khí và bộ trợ lực chân không. Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ diesel.

Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, vỏ ly hợp, hộp số, xúc rửa két nước. Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống làm mát, sự rò rỉ của két nước, các đầu nối hệ thống, van hằng nhiệt.

Kiểm tra hệ thống nhiên liệu, các đường ống dẫn, kiểm tra áp suất làm việc của bơm cung cấp nhiên liệu. Kiểm tra điều chỉnh khe hở nhiệt xup páp, độ căn dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, bơm hơi. Kiểm tra áp suất xy lanh động cơ, nếu cần kiểm tra độ kín khít của bộ hơi.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 124

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian khoảng hơn 3 tháng, em đã cố gắng thu thập tài liệu, tìm hiểu thực tế tại Trung tâm Đăng Kiểm phương tiện cơ giới thủy bộ 9501S Hậu Giang và cùng với sự giúp đỡ của quý Thầy trong bộ môn Kỹ thuật Cơ Khí, em đã hoàn thành đề tài Luận Văn Tốt Nghiệp.

Tuy nhiên do thời gian có hạn và với kiến thức thực tế còn hạn chế nêu đề tài không tránh khỏi những sai xót nhất định.

Qua đó em cũng có một số kết luận như sau:

- Xe ô tô hiện nay đang có xu hướng được sử dụng rộng rãi, không chỉ ở các

doanh nghiệp vận tải mà còn ở các hộ gia đình.

- Qua quá trình nghiên cứu em đã tìm hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trên ô tô và cũng như tìm hiểu được các dạng hư hỏng thường gặp khi xe vào đăng kiểm tại trạm, biết được cách kiểm tra các dạng hư hỏng thường gặp.

- Thiết lập được quy trình cơ bản chẩn đoán và sửa chữa các dạng hư hỏng thường gặp trên xe ô tô cũng như bảo dưỡng xe giúp nâng cao việc vận hành ô tô.

- Nắm được qui trình kiểm định và cách thức sử dụng một số trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm định phương tiện, cùng như một số quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ.

- Quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài đã giúp em vận dụng được kiến thức

của các môn học : Cấu tạo ô tô máy kéo, lý thuyết ô tô, Cấu tạo động cơ đốt trong, Thực tập sửa chữa động cơ, Thực tập sửa chữa ô tô và khảo nghiệm và kiểm định ô tô vào thực tế có hiệu quả.

Đề tài “ Các dạng hư hỏng thường gặp trên ô tô khi đăng kiểm tại Trung tâm Đăng kiểm Hậu Giang ” có thể xem là tài liệu tham khảo bổ sung có ích cho môn khảo nghiệm và kiểm định ô tô, nhằm phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu của các bạn sinh viên sau này.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 125

5.2. Kiến nghị

Trong khoảng thời gian hơn 3 tháng tìm hiểu tài liệu và thực tập tại trung tâm Đăng kiểm thủy bộ Hậu Giang. Qua việc tìm hiểu thực tế công việc đăng kiểm và tìm hiểu về các dạng hư hỏng thường gặp khi xe vào đăng kiểm, cùng như tìm hiểu cách khắc phục và bảo dưỡng các hư hỏng thường gặp đó. Nay tôi có một số kiến nghị như sau:

- Khoa nên thêm các tiết thực hành về sửa chữa ô tô cũng như các mô hình,

giáo cụ trực quan để tránh cho sinh viên bỡ ngỡ trong việc nhận dạng các hư hỏng cũng như tìm hiểu về nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục.

- Nhà trường cần trang bị thêm các thiết bị phục vụ cho việc kiểm định ô tô

(hầm tra kiểm hoặc thiết bị nâng, thiết bị hổ trợ kiểm tra gầm,…) giúp cho sinh viên tiếp cận với việc kiểm định không bị bỡ ngỡ trước các thiết bị chuyên dùng cho việc kiểm định.

- Do để tài làm trong một thời gian ngắn nêu không thể tránh các thiếu sót về kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc nhận dạng các hư hỏng, tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cũng như bảo dưỡng. Vì vậy tôi xin kiến nghị khoa sẽ tiếp tục hưỡng dẫn các sinh viên dự định sẽ làm đề tài tốt nghiệp trong những đợt sau để cũng cố và đi sâu và chi tiết hơn vào đề tài để hoàn thiện đề tài hơn, góp phận xây dựng đề tài là một nguồn tài liệu về sửa chữa giúp các khóa sinh viên chuyên ngành cơ khí giao thông tiếp theo có thêm tài liệu đề nghiên cứu và học tập.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 126

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giao Thông Vận Tải – Cục Đăng Kiểm Việt Nam (2009), Giáo trình đào tạo

đăng kiểm viên (hạng III) quyển 3 nghiệp vụ kỹ thuật đăng kiểm viên.

2. Bộ Giao Thông Vận Tải – Cục Đăng Kiểm Việt Nam (2011), Giáo trình đào tạo

đăng kiểm viên (hạng III) quyển 3 nghiệp vụ kỹ thuật đăng kiểm viên.

3. Nguyễn Khắc Trai, kết cấu ô tô, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

4. Trần Thanh Hải Tùng, Phạm Lê Châu Thành, Chuản đoán trạng thái kỹ thuật ô tô, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.

5. Nguyển Hữu Cẩn, Phạm Minh Thái (1987), Lý thuyết kết cấu ô tô máy kéo, Nhà

xuất bản ĐH và THCN Hà Nội.

6. Đỗ Quốc Ấm (2007), Giáo trình thử nghiệm động cơ, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Bộ Giao thông vận tải – Cục Đăng kiểm Việt Nam (2011), QCVN 09 :

2011/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô, Hà Nội.

8. Bộ Giao thông vận tải – Cục Đăng kiểm Việt Nam (2014), Tài liệu tập huấn nhân viên nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới, Hà Nội.

9. Bộ Giao thông vận tải – Cục Đăng kiểm Việt Nam (2009), Thông tư 10/2009/TT-

BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2009.

10. Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội, Tổng Cục Dạy Nghề (2004): Giáo

trình kiểm tra tình trạng kỹ thuật động cơ và ô tô.

11. Nguyễn Khắc Trai, Kỹ thuật chuẩn đoán ô tô, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải.

12. Nguyển Oanh, kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại tập 4 khung

gầm bệ ô tô, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Th.S. Trần Thanh Tâm (1999): Cấu tạo ôtô máy kéo, Trường Đại Học Cần Thơ.

14. Nguyễn Văn Hồi (2005), Sữa chữa khung gầm ô tô, Nhà xuất bản Lao Động.

http://autodaily.vn/2012/07/nguyen-ly-hoat-dong-cua-bien-mo-thuy-luc/ https://voer.edu.vn/m/bao-duong-dinh-ky/5ce199c4

http://www.bacninh.gov.vn/sobannganh/Sogtvt/Trang/Tin%20chi%20ti%E1%BA% BFt.aspx?newsid=332&dt=2012-11-15&cid=6

Một phần của tài liệu các hư hỏng thường gặp trên ô tô khi kiểm định tại trung tâm đăng kiểm hậu giang (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)