Các vấn đề cần quan tâm đối với hệ thống rơle bảo vệ cho máy phát điện hoạt

Một phần của tài liệu Phân tích các đặc thù của hệ thống bảo vệ rơle đối với nguồn thủy điện nhỏ vận hành ở chế độ tách đảo (Trang 25 - 26)

hoạt động trong hệ thống cô lập

Trong phạm vi luận văn, các chức năng bảo vệ sẽ được liệt kê và đồng thời phân tích sự cần thiết phải chỉnh định lại hoặc bổ sung chức năng bảo vệ khi máy phát hoạt động tách đảo.

2.2.1. Bảo vệ chống chạm đất 90% cuộn dây stato (64, 59N)

Bảo vệ chống chạm đất 90% cuộn dây stato sử dụng để phát hiện các hiện tượng chạm vỏ xuống đất của cuộn dây stato. Mặc dù dòng chạm đất có thể nhỏ (trong trường hợp trung tính của máy phát cách điện hoặc nối đất qua một tổng trở), nhưng do môi trường bên trong máy phát là kín, chật hẹp nên hồ quang phát sinh hoàn toàn có thể gây phá hủy lõi thép, vỏ máy làm sự cố lan tràn.

Một số phương án bảo vệ chống chạm đất 90% cuộn dây stato (Hình 2.1)

Hình 2.1 Phương thức bảo vệ chống chạm đất 90% cuộn dây stato máy phát Theo kinh nghiệm, dòng chạm đất từ 5÷15A là hoàn toàn có thể tạo ra và duy trì hồ quang nguy hiểm. Với các máy phát cấp điện cho phụ tải địa phương qua các đường cáp dài, dòng điện dung khi chạm đất có thể lớn thì bảo vệ này là cần thiết.

Tuy nhiên, nếu máy phát hoạt động tách đảo và cấp điện cho đường dây trên

59 GN 59 GN Window CT 51 G

không có chiều dài ngắn thì dòng chạm đất có thể nhỏ (đặc biệt khi sự cố gần điểm trung tính của cuộn dây) và bảo vệ có thể không đủ độ nhạy để phát hiện ra sự cố. Giải pháp tốt nhất, tuy nhiên tốn kém nhất trong trường hợp này là trang bị chức năng bảo vệ chống chạm đất 100% cuộn dây stato bằng phương pháp bơm nguồn tín hiệu phụ tần số thấp hoặc được mã hóa.

Có thể sử dụng giải pháp giám sát điện áp hài bậc 3 tại điểm trung tính của cuộn dây. Điện áp hài bậc 3 có thể thu được từ cuộn tam giác hở của BU hoặc từ BU nối tại trung tính cuộn dây, nhược điểm của phương pháp này là độ nhạy phụ thuộc vào dòng tải của máy phát.

Một quan điểm khác cũng được đưa ra là khả năng chạm đất tại khu vực gần trung tính cuộn dây máy phát là rất hiếm vì điện áp tại đây thấp, do đó không cần đặt bảo vệ chống chạm đất 100% cuộn dây stato.

Nhận xét: Bảo vệ chống chạm đất 90% cuộn dây stato thường được cài đặt

với giá trị khởi động lớn hơn giá trị dòng/áp không cân bằng xuất hiện do sai số của BU, BI đo lường hoặc mức độ mất đối xứng của điện áp trong vận hành. Vì vậy, khi hoạt động tách đảo không cần chỉnh lại chức năng này.

Một phần của tài liệu Phân tích các đặc thù của hệ thống bảo vệ rơle đối với nguồn thủy điện nhỏ vận hành ở chế độ tách đảo (Trang 25 - 26)