Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG sơn GIAI đoạn 2010 2013 (Trang 25 - 27)

a, Vị trí địa lý

Bình Gia là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Lạng Sơn, trong khoảng tọa độ địa lý từ 21044’52” đến 22018’52” vĩ độ Bắc và từ 106004’12” đến 106032’32” kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 109352,73 ha gồm 19 xã và 1 Thị trấn. Trụ sở UBND huyện đặt ở trung tâm huyện, cách Thành phố Lạng Sơn 71 km về phía Tây. Cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 62 km theo quốc lộ 1B và cách Thành phố Thái Nguyên 85 km về phía Tây Nam. Vị trí tiếp giáp của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tràng Định.

- Phía Đông giáp huyện Văn Quan và huyện Văn Lãng. - Phía Nam giáp huyện Bắc Sơn.

- Phía Tây giáp huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn.

Vị trí địa lý không thuận lợi và cơ sở hạ tầng chậm phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông là những yếu tố khó khăn cơ bản cho việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội giữa Bình Gia và các vùng phụ cận, nhất là các trung tâm kinh tế lớn của khu vực.

b, Địa hình địa mạo

Địa hình huyện Bình Gia bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và núi đá các dãy đồi, núi ở Bình Gia đều có độ dốc từ 250 - 300 trở lên. Các dải thung lũng hẹp có diện tích nhỏ, không đáng kể, diện tích đất cây hàng năm vì thế không có nhiều nên sản lượng lúa và hoa màu hàng năm thu được không cao.

- Dạng địa hình núi đá gồm các dãy núi đá phân bổ chủ yếu ở các xã phía Tây và Tây Nam huyện như Tân Văn, Hoàng Văn Thụ, Tô Hiệu và một phần ở các xã Quang Trung, Thiện Hòa và Thiện Long.

- Dạng địa hình núi đất là phổ biến, độ dốc trên 250 - 300, chiếm tới 70% diện tích đất tự nhiên. Ở dạng địa hình này có thể trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Ở các dải đồi có độ dốc thấp hơn có thể khai thác phát triển mô hình nông - lâm kết hợp.

- Các dải đồi thoải có độ dốc 150 - 200, có diện tích khoảng 4.000 ha. Dạng địa hình này có thể khai thác trồng cây ăn quả nhưđào, lê, mận, mơ, quýt... và trồng cây CN lâu năm như cây chè.

c, Khí hậu, thời tiết

Bình Gia có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Mùa đông thịnh hành gió đông bắc, lạnh, ít mưa; nhiều năm có sương muối. Tuy nhiên gió Bắc, gió Đông Bắc và sương muối không gây ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hồi và các loại cây ăn quả nhưđào, lê, mơ mận...

Mùa hè thịnh hành gió Đông Nam và Tây Nam. Nền nhiệt độ cao, thích hợp với đặc điểm sinh thái của nhiều loại cây trồng, trong đó có cây hồi và tập đoàn cây ăn quả nêu trên.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa bình quân năm là 1.540 mm. Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa bình quân tháng là 212 mm. Lượng nước mưa là nguồn nước tưới thiên nhiên quan trọng cho các loại cây trồng hoa màu lương thực, cây ăn quả và cây hồi.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô, lạnh, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 21,10C, tháng nóng nhất 370C (tháng 6), tháng lạnh nhất 13,10C (tháng 1). Số giờ nắng trung bình là 1.598 giờ.

d, Thuỷ văn, nguồn nước

Là huyện có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc. Số liệu theo dõi liên tục về khí hậu trong nhiều năm ở huyện, thu được kết quả trung bình như sau:

- Nhiệt độ không khí bình quân năm : 20,80C - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối : 37,30C - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối : -1,00C - Lượng mưa trung bình năm : 1540 mm - Số ngày mưa trong năm : 134 ngày - Độẩm không khí trung bình năm : 82,0% - Lượng bốc hơi bình quân năm : 811 mm - Số giờ nắng trung bình khoảng : 1.466 giờ/năm Huyện Bình Gia có sông Bắc Giang chảy qua với chiều dài trên 50 km là nguồn nước, là tuyến giao thông đường thủy quan trọng, tại đây đang xây dựng nhà máy thuỷđiện

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG sơn GIAI đoạn 2010 2013 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)