II.3.Thực Trạng Thâm Hụt Ngân Sách Nhà Nước

Một phần của tài liệu Thực trạng cân đối NSNN việt nam hiện nay. những giải pháp xử lí thâm hụt ngân sách nhà nước (Trang 25 - 28)

Trong giai đoạn 2001-2007, bội chi NSNN về cơ bản đuợc cân đối ở mức 5% GDP và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP. Nếu chỉ xét ở tỷ lệ so với GDP, cũng thấy bội chi NSNN trong 7 năm trở lại đây tăng cao hơn các năm trước đó khá nhiều (bình quân khoảng 4,95% GDP) vì giai đoạn năm 1991-1995, mức bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 2,63% và giai đoạn từ năm 1996-2000 ở mức 3,87% so với GDP

BẢNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ 2001 – 2007Đơn vị tính: Tỷ Đồng Đơn vị tính: Tỷ Đồng

Năm Số thâm hụt Thâm hụt so với GDP 200 1 25.885 4,67% 200 2 25.597 4,96% 200 3 29.936 4,9% 200 4 34.703 4,85% 200 5 40.746 4,86% 200 6 48.500 5% 200 7 56.500 5%

Đồ thị : thâm hụt NSNN so với GDP

Mức thâm hụt NSNN năm 2008 do Quốc hội dự toán khoảng là 66.900 tỷ đồng, ước tính năm 2008 thâm hụt NSNN vào khoảng 66.200 tỷ đồng, bằng 4,95% GDP khi xây dựng dự toán. Đến 31/12/2008, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ Trái phiếu Chính phủ) bằng 33,5% GDP, dư nợ ngoài nước của Quốc gia bằng 27,2% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

Như vậy:

 Công tác điều hành chi NSNN năm 2008 đảm bảo theo đúng chủ trương thắt chặt chi tiêu để kiềm chế lạm phát; tập trung nguồn lực (tăng thu, tiết kiệm chi) của NSNN để chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng trợ cấp xã hội.

 Chính sách thuế, phí được điều chỉnh theo hướng khuyến khích xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, hạn chế việc xuất khẩu nguyên liệu và khoáng sản thô; tăng cường kiểm soát nhập khẩu hàng hoá không thiết yếu, giảm nhập siêu trong khuôn khổ phù hợp với các cam kết WTO, đồng thời, tiếp tục rà soát, bãi bỏ một số loại phí, lệ phí và các khoản huy động khác để giảm gánh nặng đóng góp

của người dân, nhất là nông dân. Đã thực hiện biện pháp kéo dài, giãn thời hạn nộp thuế đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động chế biến xuất khẩu để hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, xuất khẩu.

 Công tác quản lý, điều hành giá được tổ chức triển khai quyết liệt, đã góp phần tích cực thực hiện kiềm chế lạm phát. Việc điều chỉnh giá thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp, góp phần chống buôn lậu, khuyến khích sử dụng tiết kiệm; đồng thời, thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng gặp khó khăn khi Nhà nước điều chỉnh giá.

Một phần của tài liệu Thực trạng cân đối NSNN việt nam hiện nay. những giải pháp xử lí thâm hụt ngân sách nhà nước (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w