Phương pháp phát hiện chủ động

Một phần của tài liệu Phân tích các đặc thù của hệ thống bảo vệ rơle đối với nguồn thủy điện nhỏ vận hành ở chế độ tách đảo (Trang 45 - 46)

Với các phương pháp phát hiện chủ động, tách đảo có thể được phát hiện ngay cả khi công suất phát của các DG và công suất tiêu thụ của tải phù hợp nhau, điều mà các phương pháp phát hiện thụ động có thể không hoạt động hiệu quả.

Một số phương pháp phát hiện tách đảo chủ động như:

a) Phát hiện tách đảo dựa trên sự trao đổi công suất phản kháng: Các DG sẽ phát ra và duy trì một dòng công suất phản kháng nhất định tại các điểm kết nối chung (PCC) giữa các DG và lưới. Dòng công suất này chỉ được duy trì khi lưới điện được kết nối. Hiện tượng tách đảo sẽ được phát hiện nếu mức độ của dòng công suất phản kháng không được duy trì ở giá trị thiết lập. Đối với các DG sử dụng máy phát điện đồng bộ, tách đảo có thể được phát hiện bằng cách cố ý thử tăng sức

điện động của máy phát trong một khoảng thời gian ngắn và theo dõi sự thay đổi của điện áp và công suất phản kháng mà DG phát ra. Nếu điện áp đầu cực có thay đổi tăng lên, trong khi công suất phản kháng lại gần như không thay đổi, điều đó chứng tỏ có tách đảo xảy ra.

b) Phát hiện tách đảo dựa trên dphương pháp đo lường tổng trở: Phương pháp này giám sát tổng trở của hệ thống, nếu có biện động tăng tổng trở thì đó là chỉ báo của hiện tượng tách đảo [12]. Một phương pháp khác là bơm một tín hiệu tần số cao vào điểm kết nối chung của DG và quan sát phần tín hiệu tần số cao chạy vào DG. Khi xảy ra tách đảo thì phần tín hiệu tần số cao chạy vào DG sẽ tăng lên đáng kể.

c) Phát hiện tách đảo dựa trên sự nhảy pha của điện áp: Bằng việc đo lường sự thay đổi tương đối của góc pha có thể giúp ta đánh giá được hệ thống có bị tách đảo hay không. Với các DG có sử dụng nghịch lưu, khi tách đảo sẽ dẫn tới có thay đổi về góc pha của điện áp. Khi DG được nối với lưới, tần số sẽ được giữ ổn định. Khi hệ thống bị tách đảo, tần số sẽ có sự thay đổi đáng kể. Với phương pháp này có thể giám sát kết hợp cả sự thay đổi góc pha của dòng điện trong các bộ nghịch lưu và tần số của lưới để phát hiện tách đảo.

Một phần của tài liệu Phân tích các đặc thù của hệ thống bảo vệ rơle đối với nguồn thủy điện nhỏ vận hành ở chế độ tách đảo (Trang 45 - 46)