III.2 Giải Pháp Xử Lý Thâm Hụt Ngân Sách Nhà Nước

Một phần của tài liệu Thực trạng cân đối NSNN việt nam hiện nay. những giải pháp xử lí thâm hụt ngân sách nhà nước (Trang 29 - 38)

Xử lý bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm,

bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách. Vậy xử lý bội chi NSNN như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay?

Thực tế trong những năm qua, chúng ta đã kiểm soát được mức thâm hụt NSNN ở giới hạn cho phép (không quá 5% GDP/năm) và nguồn vay chủ yếu chi đầu tư phát triển. Ngoài ra, chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế, phí, lệ phí chi đầu tư phát triển. Đây là những thành công bước đầu đáng ghi nhận trong công tác quản lý cân đối NSNN cũng như kiểm soát vấn đề bội chi NSNN.

Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều rơi vào trạng thái bội chi ngân sách và xu hướng hiện tại tất cả đang hương tới trạng thái cân đối NSNN và Việt Nam cũng đang cố gang thực hiện điều đó.Bởi vì bội chi NSNN tác động đến kinh tế vĩ mô nên càn có giải pháp bể thực hiện giảm bôị chi ngân sách. Mỗi giải pháp bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm xử lý bội chi NSNN như sau:

Về cơ bản các biện pháp là “ tăng thu và giảm chi” và các biện pháp khác: Vay nợ trong nước (vay dân); Vay nợ nước ngoài; Sử dụng dự trữ ngoại tệ; Vay ngân hàng (in tiền).

III.2.1. Biện pháp “tăng thu, giảm chi”

Trước tiên ta đề cập đến vấn đề tăng thu: làm thế nàođể tăng được các khoản thu vào ngân sách nhà nước, sau đây là một số biện pháp có thể thực hiện :

• Chính phủ có thể cho thuê tài nguyên quốc gia có thời hạn để tăng thêm một số tiền nhất định vào NSNN để có vốn chi cho đầu tư phát triển kinh tế.

• Cần ban hành chính sách thuế phù hợp, đặc biệt đối với thuế thu nhập cá nhân, cần có những khoản thu của những người có thu

nhập cao để bù đắp các khoản chi bất thường của NSNN như để đối phó với các thiên tai bất ngờ, dịch bệnh...góp phần đảm bảo công bằng xã hội. bên cạnh đó có thể mở rộng diện đánh thuế như thuế bất động sản... Dùng các biện pháp mạnh để tránh việc trốn, lậu thuế.

• Khuyến khích đẩy mạnh sản xuất hàng nội địa, ưu tiên sản xuất các mặt hàng chiến lược thay thế hàng nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu từ đó tăng được nguồn thu cho NSNN. • Về chiến lược xuất khẩu hàng hoá: nâng cao chất lượng hàng xuất

khẩu đặc biệt là hàng nông - thuỷ hải sản bằng cách hỗ trợ đầu tư công nghệ sau thu hoạch, hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm tư vấn, cung cấp dịch vụ sản xuất, bán sản phẩm.

Tiếp đến các biện pháp để giảm chi NSNN, đây là các biện pháp được áp dụng chủ yếu.

• Chi cho đầu tư: các khoản chi này không thể giảm một cách tuỳ tiện được do đó phải đầu tư có trọng điểm. Kiểm soát chặt chẽ việc giám sát các dự án sử dụng vỗn vay, vốn viện trợ để đảm bảo chất lượng dự án sao cho có hiệu quả sử dụng cao; tránh thất thoát lãng phí. Hạn chế chi cho các công trình chưa thực sự cần thiết cấp bách và tính hiệu quả không cao.

• Chi cho y tế, giáo dục: hàng năm chính phủ phải chi một số tiền khá lớn cho hai lĩnh vưc này do đó cần tiễn hành xã hội hoá y tế, giáo dục nhàm huy động nhiều hơn nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng cho NSNN

• Cải cách bộ máy hành chính theo hưỡng tinh gọn, hiệu quả. Do khoản chi lương bộ máy quản lí là khá lớn nên việc giảm bớt khoản chi trong lĩnh vực này sẽ giúp tiết kiệm NSNN.

