Hệ thống treo

Một phần của tài liệu các hư hỏng thường gặp trên ô tô khi kiểm định tại trung tâm đăng kiểm hậu giang (Trang 25)

Đầy đủ, đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; hệ thống hoạt động bình thường; không được hư hỏng các bộ phận ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống.

1.1.10. Các trang thiết bị khác

Dây đai an toàn: đầy đủ theo quy định, lắp đặt chắc chắn; không bị rách, đứt; khóa cài đóng mở nhẹ nhàng, dây không bị kẹt, kéo ra thu vào dễ dàng; cơ cấu hãm phải giữ chặt dây khi giật dây đột ngột.

Bình chữa cháy: còn hạn sử dụng.

Cơ cấu chuyên dùng phục vụ vận chuyển: đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp đặt chắc chắn; hoạt động, điều khiển bình thường.

Búa phá cửa sự cố (đối với xe khách): đầy đủ, đặt đúng vị trí quy định.

Thiết bị giám sát hành trình: lắp đặt chắc chắn, không gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe, không ảnh hưởng đến việc vận hành xe; hệ thống dây dẫn lắp

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 10

đặt chắc chắn, vỏ cách điện tốt, không có hiện tượng cọ sát vào các chi tiết chuyển động, giắc cắm liên kết chặt chẽ; vỏ thiết bị còn nguyên dạng, không nứt vỡ hay biến dạng ở mức có thể nhận biết bằng mắt thường; nguồn cung cấp điện cho thiết bị luôn ở trạng thái làm việc khi bật khóa điện của xe; chức năng tự động kiểm tra hoạt động của thiết bị luôn hoạt động và hoạt động chính xác.

1.1.11. Động cơ

Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí; không bị rò rỉ chất lỏng; dây cu roa đúng chủng loại, không chùng lỏng hoặc nứt, rách; đầy đủ các chi tiết lắp ghép, phòng lỏng.

Động cơ khởi động và hoạt động bình thường, không có tiếng kêu bất thường; các loại đèn báo, đồng hồ trên bảng điều khiển hoạt động bình thường.

1.1.11.1. Hệ thống dẫn khí thải, bộ giảm âm

Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn; không mọt gỉ, rách hoặc rò rỉ khí thải.

1.1.11.2. Bình chứa và ống dẫn nhiên liệu

Lắp đặt chắc chắn, đúng quy định.

Bình chứa và ống dẫn ở tình trạng nguyên dạng, không rạn nứt, ăn mòn, rò rỉ, không có dấu vết va chạm, cọ sát với chi tiết khác; nắp bình chứa đầy đủ và kín khít, khóa nhiên liệu không tự mở, không bị rò rỉ nhiên liệu; bình chứa, ống xả được bảo vệ chắc chắn; ngăn cách tốt với động cơ.

Đối với hệ thống sử dụng LPG/CNG:

- Bình chứa LPG/CNG được đặt trong khoang kín có thông hơi ra ngoài và

ngăn cách với khoang động cơ, khoang hành khách.

- Bình chứa LPG/CNG bố trí ngoài xe được bảo vệ bằng tấm chắn thích hợp

đề phòng hư hỏng do đá bắn vào hoặc va chạm vào các vật khác khi có sự cố; khoảng cách từ bình chứa tới mặt đất phải lớn hơn 200mm.

- Bình chứa, ống dẫn và các bộ phận khác của hệ thống nhiên liệu LPG/CNG

đặt cách ống xả hoặc nguồn nhiệt bất kỳ dưới 100mm phải được cách nhiệt thích hợp.

- Bình chứa LPG/CNG có chứng nhận kiểm định áp lực còn hiệu lực; các dấu,

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 11

- Ngoài các điểm định vị, bình chứa không được tiếp xúc với các vật kim loại

khác vủa xe.

1.1.12. Khí thải động cơ cháy cưỡng bức

Nồng độ CO không lớn hơn 4,5% thể tích.

Nồng độ HC (C6H14 hoặc tương đương) không lớn hơn: - 1200 phần triệu (ppm) thể tích đối với động cơ 4 kỳ; - 7800 phần triệu (ppm) thể tích đối với động cơ 2 kỳ; - 3300 phần triệu (ppm) thể tích đối với động cơ đặc biệt.

1.1.13. Khí thải động cơ cháy do nén

Chiều rộng dải đo khói (chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất)

không vượt quá 10% HSU (Hatride Smoke Unit: Độ khói) (0,5 m-1) khi kết quả đo

khói trung bình không lớn hơn 66% HSU (2,5m-1); hoặc chiều rộng dải đo khói

không vượt quá 7% HSU (0,7m-1) khi kết quả đo khói trung bình lớn hơn 66% HSU

(2,5m-1).

