5 CCN Phong khê II Xí nghiệp giấy Hợp Tiến 27 18,9
3.4.2. Giải pháp quản lý
- Hoàn thành chặt chẽ các chính sách pháp luật về quản lý môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Văn bản quy định về quản lý chất thải vào sông, suối.
- Cần có công tác tiến hành kiểm soát nước thải trước khi thải ra môi trường. - Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước mặt sông Cầu chảy qua địa bàn thành phố Bắc Ninh. Cần thiết lập hệ thống trạm quan trắc chất lượng nước, tại vị trí sông Cầu bắt đầu chảy vào địa bàn thành phố Bắc Ninh và một trạm quan trắc nước sông Cầu trước khi ra khỏi địa bàn thành phố.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 các doanh nghiệp thực hiện dự án trên tất cả các lĩnh vực có trong phụ lục 2 của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về việc Quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Các cơ sở trên địa bàn thành phố thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM đều phải có báo cáo ĐTM đã được thẩm định và phê duyệt. Đối với hoạt động kinh doanh chủ yếu là buôn bán, dịch vụ với quy mô nhỏ cần có các Cam kết bảo vệ môi trường và thực hiện đúng theo cam kết đó.
- Thực hiện quan trắc và kiểm tra thường xuyên các nguồn thải: tiến hành thống kê, phân loại và xác định vị trí các nguồn thải; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, có biện pháp buộc các cơ sở sản xuất thực hiện chương trình tự quan trắc và các quy định khác của Luật BVMT 2005.
- Tuyên truyền và giáo dục người dân về cách chăn nuôi hợp vệ sinh, do phần lớn các hộ gia đình và tập quán là nuôi chăn thả, đem nhốt chuồng không có hệ thống thu gom chất thải gia súc, được thải trực tiếp ra môi trường. Khuyến khích người dân dùng sản phẩm thừa trong chăn nuôi để ủ phân bón cùng rơm rạ làm nguồn phân bón hữu cơ cho đồng ruộng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thành phố Bắc Ninh bị ảnh hưởng từ nhiều nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm khác nhau. Trong đó các nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất là từ hoạt động sinh hoạt kết hợp với nguồn từ sản xuất công nghiệp. Còn nguyên nhân gây ô nhiễm lớn nhất do các nhóm thông số như (NO2-, NH4+), thông số (COD, BOD5), thông số kim loại nặng (Fe) và TSS là do trong thành phần nước thải từ nguồn sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
2. Diễn biến chất lượng môi trường nước tại sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thành phố Bắc Ninh năm 2013 qua các đợt quan trắc nhìn chung không tốt. Hầu hết các nhóm thông số trong 04 đợt với 06 điểm quan trắc đều vượt so với QCVN 08:2008 loại B1 đối với các thông số TSS (50%), BOD5 (45,83%), NH4+ (87,5%), NO2- (62,5%), Fe (54,17%) và Coliform (16,67%) do chịu nhiều nguồn thải từ nước thải sinh hoạt và nước thải cụm công nghiệp, khu làng nghề thải vào sông Cầu. Trong năm 2013 thì điểm quan trắc tại Đại Lâm (điểm quan trắc nước sông Cầu trước khi chảy vào thành phố Bắc Ninh) có tần suất phát hiện ô nhiễm là 39,3% và trên dọc tuyến sông Cầu chảy qua địa bàn thành phố Bắc Ninh tần số phát hiện ô nhiễm lớn nhất tại vị trí cống Vạn An (92,9%) và thấp nhất tại vị trí Hòa Long (43%). Tại vị trí quan trắc Việt Thống (vị trí quan trắc cuối cùng trước khi nước sông Cầu chảy qua hết địa phận thành phố Bắc Ninh) có tần suất phát hiện ô nhiễm là 46,4%.
3. Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013 cho thấy: tại các vị trí quan trắc có một số thông số vượt quá giá trị cho phép như: TSS, BOD5,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 COD, NO2-, NH4+, Coliform. Tần suất phát hiện ô nhiễm nước có sự khác nhau giữa các vị trí quan trắc (cống Vạn An 83,6% > Hòa Long 50,65> Kè Việt Thống 43,6%> 42,1% > Cảng Đáp Cầu 42,8% > Khúc Xuyên 41). Từ đó, cho thấy chất lượng nước sông Cầu trước khi chảy vào địa phận thành phố Bắc Ninh đã có dấu hiệu ô nhiễm và sau khi chảy qua địa phận thành phố Bắc Ninh dưới tác động của hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, làng nghề…đã làm cho nước sông Cầu trở nên ô nhiễm hơn.
4. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại 2 khu cụm công nghiệp là Phong Khê I (công suất 280 m3 /ngày đêm) và Phong Khê II (công suất 450 m3 /ngày đêm).
5. Duy trì vận hành các hệ thống xử lý môi trường hiện đang áp dụng.
2. Kiến nghị
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh đã tạo nên nhiều nguồn cũng như nguyên nhân gây ô nhiễm cho nguồn tài nguyên nước mặt. Vì vậy thời gian tới thành phố cần có những phương hướng tích cực cho quản lý tài nguyên nước mặt thành phố như:
Đầu tư xây dựng sớm hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các cụm công nghiệp và làng nghề.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.
Thường xuyên kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất có biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời. Sớm xây dựng hệ thống cho nước thải đi riêng đối với từng đối tượng cụ thể.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lan Anh (2011), “Nước và môi trường” Tạp chí Thông tin khoa học công nghệ nông nghiệp, số (1), Tr 11-12.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo môi trường quốc gia 2006: Chất lượng nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy và Sài Gòn - Đồng Nai, Tr 1-80.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt 2008.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Hội nghị bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và nông thôn năm 2011 (Tài liệu phục vụ hội nghị).
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2012,
Tr 43 - 65.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục quản lý tài nguyên nước (2012).
7. Báo cáo tổng kết 5 năm triển khai đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan LVS Cầu giai đoạn 2007-2012. 8. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Tài nguyên Môi trường
(2012), Nghiên cứu quản lý môi trường nước các lưu vực sông Việt Nam,
Tr 9-70.
9. Chi cục bảo vệ môi trường Bắc Ninh (2013), Phân loại và quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. 10. Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam (2011), Hiện trạng môi
trường lưu vực sông Cầu, Tr 1-23.
11. Niên giám Thống kê, Tổng cục thống kê (các năm: 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
12. Phòng Tài nguyên và Môi trường, thành phố Bắc Ninh, (2009,2010,2011,2012,2013), Báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Bắc Ninh năm 2013.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 13. Phòng Thống kê, thành phố Bắc Ninh, (2009,2010,2011,2012,2013), Báo
cáo tổng kết cuối năm 2013.
14. Quy hoạch thủy lợi thành phố Bắc Ninh đến năm 2020.
15. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2013, Tr 21-30.
16. Trung tâm quan trắc Môi trường, Tổng cục môi trường (2012), Báo cáo
diễn biến môi trường nước Lưu vực sông Cầu”, giai đoạn 2007 - 2012.
17. Trung tâm quan trắc Môi trường, Tổng cục môi trường (2013), Báo cáo diễn biến môi trường vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 2013.
18. Trung tâm quan trắc Môi trường, Tổng cục môi trường (2013), Báo cáo
kết quả quan trắc năm (2009,2010,2011,2012,2013)
19. Trung tâm quan trắc Môi trường, Tổng cục môi trường (2013), Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc năm 2013.
20. http://lvscau.cem.gov.vn/, Truy cập ngày 15/2/2013, 16/5/2013, 3/8/2013, 4/11/2013. Đặc điểm các nguồn thải lưu vực sông Cầu.
21. http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_C%E1%BA%A7u, Truy cập ngày (05/4/2014). Thông tin về sông Cầu.
23.http://www.vietnamtourism.com/v_pages/country/province.asp?mt=844& uid=71, Truy cập ngày (06/4/2014). Bản đồ hành chính lưu vực sông Cầu