Kể từ ngày Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực. UBND huyện đã tiến hành triển khai luật và các văn bản HD thực hiện có hiệu quả cụ thể:
Tháng 2 năm 2010 UBND huyện đã tổ chức hội nghị triển khai luật đất đai và các văn bản HD thực hiện luật đến UBND các xã, thị trấn và tất cả các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn. Hàng năm thông qua chương trình trợ giúp pháp lý; các phương tiện truyền thông ở địa phương; UBND huyện đã tổ chức chuyển tải một cách tương đối đầy đủ các nội dung cơ bản của Luật Đất đai và các văn bản HD thi hành Luật Đất đai.
Tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý sử dụng đất đai thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ công tác chuyên môn như: Tổng kiểm kê đất đai; Cấp GCNQSDĐ; Thống kê đất đai hàng năm; Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Công tác thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất. UNBD huyện đã cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai, Nghị định 182/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP về việc quản lý và sử dụng đấtt đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó, và các văn bản thông tư, hướng dẫn của các bộ, ngành.
Bảng giá đất hàng năm là cơ sở để tiến hành việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, giao đất để thực hiện các phương án quy hoạch, là cơ sở để tiến hành tính thuế trong các quan hệđất đai như thếu sử dụng đất, tiền thuê đất… chính vì thế hàng năm tỉnh đều ban hành bảng giá đất phù hợp với điều kiện thực tế, sát với giá thị trường để phục vụ công tác quản lý đất đai.
Bảng 4.1: Một số văn bản về quản lý, sử dụng đất do huyện Bình Gia ban hành và thực hiện từ năm 2010 - 2013
STT Thời gian
ban hành Tên, số, kí hiệu Nội dung điều chỉnh Cơ quan ban hành
1 15/12/2010 Nghị quyết số 26/2010/NQ- HĐND
Phê chuẩn phương án Giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2011. HĐND tỉnh Lạng Sơn 2 22/12/2010 Quyết định số 18/2010/QĐ-
Ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh
UBND tỉnh Lạng Sơn
STT Thời gian
ban hành Tên, số, kí hiệu Nội dung điều chỉnh Cơ quan ban hành
UBND Lạng Sơn năm 2011 3 15/12/2011 Nghị quyết số
66/2011/NQ- HĐND
Phê chuẩn phương án giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2012. HĐND tỉnh Lạng Sơn 4 21/12/2011 Quyết định số 22/2011/QĐ- UBND
Ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2012. UBND tỉnh Lạng Sơn 5 11/01/2010 Kế hoạch số 38/KH-BCĐ Triển khai việc thực hiện công tác kiểm kê đất đai năm 2010 trên địa bàn huyện Bình Gia UBND huyện 6 29/01/2010 Kế hoạch số 47/KH-UBND
Triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm(2011-2015) huyện Bình Gia UBND huyện 7 04/02/2010 Công văn số 34/CV-PTNMT Hướng dẫn việc sử dụng tài liệu điều tra cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Phòng Tài nguyên và Môi trường 8 24/03/2010 Công văn số 46/CV-UBND Thành lập ban chỉ đạo và tổ chức công tác điều tra, khảo sát xây dựng giá đất mới UBND huyện 9 31/05/2010 Công văn số 53/CV-UBND Kiểm tra quản lý sử dụng đất đai UBND huyện 10 04/06/2010 Công văn số 68/CV-UBND Xử lí các hành vi vi phạm về đất đai tại xã Quý Hòa UBND huyện
STT Thời gian
ban hành Tên, số, kí hiệu Nội dung điều chỉnh Cơ quan ban hành 11 17/01/2011 Công văn số 79/CV-UBND Giao chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2011 cho các xã UBND huyện 12 18/04/2011 Thông báo số 36/TB-UBND Kết luận của đông chí Lương Trương Đạt phó chủ tịch UBND huyện về việc thống nhất phương án kiểm tra khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện Bình Gia UBND huyện 13 05/08/2011 Thông báo số 40/TB-UBND Tổ chức thực hiện công tác bồi thường và hỗ trợ tái định cư công trình nâng cấp và cải tạo đường Khau Ra - Quang Trung huyện Bình Gia
UBND huyện
14 02/03/2012 Công văn số 81/CV-UBND
Giao nhiệm vụ lập phương án giải phóng mặt bằng sửa chữa nâng cấp đường Quý Hòa UBND huyện 15 15/10/2012 Quyết định số 33/QĐ-UBND Thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác kiểm kê quỹ đất năm 2012 của các tổ chức trên địa bàn huyện Bình Gia
UBND huyện
16 05/03/2013 Quyết định số 3/ 2013/QĐ- UBND
Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy định Đơn giá cây trồng,
STT Thời gian
ban hành Tên, số, kí hiệu Nội dung điều chỉnh Cơ quan ban hành
vật nuôi áp dụng trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 04/2012/QĐ- UBND ngày 24/02/2012 của UBND tỉnh 17 12/12/2013 128/ 2013/NQ- HĐND
Về phê chuẩn Phương án Giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2014 HĐND tỉnh 18 21/12/2013 27/ 2013/QĐ- UBND
Ban hành Quy định về giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
UBND tỉnh
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Gia)
Cùng với đó, PTNMT cùng với UBND huyện và STNMT mở các lớp tập huấn cho cán bộ địa chính xã, thị trấn về nghiệp vụ chuyên môn giúp cơ sở triển khai thực hiện tốt các văn bản pháp luật đó.