Kết quả đo khói trung bình của 3 lần đo không vượt quá 72% HSU (2,96m-1).

1.1.14. Độ ồn

Độ ồn trung bình sau khi đã hiệu chỉnh không vượt quá các giới hạn sau đây: - Ô tô con, ô tô tải, ô tô chuyên dùng, ô tô khách hạng nhẹ, xe lam, xích lô

máy… có khối lượng toàn bộ G ≤ 3500kg: 103 dB (A)

- Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách có khối lượng toàn bộ G > 3500 kg

và công suất có ích lớn nhất của động cơ P ≤ 150 (kW): 105 dB (A).

- Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách có khối lượng toàn bộ G > 3500 kg

và công suất có ích lớn nhất của động cơ P >150 (kW): 107 dB (A).

- Ô tô cần cẩu và các phương tiện cơ giới đường bộ có công dụng đặc biệt: 110 dB (A).

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 12

1.2. CHU KỲ KIỂM ĐỊNH

Bảng 1.2 Chu kỳ kiểm định các phương tiện xe cơ giới

TT Loại phương tiện Chu kỳ

(tháng) 1. Ô tô tải (kể cả ô tô chuyên dùng), ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc,

sơ mi rơ moóc.

1.1 Ô tô nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam 24 12

1.2 Ô tô có cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi

một trong các hệ thống lái, phanh, treo và truyền lực. 12 06

1.3 Ô tô đã sản xuất trên 07 năm. 06

2. Ô tô con (kể cả ô tô con chuyên dùng) đến 09 chỗ (kể cả người lái)

2.1

Ô tô nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.

Có kinh doanh vận tải. 24 12

Không có kinh doanh vận tải 30 18

Ô tô đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm. 12

2.2

Ô tô có cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi một trong các hệ thống lái, phanh, treo và truyền lực.

Có kinh doanh vận tải 18 06

Không có kinh doanh vận tải. 24 12

2.3 Ô tô đã sản xuất trên 12 năm. 06

3. Ô tô chở người trên 09 chỗ (kể cả người lái). 3.1

Ô tô nhập khẩu hoặc sản xuất lắp ráp tại Việt Nam.

Có kinh doanh vận tải. 18 06

Không có kinh doanh vận tải 24 12

3.2

Ô tô có cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi một trong các hệ thống lái, phanh, treo và truyền lực.

Có kinh doanh vận tải. 12 06

Không có kinh doanh vận tải. 24 12

3.3 Ô tô sản xuất trên 07 năm 06

4. Xe ba, bốn bánh có gắn động cơ 12 06

5.

Tất cả các ô tô chở người trên 09 chỗ (kể cả người lái) có thời gian sử dụng từ năm sản xuất từ 15 năm trở lên và ô tô tải các loại (kể cả ô tô tải chuyên dùng, rơ moóc, sơ mi rơ moóc) có thời gian sử dụng tính từ năm sản xuất từ 20 năm trở lên

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 13

CHƯƠNG 2

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG CHÍNH TRÊN Ô TÔ

2.1 Hệ thống lái

2.1.1 Tổng quan về hệ thống lái trên ô tô

2.1.1.1 Công dụng, yêu cầu của hệ thống lái và nguyên lý điều khiển hướng chuyển động của ô tô thông dụng

Công dụng hệ thống lái là giữ vai trò điều khiển hướng chuyển động của ô tô (thay đổi hay duy trì) theo tác động của người lái. Hệ thống tham gia cùng với các hệ thống điều khiển khác thức hiện điều khiển ô tô.

Yêu cầu của hệ thống lái là:

- Bán kính quay vòng nhỏ.

- Lái nhẹ, tức là lực cần thiết để quay vành tay lái phải nhỏ.

- Động học quay vòng đúng, các bánh xe của các cầu phải lăn theo những vòng tròn đồng tâm (nếu điều kiện này không đảm bảo lốp xe sẽ trượt trên đường nên chóng mòn và công suất sẽ mất mát để tiêu hao cho lực ma sát trượt).

- Người lái ít tốn sức, đủ cảm giác để quay vòng tay lái và hệ thống lái đủ sức

ngăn cản va đập của các bánh dẫn hướng lên vành tay lái (người lái đỡ mệt).

- Đặt cơ cấu lái lên phần được treo (để kết cấu của hệ thống treo bánh trước

không ảnh hưởng đến động học của cơ cấu lái).

