Phanh không ăn

Một phần của tài liệu các hư hỏng thường gặp trên ô tô khi kiểm định tại trung tâm đăng kiểm hậu giang (Trang 132)

Để khắc phục hiện tượng này ta cần chỉnh lại hành trình bàn đạp, xiết chặt lại các đầu khớp nối, thay thế các đệm. Xả gió lẫn trong dầu phanh, tháo píttông phanh ra đánh bóng lại nếu hư hỏng nặng thì thay mới. Thay guốc phanh, má phanh hoặc cúppen phanh, thay thế bầu trợ lực hoặc bơm chân không.

4.1.3.3. Bó phanh

Điều chỉnh lại hành trình bàn đạp, điều chỉnh lại phanh tay hoặc thay lò xo hồi vị ở cơ cấu phanh. Sửa chữa hoặc thay thế các xilanh bánh xe và xilanh phanh chính hoặc thay guốc phanh, má phanh (phanh đĩa). Tháo khớp nối và bảo dưỡng bằng cách đánh rỉ sét phần khớp tang trống và cho dầu bôi trơn các khớp nối.

4.1.3.4. Phanh bị ăn lệch một bên

Má phanh dính dầu mỡ thì tìm hiểu nguyên nhân thay khắc phục, làm sạch hoặc thay má phanh mới. Đối với guốc phanh hoặc má phanh bị mòn thì phải thay mới sửa lại tang trống, nếu tang trống hư hỏng nặng thì tiến hành thay mới. Với trường hợp xilanh bánh xe bị hỏng thì thay xilanh mới…

4.1.3.5. Áp suất khí nén không đủ bơm khí nén mòn

Với áp suất khí nén không đủ do đường dẫn khí nén bị rò rỉ hoặc dây đai bơm bị chùng thì tiến hành xiết chặt lại các đầu nối của đường ống và điều chỉnh lại độ căng dây đai. Bơm khí nén bị hao mòn thì khắc phục lại bằng cách thay bạc xécmăng của cụm bơm tra dầu bôi trơn vào nếu hư hỏng nặng thì phải lại mới cụm bơm khí nén.

4.1.3.6. Hệ thống phanh đỗ và cụm phanh bổ trợ

Để khắc phục hệ thống phanh đỗ chủ yếu là hư hỏng gãy lò xo tích năng vì vậy cần thay mới lò xo tích năng, các hệ thống phanh đỗ cơ khí thì chủ yếu đứt cáp

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 117

hoặc hư hỏng hệ thống dẫn động thì thay mới dây cáp hoặc sửa chữa hệ thống dẫn động. Đối với hệ thống phanh bổ trợ chủ yếu hư hỏng là các van bướm và cơ cấu xilanh điều khiển, để khắc phục ta cần điều chỉnh lại cụm xilanh và van bướm, nếu hư hỏng nặng không thể khắc phục được thì phải thay mới.

4.1.4 Hệ thống truyền lực 4.1.4.1. Ly hợp

Để khắc phục những hư hỏng đã nêu ở chương III của ly hợp ta là như sau: nếu hành trình tự do của bàn đạp quá lớn, không hợp lý ta cần điều chỉnh lại hành trình tự do của bàn đạp, xả bọt khí trong hệ thống nếu có bọt khí. Đĩa ly hợp hỏng, tấm ma sát quá mòn hoặc vở nát ta cần kiểm tra sửa chữa hoặc thay mới nếu cần. Các vòng bi ( vòng bi trục sơ cấp, vòng bi T,…) bị mòn thì phải thay mới, các lò xo ép nếu bị nứt gãy thì thay mới. Các xilanh mở ly hợp, xilanh chính ly hợp bị hỏng, thì phải sửa chữa.

4.1.4.2. Hộp số a) Trục hộp số

Các cổ trục lắp ống lót hoặc ổ bi ngõng trục bị mòn:

Nếu đường kính đo nhỏ hơn tiêu chuẩn, ta dùng phương pháp phun kim loại rồi gia công lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo độ cứng ban đầu. Nếu mòn quá mức cho phép sửa chữa thì phải thay mới.

Kiểm tra ổ đặt bị mòn bằng phương pháp quan sát hoặc dùng đồng hồ so kiểm tra. Nếu khe hở hướng kính vượt quá 0.07mm thì phải thay mới.

