III.1 Thuận Lợi, Khó Khăn Trong Cân Đối NSNN

Một phần của tài liệu Thực trạng cân đối NSNN việt nam hiện nay. những giải pháp xử lí thâm hụt ngân sách nhà nước (Trang 28 - 29)

Thuận lợi: Hệ thống chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước có sự quan tâm đúng mức đến đề cân đối NSNN nhằm hướng tới một NSNN bền vững, ổn định làm điều kiện để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Những quy định pháp luật về cân đối NSNN ngày càng hoàn thiện hơn giúp cho tiến trình thực hiện cân đối NSNN ngày càng thuận lợi hơn, với sự ra đời, sữa đổi và bổ sung của Luật NSNN. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mỡ ra nhiều hướng phát triển cho nền kinh tế nước, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm môi trường đầu tư được cải thiện, từ đó đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nguồn thu NSNN. Chính phủ đã chú trọng đến khai thác nguồn thu nội địa trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động. Nhà nước đã có những điều chỉnh về thuế, cơ chế thu chi khi tham gia vào WTO để vấn đề cân đối NSNN ngày được đảm bảo hơn.

Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi có được, nước ta cũng gắp nhiều khó khăn để cân đối NSNN trong thời gian sắp tới. Nguồn thu ngân sách nhà nước có thể không ổn định, chi têu NSNN có thể tăng lên, do đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Nhà nước phải thực hiện các cam kết quốc tế về thuế quan, do ảnh hưởng từ những biến động và suy thoái của nền kinh tế thế giới nguồn ODA có thể bị sụt giảm, Nhà nước phải hỗ trợ nhiều cho nền kinh tế như: trợ gía xăng dầu, nông sản,… Năng lực và trình độ quản lý của bộ máy nhà nước còn nhiều yếu kém. Những vấn đề trên có thể là những trở ngại lớn để nước ta thực hiện cân đối NSNN.

Một phần của tài liệu Thực trạng cân đối NSNN việt nam hiện nay. những giải pháp xử lí thâm hụt ngân sách nhà nước (Trang 28 - 29)