Các vấn đề cần quan tâm đối với hệ thống rơle bảo vệ đường dây

Một phần của tài liệu Phân tích các đặc thù của hệ thống bảo vệ rơle đối với nguồn thủy điện nhỏ vận hành ở chế độ tách đảo (Trang 36)

2.4.1. Thay đổi phương thức nối đất của hệ thống

Lựa chọn tổ đấu dây của máy biến áp kết nối các nguồn điện nhỏ tới hệ thống có ảnh hưởng lớn đến chế độ vận hành khi tách đảo.

Hình 2.9 trình bày một số phương thức kết nối có thể gây vấn đề phương thức nối đất.

Trạm phân phối Nguồn điện nhỏ F2 F1 F3 Tải Tải Tải Tải

Hình 2.9 Ví dụ về phương thức kết nối giữa nguồn điện nhỏ và trạm phân phối Máy biến áp của phía nguồn điện nhỏ được giả thiết nối tam giác/sao hoặc tam giác/tam giác, phương thức này có ưu điểm là khi sự cố chạm đất tại phía trạm phân phối thì phía máy phát không cung cấp dòng chạm đất và ngược lại khi có sự cố chạm đất trong khu vực, máy phát cũng sẽ không có dòng chạm đất cấp tới từ phía nguồn hệ thống.

Khi xảy ra chạm đất trên đường dây, chỉ có bảo vệ phía hệ thống tác động, phía nguồn điện nhỏ vẫn vận hành. Do đã bị mất điểm nối đất (tại trạm phân phối phía hệ thống), nên cả hệ thống cô lập còn lại trở thành vận hành ở chế độ trung tính cách điện. Điều này có thể làm cho điện áp trên hai pha còn lại bị tăng cao, gây nguy hiểm cho cách điện của các máy biến áp dọc đường dây, có thể phóng điện các sứ dọc đường dây.

Các phương thức nối dây khác của máy biến áp đều không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này.

2.4.2. Tự đóng lại và sơ đồ tiết kiệm cầu chì

Các xuất tuyến lưới điện phân phối thường được trang bị với thiết bị tự đóng lại để thực hiện tự đóng lại máy cắt khi có sự cố xảy ra trên đường dây. Phương thức này thường có hiệu quả cao vì hầu hết các sự cố là thoáng qua, đóng lại thành công sẽ nhanh chóng khôi phục cấp điện cho phụ tải. Tuy nhiên khi trên dọc trục chính có nhiều nhánh rẽ thì tại các nhánh rẽ này thường được bảo vệ bằng cầu chì

thay vì dùng máy cắt để tiết kiệm chi phí đầu tư. Trong trường hợp này, các công ty điện lực có thể sử dụng sơ đồ tiết kiệm cầu chì như Hình 2.10.

Máy cắt trạm phân phối (HT) Thiết bị tự đóng lại Cầu chì nhánh rẽ

Hình 2.10 Ví dụ phương thức tiết kiệm cầu chì khi có tự đóng lại

Khi xảy ra sự cố tại rẽ nhánh sau cầu chì, thiết bị tự đóng lại (TĐL) được cài đặt để tác động tức thời trước khi cầu trì tại nhánh rẽ bị cắt, sau đó thực hiện tự đóng lại và do hầu hết sự cố đều là thoáng qua nên xác suất TĐL thành công là cao và như vậy sẽ tiết kiệm được cầu chì tại các nhánh rẽ.

Vấn đề phối hợp tác động giữa thiết bị TĐL và cầu chì có thể bị ảnh hưởng khi các nguồn điện nhỏ nối trực tiếp vào xuất tuyến này (Hình 2.11).

Máy cắt trạm phân phối (HT) Thiết bị tự đóng lại Cầu chì nhánh rẽ Nguồn điện nhỏ

Hình 2.11 Sơ đồ tiết kiệm cầu chì khi có sự tham gia của các nguồn điện nhỏ Khi có các nguồn điện nhỏ, dòng điện sự cố tại nhánh rẽ trên Hình 2.11 do hai phía góp tới: từ phía trạm nguồn hệ thống và từ phía nguồn điện nhỏ. Trong trường hợp này, dòng qua nhánh sự cố có thể quá lớn và làm cầu chì có thể bị cắt ngay trước khi thiết bị TĐL hoạt động và như vậy ảnh hưởng tới sự phối hợp trong lưới.

Khi nguồn điện nhỏ hoạt động tách đảo (máy cắt trạm phân phối mở) cấp điện cho hệ thống cô lập, dòng sự cố bị giảm thấp do chỉ được cấp bằng nguồn điện

nhỏ này. Dòng sự cố lại bị giảm thấp hơn cả ngưỡng tác động của các thiết bị trên đường dây và do đó các bảo vệ không đủ độ nhạy để loại trừ sự cố.

