3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Bắc Ninh trở thành thành phố thuộc tỉnh từ tháng 1/2006, trên cơ sở thị xã Bắc Ninh cũ, đồng thời được mở rộng địa giới hành chính, thành lập phường Võ Cường và sáp nhập thêm 9 xã mới từ tháng 8/2007.
Thành phố đã được mở rộng không gian từ 10 đơn vị hành chính (bao gồm các phường là Đáp Cầu, Thị Cầu, Tiến An, Vệ An, Ninh Xá, Suối Hoa, Vũ Ninh, Kinh Bắc, Đại Phúc và xã Võ Cường) với diện tích là 26,30 km2. Sau khi được mở rộng và thành lập thêm 4 phường mới, thành phố có 19 đơn vị hành chính (bao gồm 13 phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc, Vạn An, Võ Cường, Hạp Lĩnh, Vân Dương và 6 xã: Kim Chân, Nam Sơn, Khắc Niệm, Phong Khê, Khúc Xuyên, Hoà Long) với diện tích là 82,61 km2.
-Địa giới hành chính của thành phố Bắc Ninh như sau:
-Phía Bắc giáp huyện Yên Phong và tỉnh Bắc Giang;
-Phía Nam giáp huyện Tiên Du;
-Phía Đông giáp huyện Quế Võ;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
Hình 3.1. Vị trí địa lý thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Bắc Ninh nằm hạ lưu sông Cầu và ở trung tâm đồng bằng trung du Bắc Bộ, là khu vực có địa hình bằng phẳng với độ cao phổ biến từ +4,0 đến +2,5 m so với mực nước biển, xen lẫn đồi núi thấp có cao độ từ +25 đến +170 m.
Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Đông Bắc ÷ Tây Nam. Có một số khu vực địa hình thấp trũng hay bị ngập úng
3.1.1.3. Đặc điểm khí tượng, khí hậu và mạng lưới sông ngòi * Đặc điểm khí tượng, khí hậu
Thành phố Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Đặc trưng thời tiết là nóng ẩm và mưa nhiều.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
Bảng 3.1. Đặc trưng khí hậu Bắc Ninh
Đơn vị 0
C
Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Nhiệt độ 16,0 17,2 20 23,7 27,3 28,8 29,1 28,3 27,3 24,7 21,2 17,8 23,5 Tổng số giờ nắng 78,1 44,5 47,4 91,0 192,8 175,5 205,5 180,8 191,8 175,8 154,2 122,8 1660,1 Tổng lượng bốc hơi 70,8 57,0 57,9 64,2 91,9 94,1 97,1 80,8 82,5 87,1 85,8 81,3 950,6
Độẩm 78,2 81,6 85,2 86 82,5 82,4 82,2 84,6 82,5 80,4 77,2 76,2 81,6 Tốc độ gió 2,0 2,2 2,1 2,2 2,1 2,1 2,3 1,7 1,6 1,7 1,7 1,9 2,0
Nguồn: Quy hoạch thủy lợi thành phố Bắc Ninh đến năm 2020
* Chế độ nhiệt
Thành phố Bắc Ninh nhìn chung có nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 ÷ 270C. Tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất thường rơi vào tháng VI và tháng VII, nhiệt độ trung bình hai tháng này từ 28 ÷ 330C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng I, nhiệt độ trung bình tháng này chỉ từ 16 ÷ 200C.
Nhiệt độ lớn nhất quan trắc được tại trạm Bắc Ninh là 39,70C vào ngày 20/VII/2001. Biến động nhiệt độ rất lớn, chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất thường trên 350C. Nhiệt độ thấp nhất quan trắc được tại trạm Bắc Ninh chỉ là 2,80C vào ngày 30/XII/1975.