• Chi hỗ trợ xăng dầu cần được giảm bớt,cụ thể hiện nay chính phủ thực hiện thả nổi cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này tự quyết định giá theo giá thế giới trên cơ sở phải được sự phê duyệt của chính phủ để tránh tình trạng các doanh nghiệp định giá quá cao.

• Bên cạnh đó, việc tăng cường vai trò quản lí nhà nước đối với quản lí NSNN nói chung và xử lí bội chi ngân sách nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết, đặc biệt là trong lĩnh vưc tham nhũng lãng phí ngân sách. Tăng cường vai trò quản lí nhà nước còn nhằm bình ône giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế, đó cũng là một biện pháp để tăng thu cho NSNN.

Có thể nói tăng thu giảm chi là là biện pháp tốt nhất để cân đối NSNN nhằm ổn định tình hình tài chính vĩ mô. Tuy nhiên thu NSNN cũng cần có giới hạn do GDP nước ta chưa lớn nếu tập trung thu ngân sách quá lớn sẽ làm giảm tiêu dùng và đầu tư của khu vực tư nhân dẫn đến giảm động lực phát triển kinh tế. khả năng giảm chi cũng cần có giới hạn vì nếu thắt chặt chi quá mức sẽ ảnh hưởng không tốt đến kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.

III.2.2. Vay nợ trong nước (Vay dân) :

Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay các dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội và các ngân hàng. Ở Việt Nam, Chính phủ thường uỷ nhiệm cho Kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc; trái phiếu kho bạc; trái phiếu công trình.

Năm Số tiền vay trong nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước (đơn vị tính: Tỷ đồng) 2007 43.000 2006 36.000 2005 32.420 2004 27.450 2003 22.895 2002 18.382

Ưu điểm: Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể du trì việc thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.

Hạn chế: Việc tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước bằng nợ tuy không gây ra lạm phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nhếu như tỷ lệ nợ trong GDP liên tục tăng. Thứ nữa, việc vay từ dân trực tiếp sẽ làm giảm khả năng của khu vực tư nhân trong vviệc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước.

Đặc biệt, ở những nước trải qua giai đoạn lạm phát cao (như nước ta hiện nay), giá trị thực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng, làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn. Chính phủ có thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các chủ thể khác trong nền kinh tế phải giữ trái phiếu, tuy nhiên, nếu việc này kéo dài có thể gây ảnh hướng nghiêm trọng đến uy tín của Chính phủ và khiến cho việc huy động vốn thông qua kênh này sẽ trở nên khó khăn hơn vào các năm sau.

Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trước nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế...

Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ của một nứoc nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA.

Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng...

Năm Số tiền vay nước ngoài để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước (đơn vị tính: Tỷ Đồng) 2007 13.500 2006 12.500 2005 8.326 2004 7.253 2003 7.041 2002 7.125

Ưu điểm: nó là một biện pháp tài trợ ngân sách nhà nước hữu hiệu, có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhược điểm: Nó sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chính phủ. Đồng thời, nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều

khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều.

III.2.4. Sử dụng dự trữ ngoại tệ:

Quỹ dự trữ ngọai tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hoặc một lãnh thổ nắm giữ dưới dạng ngoại tệ nhằm thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ đồng tiền quốc gia.

Chính phủ có thể sử dụng việc giảm dự trữ ngoại tệ để tài trợ thâm hụt ngân sách.

Ưu điểm của việc này là dự trữ hợp lý có thể giúp quốc gia tránh được khủng hoảng.

Tuy nhiên, việc sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ để tài trợ thâm hụt ngân sách lại tiềm ẩn nhiều rủi ro và phải hết sức hạn chế sử dụng. Vì nếu khu vực tư nhân cho rằng nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia hết sức mỏng mảnh, thì sự mất niềm tin vào khả năng mà chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối có thể dãn đến một dòng vốn ồ ạt chảy ra thế giới bên ngoài, làm cho đồng nội tệ giảm mạnh giá và làm tăng sức ép lạm phát. Kết hợp với việc vay nợ nước ngoài ở trên, việc giảm quỹ dự trữ ngoại tệ cũng sẽ khiến cho tỷ giá hối đoái tăng, làm suy yếu sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá trong nước.