Nhận xét: Khi hoạt động tách đảo, các rơle quá dòng bảo vệ cho đường dây

nên được chỉnh định lại với bộ tham số mới. Sự phối hợp giữa thiết bị TĐL và các phụ tải sau nó cũng phải được tính toán lại do chiều dòng công suất đã thay đổi.

2.4.3. Nâng cao độ nhạy của các bảo vệ quá dòng

Khi hệ thống vận hành tách đảo, dòng sự cố giảm thấp có thể làm các bảo vệ đường dây không đủ độ nhạy tác động.

Nhận xét: Để nâng cao độ nhạy của bảo vệ với các trường hợp sự cố không

đối xứng, có thể xem xét kích hoạt thêm chức năng bảo vệ qua dòng thứ tự nghịch (46).Dòng chỉnh định cho chức năng bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch trong khoảng:

Ikhởi động (46)=(0,1÷0,3)×Iđịnh mức BI

Bảo vệ này có độ nhạy cao, tuy nhiên chỉ hoạt động được với các sự cố không đối xứng.

Một giải pháp khác là sử dụng rơle bảo vệ quá dòng với khóa điện áp thấp (59&27) để nâng cao độ nhạy của bảo vệ.

2.5. Kết luận chương

Tách đảo là một chế độ có thể xảy ra đối với nhà máy thủy điện nhỏ. Trong chế độ vận hành này, nhà máy vận hành chỉ cấp điện cho một số phụ tải lân cận và có thể thấy rằng công suất ngắn mạch thường bị giảm đáng kể so với khi nhà máy đang hoạt động nối lưới.

Để đảm bảo hệ thống rơle bảo vệ cho các phần tử chính khi xảy ra tách đảo như máy phát điện, biến áp và đường dây, hoạt động đúng như đã được thiết kế chúng ta cần phải xem xét, tính toán và chỉnh định lại giá trị cài đặt của các rơle bảo vệ nhằm loại trừ chọn lọc các sự cố, tránh các rủi ro cho hệ thống. Trong chương này, các vấn đề cần quan tâm đối với hệ thống rơle bảo vệ cho các phần tử quan trọng hoạt động trong hệ thống cô lập được đưa ra bằng việc liệt kê các chức năng bảo vệ, đồng thời phân tích sự cần thiết phải chỉnh định lại hoặc bổ sung chức năng bảo vệ một cách chi tiết.

Loại bảo vệ Bảo vệ máy phát Không cần chỉnh định lại Cần chỉnh định lại Kích hoạt thêm

chức năng bảo vệ Ghi chú

Bảo vệ chống chạm đất

90% cuộn dây stato X

Bảo vệ so lệch dọc (87G) X Bảo vệ quá dòng (50, 51V) X  Bảo vệ quá dòng có hãm điện áp thấp.  Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (46). Bảo vệ (46) nên đặt với hai cấp tác động:  Bảo vệ chống sự cố không đối xứng.  Bảo vệ chống mất đối xứng tải. Bảo vệ chống chạm đất cuộn dây roto (64R) X Bảo vệ chống thấp kích từ (40) X Bảo vệ chống quá kích từ X

Bảo vệ chống quá tải

máy phát X

Bảo vệ chống quá điện

áp (59) X

Nên được xem xét mở rộng tối đa phạm vi chỉnh định.

Bảo vệ tần số cao/tần

số thấp (81O/81U) X

Chỉnh định căn cứ theo khả năng điều chỉnh của máy phát.

Bảo vệ chống quá từ thông lõi từ V/f (24)

Loại bảo vệ

Bảo vệ máy biến áp Không cần chỉnh định lại Cần chỉnh định lại Kích hoạt thêm chức năng bảo vệ Ghi chú

Chức năng bảo vệ quá

dòng (50, 51) X Chức năng bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (46). Chức năng bảo vệ so lệch (87T) Xem xét giảm hệ số hãm của bảo vệ so lệch. Chức năng bảo vệ chống quá từ thông lõi từ (bảo vệ V/f)

X

Bảng 2.3 Bảng thống kê các chức năng bảo vệ cho máy biến áp công suất nhỏ

Loại bảo vệ

Bảo vệ đường dây Không cần chỉnh định lại Cần chỉnh định lại Kích hoạt thêm chức năng bảo vệ Ghi chú

Chức năng bảo vệ quá

dòng (50, 51) X Chức năng bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (46). Xem xét các chức năng TĐL, cầu chì.