Nguyên lý điều khiển hướng chuyển động của ô tô thông dụng dựa trên phương pháp quay các bánh xe cầu trước xung quanh trụ đứng O để quay vòng ô tô trình bày Hình 2.1. Tại một thời điểm nhất định, sự quay vòng cơ bản cần được thực hiện sao cho: véc tơ vận tốc dài của bánh xe lăn trên nền có cùng tâm quay P.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 14

Hình 2.1. Nguyên lý cơ sở của sự quay vòng ô tô

P: Tâm quay vòng ô tô

O: Tâm trụ đứng bánh xe dẫn hướng V1n, V1t: vận tốc dài của bánh xe trước V2n, V2t: vận tốc dài của bánh xe sau

Trong thực tế, bánh xe được điều khiển từ vành lái và quay vòng tâm của trụ đứng (điểm O). Quan hệ giữa các góc quay bánh xe dẫn hướng được thiết lập quanh điểm O nhằm thỏa mãn sự hình thành tâm quay tức thời P của ô tô. Thực hiện điều kiện này giúp cho bánh xe lăn không bị trượt bên, tức là thực hiện điều kiện chuyển hướng chuyển động của ô tô theo ý muốn của người lái.

2.1.1.2 Cấu trúc cơ bản và nguyên lý làm việc của hệ thống lái a) Cấu tạo cơ bản của hệ thống lái

Cấu tạo cơ bản của hệ thống lái bao gồm các phần chính: vành lái, cơ cấu lái, dẫn động lái.

- Cơ cấu lái là một hộp giảm tốc được bố trí trên khung hoặc vỏ của ô tô đảm

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 15

- Vành lái là cơ cấu điều khiển nằm trên buồng lái, chịu tác động trực tiếp của người lái. Nối giữa vành lái và cơ cấu lái là trục lái với các cấu trúc đa dạng (trục gãy, trục mềm, trục liền,…).

- Dẫn động lái được tập hợp bởi các kết cấu dẫn động nối từ cơ cấu lái tới các bánh xe dẫn hướng và các liên kết giữa các bánh xe dẫn hướng.

Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống lái với hệ thống treo độc lập

Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống lái với hệ thống treo phụ thuộc

1-Vô lăng; 2-Cụm chi tiết trục và trục lái; 3-Cơ cấu lái; 4-Thanh kéo; 5-Then đòn dẫn hướng; 6-Khớp cầu nối dẫn hướng; 7-Thanh nối; 8-Đầu thanh nối (rô-tuyn); 9-

Cần thanh nối;

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 16

Khi xe đi thẳng, vành lái nằm ổn định ở vị trí trung gian, các cơ cấu được bố trí để các bánh xe dẫn hướng nằm ở vị trí đi thẳng theo phương chuyển động của động cơ.

Khi ta quay vành lái sang phải: thông qua trục lái và cơ cấu lái, đầu đòn quay đứng dịch chuyển về phía sau, qua đòn kéo dọc làm quay đòn quay ngang và ngõng trục, kéo bánh xe dẫn hướng bên trái quay sang phải. Đồng thời tác dụng hình thang lái làm bánh xe bên phải quay theo. Ô tô quay vòng sang phải.

Khi ta quay vành lái sang trái: thông qua trục lái và cơ cấu lái, đầu đòn quay đứng dịch chuyển về phía trước, tương tự như trên, các bánh xe dẫn hướng quay sang trái.

Đối với ô tô con sử dụng cơ cấu lái bánh răng thanh răng, cơ cấu lái tác động lên thanh răng đồng thời làm đòn quay ngang, kéo các bánh xe dẫn hướng quay tạo nên sự thay đổi hướng của ô tô.

2.1.1.3 Các góc kết cấu của bánh xe dẫn hướng a) Các góc đặt bánh xe

Các góc đặt bánh xe bao gồm: góc nghiêng trên mặt phẳng ngang và góc nghiêng trên mặt phẳng dọc.

- Góc nghiêng ngang bên bánh dẫn hướng (Camber)

Là góc đặt nghiêng bánh xe đo trên mặt phẳng ngang giữa mặt phẳng lăn bánh xe so với mặt phẳng đối xứng dọc của xe.

Hình 2.4. Góc nghiêng ngang bánh dẫn hướng

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 17

Khi bánh xe chịu tải, khắc phục các khe hở trong kết cấu, góc nghiêng ngang giảm nhỏ, đảm bảo đa số thời gian bánh xe lăn phẳng giúp bánh xe có khả năng tiếp nhận phản lực tốt hơn và tạo sự mài mòn đều bề mặt của lốp.

Phản lực từ mặt đường tác dụng lên bánh xe có xu hướng đẩy bánh xe vào trong, khắc phục độ rơ moay ơ bánh xe.

Giảm cánh tay đòn “c’, tức là giảm nhỏ momen cản quay vòng, đồng thời giảm lực trên vành lái.

Bố trí bánh xe dẫn hướng với góc nghiêng ngang âm giảm khả năng trượt ngang của bánh xe ngoài dưới tác dụng của lực ly tâm khi chuyển động với vận tốc cao.