III.2.5. Vay ngân hàng (in tiền)

Chính phủ khi bị thâm hụt ngân sách sẽ đi vay Ngân hàng Trung ương để bù đắp. Để đáp ứng nhu cầu này, tất nhiên, Ngân hàng trung ương sẽ tăng việc in tiền. Điều này sẽ tạo ra thêm cơ sở tiền tệ. Chính vì vậy, nó được gọi là tiền tệ hoá thâm hụt.

Ưu điểm của biện pháp này là nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một cách nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.

Nhưng, nhược điểm của biện pháp này lại lớn hơn rất nhiều lần. Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền. Nó đẩy cho việc lạm phát trở nên không thể kiểm soát nổi. Trong những năm 80 của thế kỷ 20, nước ta đã bù đắp bội chi ngân sách nhà nước bằng cách in thêm tiền đưa vào lưu thông. Việc này đã đẩy tỷ lệ lạm phát đỉnh điểm lên tới hơn 600%, nền kinh tế bị trì trệ...

Chính vì những hậu quả đó, biện pháp này rất ít khi được sử dụng. Và từ năm 1992, nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, việc tăng cường vai trò quản lí nhà nước đối với quản lí NSNN nói chung và xử lí bội chi ngân sách nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết, đặc biệt là trong lĩnh vưc tham nhũng lãng phí ngân sách. Tăng cường vai trò quản lí nhà nước còn nhằm bình ône giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế, đó cũng là một biện pháp để tăng thu cho NSNN.

Theo dự báo, trong kế hoạch nguồn đầu tư phát triển bằng vốn NSNN sẽ được mở rộng. Nếu sử dụng có hiệu quả, công trình được đầu tư đúng, chất lượng xây dựng bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ công trình được coi trọng, thì hằng năm đất nước ta có thêm nhiều công trình đặc biệt quan trọng được hoàn thành bằng vốn NSNN, góp phần bảo đảm sự phát triển ổn định, vững chắc về kinh tế và từng bước đáp ứng nhu cầu thiết yếu về đời sống xã hội, văn hóa của nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Ngược lại, nếu quản lý, sử dụng không tốt, vốn đầu tư xây dựng những công trình lớn, nhưng hiệu quả nhỏ, những công trình có chất lượng kém... thì sẽ dẫn đến tham nhũng, thất thoát, lãng phí lớn. Vì vậy, một trong các giải pháp quan trọng là làm tốt việc công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ NSNN. Đồng thời, chấn chỉnh và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt chẽ, chống lãng phí, tiêu cực trong hoạt động đầu tư, nhất là trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách. Cũng cần có chế tài làm rõ trách nhiệm của người có trách nhiệm khi ra quyết định đầu tư và người được giao quản lý, sử dụng công trình đó.

Thực tế cho thấy, muốn công khai, minh bạch quá trình quản lý, sử dụng vốn ĐTXDCB, cần coi trọng sự tham gia của cộng đồng dân cư để dự án xây dựng không chỉ sát hợp hơn với lợi ích của cộng đồng cả về mặt vật chất và phong tục, tập quán, văn hóa, mà còn có được sự giám sát tại chỗ và thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện dự án và cả khi công trình được đưa vào sử dụng.

Khắc phục những biểu hiện nêu trên, có nhiều phương thức khác nhau, nhưng điều quan trọng là chúng ta cần phải công bố công khai,

minh bạch dự án đầu tư để nhân dân nói chung, cộng đồng dân cư nói riêng góp ý kiến vào các khâu của quá trình XDCB từ chủ trương đầu tư đến việc đấu thầu, thi công công trình. Cũng cần có các văn bản pháp quy quy định về các quy chế kiểm toán bắt buộc đối với các công trình ĐTXDCB. Một trong những giải pháp cho vấn đề này là cần khẩn trương chuyển kiểm toán nhà nước sang QH giám sát, chứ không phải là một cơ quan của Chính phủ như hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng cân đối NSNN việt nam hiện nay. những giải pháp xử lí thâm hụt ngân sách nhà nước (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w