Bảng 2.4 Bảng thống kê các chức năng bảo vệ cho đường dây khi nhà máy vận hành ở chế độ tách đảo

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP PHÁT HIỆN TÁCH ĐẢO 3.1. Giới thiệu các phương pháp phát hiện tách đảo

Nguyên lý chính để phát hiện tách đảo là giám sát liên tục các thông số đầu ra của nguồn điện phân tán và các thông số của hệ thống, sự kiện tách đảo có thể được phát hiện khi có sự thay đổi về thông số hệ thống và của nhà máy theo những điều kiện đã được tính toán trước.

Phương pháp phát hiện tách đảo có thể chia ra ra hai dạng chính (Hình 3.1):  Phương pháp phát hiện tách đảo dựa trên tín hiệu điều khiển từ xa

 Phương pháp phát hiện tách đảo dựa trên tín hiệu đo lường tại chỗ: có thể chia thành 3 giải pháp khác nhau

- Giải pháp thụ động - Giải pháp chủ động - Giải pháp hỗn hợp

Phương pháp phát hiện tách đảo

Phương pháp dựa theo tín hiệu điều khiển từ xa

Phương pháp dự theo tín hiệu đo lường tại chỗ

Thụ động Chủ động Hỗn hợp

Hình 3.1 Các phương pháp phát hiện tách đảo

3.1.1. Phương pháp phát hiện tách đảo dựa theo tín hiệu điều khiển từ xa

Phương pháp phát hiện tách đảo từ xa dựa trên việc truyền tín hiệu điều khiển giữa điện lực và các nguồn điện phân tán đang kết nối vào hệ thống. Khi xảy ra sự cố phía hệ thống, sẽ có tín hiệu điều khiển được gửi đến nhà máy thủy điện nhỏ để ra lệnh tách nhà máy khỏi hệ thống. Mặc dù phương pháp này tốt hơn so với phương pháp tại chỗ nhưng về mặt kinh tế thì chúng khá tốn kém để thực hiện, có thể không kinh tế.

Có các phương pháp truyền tín hiệu điều khiển như sau: sơ đồ truyền tín hiệu cắt & sơ đồ truyền tín hiệu qua đường dây tải điện.

3.1.1.1. Sơ đồ truyền tín hiệu cắt

Ý tưởng chính của sơ đồ này là theo dõi tình trạng của tất cả các trạng thái của máy cắt và dao cách ly có thể tách đảo một hệ thống lưới phân phối. Để làm được như vậy ta sử dụng các hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA) có sẵn trên hệ thống. Phương pháp này đòi hỏi sự tương tác tốt giữa đơn vị điện lực và các nguồn phân tán, do đó làm tăng chi phí đầu tư duy trì hệ thống cho cả đơn vị điện lực và chủ sở hữu nguồn phân tán.

3.1.1.2. Sơ đồ truyền tín hiệu qua đường dây tải điện

Một máy phát tín hiệu ở hệ thống truyền tải sẽ liên tục phát đi một tín hiệu tới các trạm phân phối điện bằng cách sử dụng các đường dây truyền tải điện như các đường truyền tín hiệu (tương tự hệ thống tải ba sử dụng trên lưới điện truyền tải). Nếu như thiết bị nhận không nhận được tín hiệu (nguyên nhân có thể do các máy cắt giữa hệ thống truyền tải và trạm phân phối đang mở), thì chứng tỏ có tách đảo xảy ra.

Receiver Load Load DG DG Receiver Breaker GRID Transmitter

Hình 3.2 Sơ đồ truyền tín hiệu trên đường dây truyền tải điện

3.1.2. Phương pháp phát hiện tách đảo dựa theo tín hiệu đo lường tại chỗ

3.1.2.1. Phương pháp phát hiện thụ động

số và độ méo của sóng hài. Các thông số thay đổi rất nhiều khi hệ thống bị tách đảo, dựa trên sự thay đổi các thông số này có thể đánh giá hệ thống có đang ở trạng thái tách đảo hay không. Việc xác định ngưỡng cài đặt để phân biệt trạng thái tách đảo là rất quan trọng để tránh tác động nhầm khi có các rối loạn khác trong hệ thống.