- Góc nghiêng dọc bánh xe dẫn hướng (độ chụm toe-in, toe-out)

Hình 2.5. Độ chụm bánh xe

Độ chụm là độ lệch của phần trước và phần sau bánh xe khi nhìn từ trên xuống. Góc lệch của bánh xe được gọi là góc chụm. Khi phần phía trước của các bánh xe gần nhau hơn so với phần phía sau thì được gọi là “độ chụm”, và nếu ngược lại thì được gọi là “độ choãi”.

Thông thường, mục đích ban đầu của góc chụm là khử bỏ lực đẩy ngang do góc camber tạo ra. Vì vậy, góc chụm ngăn ngừa bánh xe mở ra hai bên khi có camber dương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do áp dụng camber âm và do hiệu quả của hệ thống treo và lốp tăng lên nên nhu cầu khử bỏ lực đẩy ngang không còn nữa. Do vậy, mục đích của góc chụm đã chuyển thành đảm bảo độ ổn định chạy trên đường thẳng. Khi xe chạy trên đường nghiêng, thân xe nghiêng về một bên.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 18

Khi đó xe có khuynh hướng quay về phía nghiêng. Nếu phần phía trước của mỗi bánh xe chụm vào trong (Độ chụm), thì xe có khuynh hướng chạy theo hướng ngược lại hướng nghiêng. Vì vậy, độ ổn định khi chạy trên đường thẳng được duy trì.

Tuy nhiên nếu độ chụm vào quá lớn, độ trượt bên sẽ làm cho lốp xe mòn không đều và lực vành lái lớn. Nếu độ choãi ra quá lớn thì khó đảm bảo độ ổn định chạy đường thẳng.

b) Các góc đặt trụ đứng của bánh xe dẫn hướng

- Góc nghiêng ngang trụ đứng (Kingpin)

Góc lệch được tạo thành giữa trục xoay đứng và đường thẳng đứng gọi là góc kingpin hay góc nghiêng của trục lái. Trục xoay đứng là trục mà trên đó bánh xe có thể xoay về phía phải hoặc trái. Trục này được xác định bằng cách vạch một đường thẳng tưởng tượng đi qua tâm của ổ bi đỡ trên của bộ giảm chấn và khớp cầu của đòn treo dưới (đối với trường hợp hệ thống treo kiểu thanh giằng). Nhìn từ phía trước xe, đường thẳng này nghiêng về phía trong.

Hình 2.6. Kết cấu góc nghiêng ngang trụ đứng (Kingpin)

Khoảng cách L từ giao điểm giữa trục xoay đứng và mặt đường đến giao điểm giữa đường tâm bánh xe và mặt đường được gọi là “độ lệch hay độ lệch kingpin”.

Vai trò của góc kingpin là làm giảm lực đánh lái. Vì bánh xe quay sang phải hoặc sang trái, với tâm quay là trục xoay đứng còn bán kính quay là khoảng lệch, nên khoảng lệch càng lớn thì mômen cản quay càng lớn (do sức cản quay của lốp xe), vì vậy lực lái cũng tăng lên.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 19

Góc Caster là góc nghiêng về phía trước hoặc phía sau của trục xoay đứng. Góc caster được xác định bằng góc nghiêng giữa trục xoay đứng và đường thẳng đứng, nhìn từ cạnh xe.

Khi trục xoay đứng nghiêng về phía sau thì được gọi là “góc caster dương”, còn trục nghiêng về phía trước thì được gọi là “góc caster âm”. Khoảng cách từ giao điểm giữa đường tâm trục xoay đứng và mặt đường đến tâm điểm tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường được gọi là “khoảng caster” của trục quay đứng.

Góc caster có ảnh hưởng đến độ ổn định khi xe chạy trên đường thẳng, còn khoảng caster thì ảnh hưởng đến tính năng hồi vị bánh xe sau khi chạy xe trên đường vòng.

Hình 2.7. Góc nghiêng dọc trụ đứng (Caster)

2.1.2 Cơ cấu lái

2.1.2.1 Công dụng, yêu cầu và các loại cơ cấu lái

Cơ cấu lái là một hộp giảm tốc có tỉ số truyền lớn, có chức năng giảm nhẹ lực trên vành lái, tăng tính tiện nghi trong sử dụng.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 20

- Đảm bảo tỉ số truyền hợp lý: nhằm giảm nhẹ lực trên vành lái trong giới hạn

số vòng quay vành lái cho phép.

- Hiệu suất truyền lực cao.

- Độ rơ của cơ cấu lái nhỏ.

Một phần của tài liệu các hư hỏng thường gặp trên ô tô khi kiểm định tại trung tâm đăng kiểm hậu giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)