Tại Điều 62 Luật Đất đai 2003 quy định đất đai được tham gia vào thị trường bất động sản. Như vậy, Nhà nước ta đã chính thức cho phép thị trường đất đai hoạt động công khai. Việc quy định công tác quản lý và phát triển quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản trong các nội dung quản lý Nhà nước vềđất đai được quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2003 đã thể hiện quan điểm nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với thị trường đất đai trên cả nước.
Những năm gần đây, các hoạt động chuyển nhượng, mua bán trên thị trường đất đai nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền địa phương, các giao dịch trên thị trường nhà đất diễn ra dưới dạng các quan hệ ngầm. Nguyên nhân chủ yếu và có ảnh hưởng quyết định đến tình trạng này là sự buông lỏng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này. Cho đến nay việc Nhà nước muốn kiểm soát các giao dịch đất đai vẫn là một thách thức lớn đối với nước ta nói chung và với huyện Bình Gia nói riêng.
Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất là một vấn đề còn tương đối mới mẻ đối với địa phương. Do huyện nằm xa các đô thị lớn nên thị trường quyền sử dụng đất ở đây không sôi động. Hầu hết, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có tổ chức, chưa có sựđiều tiết của chính quyền địa phương, Bình Gia là một huyện nghèo nên chưa có sựđấu giá đất.
Cùng với sựđô thị hóa ngày càng tăng, đất đai ngày càng có giá trị. Chính vì vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày càng tăng vì người dân đã có ý thức được giá trị của đất đai, giá trị nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, các giao dịch vềđất đai chủ yếu là các giao dịch ngầm, không thông qua các cơ quan có thẩm quyền, chính vì vậy mà việc quản lý thị trường bất động sản là hết sức khó khăn. Trong thời gian tới cần tổ chức, triển khai thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản để minh bạch hoá các giao dịch đất đai, bình ổn giá đất, chống đầu cơđất đai.