Phương pháp phát hiện tách đảo thụ động có thể dựa trên sự thay đổi của các thông số như:

a) Dựa theo tốc độ thay đổi của công suất đầu ra: tốc độ thay đổi của công suất đầu ra (dP/dt) của DG khi nó bị tách đảo sẽ lớn hơn nhiều so với tốc độ thay đổi của công suất đầu ra của DG khi kết nối lưới, xét với cùng một tốc độ thay đổi của tải. Tốc độ thay đổi công suất này sẽ thể hiện rõ trong trường hợp công suất của DG không đáp ứng đủ cho tải lưới phân phối đang bị tách đảo.

b) Dựa theo tốc độ thay đổi của tần số: tốc độ thay đổi của tần số (df/dt) sẽ có giá trị lớn khi nguồn DG bị tách đảo. Tốc độ thay đổi tần số (Rate of Change of Frequency - ROCOF) này có thể tính bằng công thức:

2 df P f dt HG   (3.1)

Trong đó: ΔP là độ mất cân bằng công suất khi xảy ra tách đảo

H là hằng số quán tính của hệ máy phát điện,

G là công suất định mức của máy phát.

Theo công thức (3.1) thì các hệ thống có HG nhỏ thì df/dt có giá trị lớn. Để phát hiện tách đảo dựa theo tốc độ biến thiên tần số có thể sử dụng các rơle ROCOF. Rơle ROCOF sẽ giám sát sự thay đổi của tần số và tác động nếu tốc độ thay đổi tần số df/dt cao hơn giá trị cài đặt trong một khoảng thời gian nhất định. Các giá trị cài đặt đã được tính toán và lựa chọn sao cho rơle sẽ tác động nếu có tách đảo nhưng không tác động khi tải thay đổi. Phương pháp này có độ tin cậy cao khi mức độ mất cân bằng công suất lớn nhưng có thể không hoạt động nếu công suất phát của DG phù hợp với các tải địa phương. Trong trường hợp này có thể sử dụng kết hợp với phương pháp dựa trên tốc độ thay đổi tần số theo công suất.

trong một hệ thống điện nhỏ, sẽ lớn hơn df/dP của hệ thống có công suất lớn. Người ta hoàn toàn có thể sử dụng khái niệm df/dP này để xác định tách đảo. Hơn nữa, thực nghiệm đã chứng minh rằng, nếu sự chênh lệch công suất giữa DG và tải địa phương nhỏ thì phương pháp dùng df/dP sẽ nhạy hơn rất nhiều so với phương pháp dùng df/dt.

d) Dựa theo sự thay đổi của điện áp: sau khi tách đảo xảy ra, các DG phải chịu trách nhiệm cung cấp điện cho tải trong đảo. Nếu tải có thay đổi lớn, thì tách đảo có thể dễ dàng được phát hiện bằng cách theo dõi các thông số: độ lớn điện áp, độ dịch pha, sự thay đổi của tần số. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không hiệu quả khi sự thay đổi của tải nhỏ.

e) Dựa theo sự thay đổi của tổng trở: Tổng trở của phần bị tách khỏi lưới điện sau khi xảy ra tách đảo sẽ tăng lên so với lúc trước khi tách đảo. Do đó, việc liên tục giám sát tổng trở của nguồn sẽ cho phép phát hiện hệ thống có tách đảo hay không.

f) Dựa theo mức độ méo của sóng hài: sự thay đổi cấu hình của hệ thống bao gồm tải và nguồn sẽ làm thay đổi mức độ sóng hài trong lưới điện, đặc biệt là khi hệ thống có sự tham gia của các DG với bộ nghịch lưu. Theo dõi sự thay đổi của tổng độ méo sóng hài (TDH) của điện áp tại đầu cực DG sẽ cho phép phát hiện tách đảo của hệ thống.

3.1.2.2. Phương pháp phát hiện chủ động

Với các phương pháp phát hiện chủ động, tách đảo có thể được phát hiện ngay cả khi công suất phát của các DG và công suất tiêu thụ của tải phù hợp nhau, điều mà các phương pháp phát hiện thụ động có thể không hoạt động hiệu quả.

Một số phương pháp phát hiện tách đảo chủ động như:

a) Phát hiện tách đảo dựa trên sự trao đổi công suất phản kháng: Các DG sẽ phát ra và duy trì một dòng công suất phản kháng nhất định tại các điểm kết nối chung (PCC) giữa các DG và lưới. Dòng công suất này chỉ được duy trì khi lưới điện được kết nối. Hiện tượng tách đảo sẽ được phát hiện nếu mức độ của dòng công suất phản kháng không được duy trì ở giá trị thiết lập. Đối với các DG sử dụng máy phát điện đồng bộ, tách đảo có thể được phát hiện bằng cách cố ý thử tăng sức

điện động của máy phát trong một khoảng thời gian ngắn và theo dõi sự thay đổi của điện áp và công suất phản kháng mà DG phát ra. Nếu điện áp đầu cực có thay

Một phần của tài liệu Phân tích các đặc thù của hệ thống bảo vệ rơle đối với nguồn thủy điện nhỏ vận hành ở chế độ tách đảo (Trang 36)