* Nắng
Số giờ nắng trung bình thành phố Bắc Ninh khoảng từ 1400 đến 1700 giờ/năm. Tháng nhiều nắng nhất là tháng VII đến tháng IX, trung bình số giờ nắng mỗi tháng từ 160 đến 200 giờ. Tháng ít nắng nhất là tháng II và tháng III, trung bình chỉ từ 40 đến 50 giờ mỗi tháng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
* Lượng bốc hơi
Khả năng bốc hơi trên lưu vực phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ không khí, nắng, gió, độ ẩm, mặt đệm… Thành phố Bắc Ninh có nền nhiệt độ khá cao kết hợp với tốc độ gió cũng tương đối lớn nên lượng bốc hơi ở đây tương đối cao, trung bình nhiều năm từ 950 đến 990 mm/năm.
Lượng bốc hơi lớn nhất quan trắc được là 1.348 mm năm 2003 tại trạm Bắc Ninh, lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng II đến tháng IV với lượng bốc hơi khoảng 50 ÷ 70 mm/tháng.
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa. Vào các tháng mùa mưa độ ẩm có thể đạt 80÷90%. Các tháng mùa khô độ ẩm chỉ từ 70÷80%. Độ ẩm không khí thấp nhất quan trắc được tại trạm Bắc Ninh là 7% vào ngày 5/I/1963.
* Gió, bão
Hướng gió thịnh hành trong thành phố vào mùa hè là gió Nam và Đông Nam, vào mùa đông hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình của tỉnh vào khoảng 1,5÷2,5 m/s. Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được tại trạm Bắc Ninh là 28m/s.
* Đặc điểm mạng lưới sông ngòi
Thành phố Bắc Ninh có 2 sông chảy qua bao gồm: sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu. Trong đó sông Cầu làm nhiệm vụ cung cấp nước chủ yếu cho thành phố, sông Ngũ Huyện Khê làm nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp.
a. Sông Cầu
Dòng chính sông Cầu bắt nguồn từ dãy núi Vạn On ở độ cao 1.175 m thuộc Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Chiều dài sông tính tới Phả Lại là 290 km, diện tích lưu vực 6,030 km2. Nếu tính các phụ lưu có chiều dài từ 10 km trở lên thì từ thượng nguồn về đến chỗ nhập lưu của sông Thương với sông Cầu có tất cả 27 phụ lưu, trong đó chỉ có khoảng 4 ÷ 5 phụ lưu lớn có diện tích lưu vực từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 vài trăm đến trên 1.000 km2 còn lại là những phụ lưu nhỏ.
Sông Cầu chảy qua địa phận Bắc Ninh dài khoảng 70 km, là nguồn cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt và cũng là nơi nhận nước tiêu cho vùng phía Bắc tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh khác thuộc lưu vực.
b. Sông Ngũ Huyện Khê
Là phụ lưu cấp I thứ 26 của sông Cầu, bắt nguồn từ Đầm Thiếp - Mê Linh, chảy qua phía Tây huyện Đông Anh, qua cống điều tiết Cổ Loa nhập vào sông Ngũ Huyện Khê tại cầu Dũng (xã Dục Tú). Đoạn sông thuộc tỉnh Bắc Ninh bắt đầu từ Trịnh Xá đổ vào bờ phải sông Cầu tại Xuân Viên, sông dài 27 km, diện tích lưu vực 145 km2.
Sông Ngũ Huyện Khê có cao trình đáy 1,7 ÷ 2,0 m; độ rộng trung bình 30 ÷ 50 m. Sông có nhiệm vụ chuyển tải nước mưa từ lưu vực Đầm Thiếp và lưu lượng từ các trạm bơm của các khu tiêu nội đồng như các trạm bơm Xuân Canh, Lộc Hoà, Liên Đàm, Trịnh Xá, Nghĩa Khê, Minh Đức... rồi chuyển tải ra sông Cầu qua cống, trạm bơm Đặng Xá. Ngoài ra nó còn được xử dụng để dẫn nước từ sông Đuống tiếp sang sông Cầu để tưới lúa và hoa màu trong mùa cạn. Mực nước sông Ngũ Huyện Khê vào mùa lũ từ Long Tửu về Đặng Xá chênh lệch nhau không đáng kể. Do đê sông Ngũ Huyện Khê thấp, mỏng và yếu nên khi mực nước trong sông lên tới +6,8 m thì các trạm bơm tiêu phải ngừng hoạt động, lúc này nó như một hồ chứa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40