Định nghĩa về tư duy

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm biễu diễn khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 4 từ trường, vật lý 11 nâng cao, nhằm phát triển tư duy học sinh (Trang 38)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

4.1.1.Định nghĩa về tư duy

I.N. Tônxtôi đã viết: “ Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nào nó là thành quả những cố gắng của tư duy chứ không phải trí nhớ ”. Như vậy, trong quá trình học thì cái mà HS lĩnh hội được chính là cách tư duy, cách tư duy sẽ còn lại trong mỗi người học trong khi kiến thức có thể bị quên đi trong trí nhớ. Hay nói cách khác HS chỉ lĩnh hội được tri thức chỉ khi họ thực sự tư duy.

Theo M. N. Sacdacop: “Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật và hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chất của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật và hiện tượng mới, riêng lẻ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát hoá đã thu nhận được”.

Hiểu một cách khác theo tâm lí học thì tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính qui luật bên trong của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Tư duy là hình thức cao nhất của sự phản ánh, là mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác.

Tóm lại, trong vật lí có thể hiểu tư duy là một quá trình nhận thức khái quát và gián tiếp những sự vật và hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính bản chất của chúng, những mối quan hệ khách quan, phổ biến giữa chúng, đồng thời cũng là vận dụng sáng tạo những kết luận khái quát đã thu được vào những dấu hiệu cụ thể, dự đoán được những thuộc tính, hiện tượng quan hệ mới.

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm biễu diễn khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 4 từ trường, vật lý 11 nâng cao, nhằm phát triển tư duy học sinh (Trang 38)