Trục bị cong:

Kiểm tra bằng cách đưa trục lên giá kiểm tra và dùng đồng hồ so kiểm tra độ đảo, độ cong trục. Nếu vượt quá 0.05mm thì phải thay mới.

b) Sai hỏng của các vành răng đồng tốc

Rãnh càng cua gài số với ống trượt đi số:

Cho càng cua vào rãnh đi số của bộ đồng tốc, kiểm tra khe hở bằng thước lá. Nếu vượt quá 1mm thì phải sửa chữa hoặc thay mới.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 118

Kiểm tra xem có mòn hay hư hỏng không. Kiểm tra tác dụng hãm của vành đồng tốc. Ta vừa quay vòng đồng tốc vừa đẩy nó về phía mặt côn của bánh răng nó bị hãm là được, rồi ta dùng thước lá đo khe hở giữa lưng vành đồng tốc và đầu then hoa của bánh răng, khe hở nhỏ nhất là 0.6mm nếu khe hở vượt tiêu chuẩn thì phải thay mới.

c) Sai hỏng cơ cấu đi số

Trục đi số bị cào xước thì dùng giấy nhám đánh bóng lại.

Trục trượt bị cong thì dùng đồng hồ so để kiểm tra nếu cong quá 0.02mm thì thay mới.

Các rãnh đi số bị mòn quá mức quy định thì ta phải thay mới.

Các lò xo mòn yếu nếu ở mức cho phép thì sửa chữa, còn gãy hoặc mòn yếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì phải thay mới.

4.1.4.3. Các đăng

Trục bị cong, nếu độ cong lớn hơn 10mm thì phải nắn lại. Các khớp chữ thập bị mòn, ổ bi đũa bị mòn, ổ bi trung gian mòn, các đăng đồng tốc, các viên bi và nạn mòn thì ta thay mới. Phần then mòn thì phải hàn đắp gia công lại hoặc có thể thay mới.

4.1.4.4. Cầu sau

a) Điều chỉnh bánh răng quả dứa

Ta lấy đầy dủ các chi tiết trong cụm bánh răng quả dứa. Sau đó kẹp cụm bánh răng quả dứa lên ê-tô, xiết chặt ốc hãm đầu trục. Ta gắn đồng hồ so vào đầu trục bánh răng và dịch chuyển trục theo hướng dọc trục, nếu độ rơ dịch dọc lớn hơn 0.03 – 0.05mm thì phải điều chỉnh lại.

b) Điều chỉnh cụm bánh răng vành chậu

Bắt giá đồng hồ so vào để đầu đo đồng hồ so tì vào mặt lưng của bánh răng vành chậu. Dùng tay đòn quay bánh răng vành chậu, dịch đi dịch lại theo chiều trục. Nếu độ rơ lớn hơn 0.1mm thì phải điều chỉnh lại. Tùy vào từng kết cấu cụ thể mà có cách chỉnh khác nhau. Sau khi điều chỉnh xong ta tiếp tục điều chỉnh vết ăn khớp của bánh răng quả dứa với bánh răng vành chậu.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 119

Lỗ của các bánh răng hành tinh bị mòn cho phép ta tiến hành thay mới

Đệm căn lưng của bánh răng hành tinh bị mòn quá quy định thì phải thay mới. Khe hở lưng khi lắp ráp cho phép là 0.25 – 0.4mm.

4.1.5 Động cơ

4.1.5.1. Động cơ sử dụng nhiên liệu xăng a) Động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí

Để khắc phục nồng độ CO và HC trong khí xả do hiện tượng thừa nhiên liệu trước hết ta cần kiểm tra lọc gió nếu bụi bẩn thì phải vệ sinh lọc gió, nếu quá bẩn thì cần thay mới lọc gió. Nếu sau khi thay lọc mà nòng độ HC và CO không thay đổi thì ta cần vệ sinh bộ chế hòa khí và sửa chữa, điều chỉnh lại nếu cần.

b) Động cơ xăng sử dụng công nghệ phun xăng điện tử (EFI)

Đối với động cơ phun xăng điện tử thì nguyên nhân gây ra thừa nhiên liệu chủ yếu là do lọc gió bẩn các cảm biển hư hỏng đưa tín hiệu về ECU sai gây ra hiện tượng ECU điều khiển cơ cấu chấp hành sai. Sai khi vệ sinh lọc gió mà vẩn còn thừa nhiên liệu thì ta cần sử dụng thiết bị để kiểm tra lỗi trên hệ thống. Nếu thiết bị báo lỗi ta cần thay các cảm biến tương ứng các mã lỗi mà thiết bị kiểm tra báo.

4.1.5.2. Động cơ sử dụng nhiên liệu diesel

Đối với động cơ diesel thì nguyên nhân chủ yếu gậy ra độ khói là do hiện tượng thừa nhiên liệu hoặc hao mòn bộ hơi (xilanh, pittông, bác xécmăng) gây lọt nhớt vào buồng đốt động cơ.