Bên cạnh những mặt tích cực thì các văn bản của địa phương so với thời điểm Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực còn chậm, một phần là do những nguyên nhân khách quan như: các Nghị định và TT HD thi hành còn chậm ảnh hưởng đến việc ban hành văn bản của địa phương. Dẫn đến việc chỉ đạo thực hiện quản lý đất đai ởđịa phương cụ thể về cấp GCNQSDĐ cho huyện, xã, thị trấn và các đơn vị thi công chưa được kịp thời theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật. Đối với địa phương các văn bản HD của Bộ vẫn còn có một số nội dung
bất cập chưa phù hợp với thực tế của địa phương như về cấp GCNQSDĐ (cụ thể cấp 01 giấy chứng nhận cho mỗi thửa đất), (như tại địa phương có hộ gia đình sử dụng, sở hữu 52 thửa đất, vậy sẽ phải cấp 52 GCNQSDĐ sẽ gây khó khăn trong trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ và quản lý GCNQSDĐ).
4.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản đồ hành chính
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT. Ranh giới giữa huyện với tỉnh giáp ranh (Bắc Kạn), với các huyện trong tỉnh đã được xác định bằng các yếu tốđịa vật cốđịnh hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.
Nhìn chung hồ sơ địa giới hành chính của huyện Bình Gia được lập và quản lý theo đúng quy định của Luật. Tuy nhiên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính 364 còn nhiều bất cập giữa bản đồ và hồ sơ mô tả không trùng, thống nhất dẫn đến còn có nhiều vướng mắc về địa giới giữa các xã trong huyện, giữa huyện với huyện trong tỉnh và các huyện tỉnh giáp danh, dẫn đến xảy ra tranh chấp đất đai khó khăn cho công tác giải quyết.
Bảng 4.2 : Các loại tài liệu trong bộ hồ sơđịa giới hành chính cấp huyện
STT Loại tài liệu
1 Bản đồ địa giới hành chính cấp huyện
2 Bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh (có trên
đường địa giới hành chính của huyện).
3 Bảng xác nhận toạđộ các mốc địa giới hành chính cấp huyện.
4 Bảng toạđộ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp huyện
5 Bản mô tả tình hình chung vềđịa giới hành chính cấp huyện.
6 Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh (có trên
đường địa giới của huyện).
7 Các văn bản pháp luật về thành lập huyện.
8 Thống kê các tài liệu vềđịa giới hành chính của các xã trong huyện.
Hiện nay, hồ sơ địa giới hành chính của huyện được lưu ở cấp huyện. Hồ sơ địa chính của huyện được bảo quản và sử dụng theo đúng quy định.
4.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Nhìn chung, công tác khảo sát, đo đạc; lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành.
Huyện Bình Gia đã thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá phân hạng đất đai là sơ sở để xây dựng bản đồ địa chính. Tài liệu đo đạc đã được các cấp có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu và sử dụng làm căn cứ giao đất, cấp GCN quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Bảng 4.3 : Kết quảđo đạc thành lập bản đồ huyện Bình Gia giai đoạn 2010- 2013 Stt Tên bản đồ ĐVT Giai đoạn 2005-2010 Số lượng Đánh giá 1 Bản đồ địa chính Bộ 20/20 Đạt yêu cầu 2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Tờ 20/20 Đạt yêu cầu 3 Bản đồ địa giới hành chính 364 Tờ 20/20 Đạt yêu cầu 4 Bản đồ quy hoạch Bộ 02 Đạt yêu cầu
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Bình Gia)
Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước vềđất đai, trên cơ sởđó Nhà nước nắm được toàn bộ quỹđất đai, thông tin tới từng thửa đất cả về số lượng và chất lượng. Trong công tác quản lý nếu thực hiện tốt nội dung này sẽ giúp các cấp tiến hành lập hồ sơ địa chính, tạo điều kiện cho việc cấp GCNQSDĐ được dễ dàng. Nó là cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng đất, tính thuế sử dụng đất, phân bổ quỹ đất cho phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của xã trong từng giai đoạn phát triển.
Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồđịa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được triển khai.
Về số liệu hồ sơ địa chính: tất cả 19 xã và 01 thị trấn được đo đạc thành lập bản đồđịa chính, bản đồđo đạc theo dự án đất lâm nghiệp, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, qua quá trình sử dụng số liệu biến động rất lớn và chưa được chỉnh lý nên ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý Nhà nước vềđất đai.
Để nắm chắc quỹđất đai hiện có, thiết lập cơ sở dữ liệu đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội dài hạn. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các xã, thị trấn trên địa bàn huyện năm 2010 được xây dựng theo TT số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc HD thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Công tác đánh giá đất, phân hạng đất có vai trò quan trọng giúp Nhà nước quản lý nguồn tài nguyên đất, về mặt chất lượng giúp cho việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao, phù hợp với từng mục đích sử dụng. Kết quả phân hạng đất là cơ sở quan trọng để lập quy hoạch sử dụng đất, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, là căn cứ tính thuế sử dụng đất NN, bảo vệ công bằng cả về quyền lợi lẫn nghĩa vụ cho người sử dụng đất.
Thực hiện Nghịđịnh 73/CP, huyện Bình Gia đã tiến hành phân hạng đất theo Nghị định gồm 6 hạng đất và dựa vào 6 yếu tố cơ bản để xác định hạng đất gồm: + Yếu tốđịa chất + Yếu tố vị trí địa lý + Yếu tốđịa hình + Yếu tố khí hậu, thời tiết + Yếu tốđiều kiện tưới tiêu + Yếu tố năng suất cây trồng
Trên cơ sở căn cứ vào các yếu tố này, huyện đã tiến hành phân hạng đất sản xuất NN trên phạm vi toàn huyện.
Kết quả phân hạng đất của huyện được tiến hành với sự kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp khoa học và tính thực tế sâu sắc. Do vậy kết quả phân hạng đất sản xuất NN trên địa bàn huyện đã đánh giá tương đối chính xác chất lượng đất ở
các vùng trong huyện, làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất NN và thực hiện chính sách đền bù khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên huyện chưa phát huy hết vai trò, tác dụng của kết quả phân hạng đất như việc lập quy hoạch sử dụng đất, bố trí cơ cấu cây trồng chưa dựa vào kết quả phân hạng đất làm căn cứ.
4.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được UBND các xã, thị trấn quan tâm:
- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 391/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Quản lý chặt chẽ quỹ đất NN, hạn chế tối đa việc việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích Phi NN đểđảm bảo an ninh lương thực.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát và điều chỉnh, bổ xung phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt của huyện và các xã, thị trấn cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát tình hình sử dụng đất của các tổ chức, đơn vị, các dự án sử dụng đất trên địa bàn, phát hiện và xử lý dứt điểm tình trạng “Dự án treo” đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹđất hiện có, xét duyệt điều chỉnh quy hoạch đất ở nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế nhu cầu đất ở các xã, thị trấn, thường xuyên kiểm tra, rà soát, bảo đảm các quyết định giao đất, cho thuê đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2010-2020 đã được hoàn tất và đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Bình Gia tại kỳ kiểm kê 2010 là 109.352,73 ha trên cơ sở tổng hợp từ số liệu kiểm kê của 20 đơn vị xã, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên kỳ kiểm kê 2010 của huyện tăng so với kỳ kiểm kê 2005 là 22,24 ha do đo đạc bản đồđịa chính.
Tính đến thời điểm kiểm kê 2010 trên địa bàn huyện Bình Gia đã được đo đạc BĐĐC 20/20 xã, thị trấn.
Tình hình biến động đất đai của huyện Bình Gia từ 01/01/2005 đến 01/01/2010 được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.4: Biến động diện tích các loại đất giữa hai kỳ kiểm kê;
Đơn vị tính ha
STT Loại đất Mã
So sánh biến động diện tích giữa các kỳ kiểm kê năm 2005 đến năm 2010
ĐẾN 01/01/2010 ĐẾN 01/01/2005 Tăng(+) Giảm (-) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 109.352,73 109.330,48 22,25 1 Đất NN NNP 89.197,6 78.520,11 10.677,7