Nhìn chung chất lượng nước sông Cầu thời gian qua đã bị suy giảm, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, KCN và các làng nghề, thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Trong vài năm gần đây, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, chất lượng nước sông Cầu đã và đang được cải thiện.
* Sông Cầu từ thượng nguồn trước khi vào thành phố Thái Nguyên
Đoạn thượng nguồn, nước sông còn giữ được tính tự nhiên vốn có do chảy qua vùng dân cư thưa thớt và các hoạt động công nghiệp chưa phát triển mạnh. Nhìn chung, chất lượng nước của đoạn sông này còn tương đối tốt, các chỉ tiêu chất lượng nước cho đến nay vẫn đảm bảo giới hạn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 và A2 (QCVN 08:2008/BTNMT) trừ một số đoạn sông suối phụ lưu cấp 1, 2 chảy qua các khu khai thác mỏ, khu tuyển quặng, đào đãi khoáng sản tự do,...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
(Báo cáo môi trường quốc gia, 2012)
* Sông Cầu từ thành phố Thái Nguyên đến hết tỉnh Thái Nguyên
Đoạn trung lưu là khu vực đã có mức độ phát triển cao với đa dạng các hoạt động kinh tế thuộc nhiều loại hình và ngành nghề. Theo thống kê, đoạn sông này đã và đang tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ làm cho chất lượng nước suy giảm nhiều (riêng tỉnh Thái Nguyên sử dụng khoảng 300 triệu m3 nước/năm cho các hoạt động công nghiệp) (Cục QLTTN, 2012).
Tại nhiều nơi, vào những tháng mùa kiệt, khi nước ở thượng nguồn ít, có nhiều chỉ tiêu không đạt nguồn loại B, các loài thủy sinh gần như không sinh sống được. Nhìn chung, hầu hết các thông số quan trắc của đoạn sông này đều không đạt QCVN A1, một số điểm như Cầu Trà Vườn, giá trị thông số NH4+ còn vượt quá QCVN B1, tuy nhiên, hàm lượng các thông số có xu hướng giảm qua các năm.
Hình 1.14. Diễn biến hàm lượng BOD5 tại sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh, Bắc Giang năm 2007 – 2011 (Báo cáo môi trường quốc gia, 2012)
* Sông Cầu qua Bắc Ninh, Bắc Giang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 trắc đều có giá trị các thông số vượt QCVN A1, thậm chí vượt hoặc xấp xỉ QCVN B1. Bên cạnh đó, giá trị một số thông số như COD, BOD5, NH4+ có xu hướng tăng, điều này cho thấy chất lượng nước đang bị suy giảm.
Hiện nay, nước sông Cầu có lưu lượng cát và chất lơ lửng ngày càng tăng do các hoạt động khai thác khoáng sản (cát, sỏi,...). Thời gian tới, nếu không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ thì hàm lượng các chất này sẽ càng cao.
Hình 1.15. Diễn biến hàm lượng BOD5 tại sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh, Bắc Giang năm 2007 - 2011(Báo cáo môi trường quốc gia, 2012)
* Sông Ngũ Huyện Khê
Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ô nhiễm nghiêm trọng của LVS Cầu do hoạt động của các cơ sở sản xuất và đặc biệt là các làng nghề trải suốt dọc sông từ Đông Anh (Hà Nội) cho đến cống Vạn An (Bắc Ninh). Hầu hết nước thải các cơ sở sản xuất đều chưa được xử lý và xả trực tiếp ra sông. Nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng và chất lượng nước không thay đổi nhiều qua các năm. Nhìn chung, nước sông Ngũ Huyện Khê bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và các chất lơ lửng cao hơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 QCVN A2 hàng chục đến hàng trăm lần tùy từng thời điểm.
Hình 1.16. Diễn biến hàm lượng COD trên sông Ngũ Huyện Khê năm 2007 - 2011(Báo cáo môi trường quốc gia, 2012)