Để khắc phục độ khói thì ta cần phải vệ sinh ống xả và lọc gió sạch sẽ. Sau khi vệ sinh mà hiện tương vẫn không hết thì ta cần cân chỉnh lại bơm cao áp và vòi phun nhiên liệu. Nếu thấy có khói màu xanh đen là do bộ hơi hư hỏng ta cần kiểm tra và sửa chữa bộ hơi. Đối với các động cơ sử dụng hệ thống phun nhiên liệu điện tử thì ta cần sử dụng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra lỗi và đưa ra quyết định sửa chữa sau cho hợp lí nhất.

4.2 Qui trình bảo dưỡng 4.2.1 Bảo dưỡng hằng ngày

Bảo hằng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiện và được thực hiện trước hoặc sau khi xe đi hoạt động hằng ngày, cũng

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 120

như trong thời gian vận hành. Nếu kiểm tra thấy tình trạng xe bình thường thì mới chạy xe. Nếu phát hiện có sự không bình thường thì phải tìm và xác định rõ nguyên nhân.

Phương pháp tiến hành kiểm tra chủ yếu là dựa vào quan sát, nghe ngóng, phán đoán và dựa vào kinh nghiệm tích lũy được.

4.2.1.1. Kiểm tra chuẩn đoán

Việc kiểm tra, chuẩn đoán ô tô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh).

Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong ô tô, phát hiện các khuyết điểm của buồng lái, thùng xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu, biển số, cơ cấu nâng hạ kính, cửa lên xuống, nắp động cơ, khung nhíp, lốp và áp suất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có) và trang bị kéo moóc…

Kiểm tra hệ thống điện: ắc qui, sự làm việc ổn định của các đồng hồ trong buồng lái, đèn tín hiệu, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ cấu rửa kính, hệ thống quạt gió…

Kiểm tra hệ thống lái: hành trình tự do của vành tay lái, trạng thái làm việc của bộ trợ lực lái, hình thang lái.

Kiểm tra hệ thống phanh: hành trình tự do của bàn đạp phanh, trạng thái làm việc và độ kín của phanh, các đường dẫn hơi, dầu, hiệu lực của hệ thống phanh…

Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệ thống khác (hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực chính, cơ cấu nâng hạ…).

4.2.1.2. Bôi trơn, làm sạch

Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ, truyền lực chính, cơ cấu lái. Nếu thiếu phải bổ sung.

Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui…

Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc dầu.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 121

Làm sạch toàn bộ ô tô, buồng lái, đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn pha, cốt, đèn phanh, biển số.

4.2.1.3. Bảo dưỡng rơ moóc và nửa rơ moóc

Làm sạch, kiểm tra dụng cụ và trang thiết bị chuyên dùng của rơ moóc, nửa rơ moóc.

Kiểm tra thùng, khung, nhíp, xích, chốt an toàn, áp suất hơi lốp, ốc bắt giữ bánh xe, càng, chốt ngang, mâm xoay của rơ moóc, nửa rơ moóc.

Kiểm tra chân chống, càng nối chân chống, cơ cấu nâng hạ, giá đỡ.

4.2.2 Bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện sau chu kỳ hoạt động của ô tô được xác định bằng quảng đường xe chạy hoặc thời gian khai thác. Công việc kiểm tra thông thường dùng thiết bị chuyên dùng.

Phải kết hợp với việc sửa chữa nhỏ và thay thế một số chi tiết phụ như xécmăng, rà lại xúppáp, điều chỉnh khe hở nhiệt, thay bạc lót, má phanh, bố ma sát ly hợp…

4.2.2.1. Cầu trước và hệ thống lái

Kiểm tra độ chụm của các bánh xe dẫn hướng, độ mòn các lốp. Nếu cần phải đảo vị trí các lốp theo qui định.

Tra dầu khung, bôi trơn chốt nhíp, các ngõng chyển hướng, bệ ô tô. Bôi mỡ phần chì cho khe nhíp.

Bơm mỡ bôi trơn theo sơ đồ qui định của nhà chế tạo.

Kiểm tra trục chuyển hướng hoặc các trục của bánh trước, độ rơ của vành bi moay-ơ, thay mỡ, điều chỉnh theo qui định.

Kiểm tra chốt chuyển hướng, chốt cầu (rô-tuyn). Nếu độ rơ vượt quá tiêu chuẩn cho phép, phải điều chỉnh hoặc thay thế.

Đối với ô tô sử dụng hệ thống treo độc lập phải kiểm tra trạng thái của lò xo, thanh xoắn và các ụ cao su đỡ, giá treo.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 122

Kiểm tra độ kín khít của cơ cấu lái, giá đỡ trục, các đăng tay lái, hệ thống trợ lực lái thủy lực. Nếu rò rỉ phải làm kín, nếu thiếu phải bổ sung.

Kiểm tra độ rơ các đăng tay lái. Hành trình tự do vành tay lái. Nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải điều chỉnh lại.

Kiểm tra toàn bộ sự làm việc của hệ thống lái, bảo đảm an toàn và ổn định.

4.2.2.2. Hệ thống phanh

Kiểm tra áp suất khí nén, trạng thái làm việc của máy nén khí, van tiết lưu, van an toàn, độ căng của dây đai máy nén khí. Bổ sung dầu phanh, xiết chặt các đầu nối của đường ống dẫn hơi, dầu. Đảm bảo kín, không rò rỉ trong toàn bộ hệ thống.

Kiểm tra trạng thái làm việc bộ trợ lực phanh của hệ thống phanh dầu có trợ lực bằng khí nén hoặc chân không. Kiểm tra xiết chặt đai giữ bình khí nén, giá đỡ tổng bơm phanh và bàn đạp phanh.

Tháo tang trống, kiểm tra tang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, lò xo hồi vị, mâm phanh, giá đỡ bầu phanh, chốt quả đào, ổ tựa mâm phanh. Nếu lỏng phải xiết chặt lại. Nếu mòn quá tiêu chuẩn phải thay thế.

Kiểm tra độ kín khít của bầu phanh trong hệ thống phanh hơi hoặc xilanh phanh chính trong hệ thống phanh dầu. Kiểm tra mức dầu ở bầu chứa của xilanh phanh chính. Điều chỉnh khe hở giữa tang trống, đĩa phanh và má phanh, hành trình và hành trình tự do của bàn đạp phanh. Kiểm tra hiệu quả phanh tay, xiết chặt các giá đỡ, nếu cần phải điều chỉnh lại.

4.2.2.3. Hệ thống truyền động, hệ thống treo và khung xe

Kiểm tra khung xe (sát-xi), chắn bùn, đuôi mỏ nhíp, ổ đỡ chốt nhíp ở khung, bộ nhíp, quang nhíp, quai nhíp, bulông tâm nhíp, bulông hãm chốt nhíp. Nếu xô lệch phải điều chỉnh lại, nếu lỏng phải bắt chặt, làm sạch, sơn và bôi mỡ bảo quản theo qui định.

Kiểm tra tác dụng của giảm chấn, xiết chặt bulông giữ giảm chấn. Kiểm tra các lò xo và ụ cao su đỡ. Nếu vỡ thay mới. Kiểm tra vành, bánh xe và lốp, kể cả lốp dự phòng. Bơm hơi lốp tới áp suất tiêu chuẩn, đảo lốp theo qui định.

4.2.2.4. Cầu chủ động, truyền lực chính

Kiểm tra độ rơ tổng cộng của chuyền lực chính, nếu cần phải điều chỉnh lại. Kiểm tra độ kín khít của bề mặt lắp ghép, xiết chặt các bulông bắt giữ. Kiểm tra lượng dầu ở vỏ cầu chủ động, nếu thiếu bổ sung.

SVTH: Trần Cao Toàn Trí 123

4.2.2.5. Ly hợp, hộp số, trục các đăng

Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp, các khớp nối, cơ cấu dẫn động và hệ thống truyền động ly hợp. Đối với ly hợp thủy lực phải kiểm tra độ kín khít của hệ thống và tác dụng của hệ truyền động, xiết chặt giá đỡ bàn đạp ly hợp. Kiểm tra độ mòn của ly hợp, nếu cần phải thay thế.

Kiểm tra xiết chặt bulông nắp hộp số, các bulông ghép ly hợp hộp số, trục các đăng. Làm sạch bề mặt hộp số, ly hợp, các đăng. Kiểm tra độ rơ ổ trục then hoa, ổ bi các đăng và ổ bi trung gian

Kiểm tra tổng thể sự làm việc bình thường của ly hợp, hộp số, các đăng. Nếu còn hư hỏng phải điều chỉnh lại, các vòng chắn dầu, mỡ phải đảm bảo kín khít.

4.2.2.6. Bảo dưỡng động cơ

Kiểm tra, chuẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan. Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra, xúc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh.

Kiểm tra xiết chặt các bulông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác. Tháo kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khí và bộ trợ lực chân không. Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ diesel.

Một phần của tài liệu các hư hỏng thường gặp trên ô tô khi kiểm định tại trung tâm đăng kiểm hậu giang (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)