Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy các dạng hình tứ giác toán 3 (Trang 65 - 82)

6. Cấu trúc luận văn:

4.3.Tiến hành thực nghiệm

4.3.1. Dự giờ rút kinh nghiệm tiết theo mô hình VNEN

BIÊN BẢN DỰ GIỜ Trường: Tiểu học Ngô Quyền

Lớp: 3.9 Sĩ số: 33 Vắng: 00 Ngày 02 tháng 4 năm 2015 Buổi: sáng Tiết: 3

65 Bài dạy: Hoạt động cơ bản bài 80. Diện tích hình chữ nhật (Hướng dẫn học Toán - tập 2B, trang 29).

Sinh viên dự giờ: Nguyễn Thị Thanh Xuân

NỘI DUNG TIẾT DẠY 1. Ổn định lớp: (2’)

- Chủ tịch hội đồng tự quản giới thiệu lớp học và báo cáo sĩ số. - Hát vui bài “Tiếng hát bạn bè mình”.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên (GV) mời Phó chủ tịch hội đồng tự quản nhận thư và điều khiển lớp ôn bài cũ.

- Phó chủ tịch hội đồng tự quản mời các bạn trả lời và nhận xét các câu hỏi: + Tiết trước chúng ta học bài gì?

+ Để đo diện tích người ta dùng đơn vị nào? + Các bạn đã được học đơn vị đo diện tích nào?

+ Các bạn hãy thực hiện phép tính: 2cm2 × 3 = ? vào bảng con.

- Trưởng ban học tập nhận xét: “Các bạn nắm được bài và nhớ bài”. Mời giáo viên nhận xét.

- GV nhận xét: “Đa số các bạn đều đã nhớ bài, nhưng thực hiện phép tính còn chậm, các em cố gắng làm nhanh hơn”.

3. Bài mới: (1’)

GV: Tiết toán trước, chúng ta đã học cách tìm diện tích các hình bằng cách nào?

HS: Tìm diện tích các hình bằng cách đếm số ô vuông ở trong đó. GV: Vẽ một hình chữ nhật lên bảng.

Làm sao tính được diện tích hình này? HS: Em đếm được 28 ô vuông.

66

A B

C D

Em tính được 7 + 7 + 7 + 7 hoặc 4 + 4 + 4 + 4 + 4+ 4 + 4

GV: Còn một cách khác giúp các em tính nhanh hơn là dựa vào số đo các cạnh để tính diện tích hình. Hôm nay chúng ta sẽ học cách tính diện tích như vậy. Mời các em tìm hiểu bài “Diện tích hình chữ nhật”.

+ Mời nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc mục tiêu bài học. Học sinh (HS): lắng nghe và thực hiện

4. Hoạt động cơ bản: (20’) Thời

gian Nội dung lưu bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh 17’ Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc tính diện

tích hình chữ nhật

GV: Yêu cầu các nhóm hoạt động: Các nhóm thực hiện bài 1. Chơi trò chơi “Đố bạn” (trang 29). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS: Thực hiện hoạt động trong nhóm. GV: Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng và mời HS nêu tên hình chữ nhật.

HS: Hình chữ nhật ABCD.

GV: Chia hình chữ nhật thành các ô vuông có cạnh bằng 1cm. Sau đó mời HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi:

+ Hình chữ nhật ABCD có diện tích là bao nhiêu?

+ Hãy nêu cách tính diện tích của hình chữ nhật đó.

HS: Thảo luận và trả lời. (Một số HS trả lời: hình chữ nhật ABCD có 18 ô vuông nên diện tích hình chữ nhật ABCD là 18 ô vuông)

GV: Hướng dẫn cho HS trả lời các câu hỏi: + Các ô vuông trong hình được chia

1cm

A B

C D

67 làm mấy hàng? Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông?

+ Các ô vuông trong hình được chia làm mấy cột? Mỗi cột có bao nhiêu ô vuông?

HS: Báo cáo kết quả:

+ Được chia làm 3 hàng, mỗi hàng có 6 ô vuông.

+ Được chia làm 6 cột, mội cột có 3 ô vuông.

GV: Hình chữ nhật ABCD có 3 hàng, mỗi hàng có 6 ô vuông. Vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông? (Yêu cầu HS làm vào bảng con)

HS: Hình chữ nhật ABCD có: 3 × 6 = 18 (ô vuông)

GV: Mỗi cạnh ô vuông bằng bao nhiêu cm?

HS: Mỗi cạnh ô vuông bằng 1cm.

GV: Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?

HS: Mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2 (vài HS còn nhầm đơn vị cm và cm2)

GV: Nhấn mạnh đơn vị đo diện tích là cm2, đơn vị đo độ dài là cm.

Hình chữ nhật ABCD có 18 ô vuông, mà mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2. Vậy diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu xăng-ti- mét vuông? HS: Diện tích hình chữ nhật ABCD là A B C D 1cm2 1cm

68 18cm2.

GV: Các em quan sát hình chữ nhật ABCD và cho thầy biết độ dài cạnh AB, BC là bao nhiêu cm?

HS: Trả lời và ghi độ dài các cạnh trên hình chữ nhật ABCD.

GV: Từ kết quả diện tích hình chữ nhật ABCD có diện tích là 18cm2. Mời các nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc và báo cáo: Dựa vào độ dài các cạnh ta làm thế nào để tính diện hình chữ nhật?

HS: Thảo luận và trả lời:

Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 6cm × 3cm = 18 (cm2) 6cm là chiều dài 3cm là chiều rộng 18cm2 là diện tích hình chữ nhật ABCD. → Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

GV: Nhận xét và kết luận: Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Ví dụ hình chữ nhật có chiều dài là 1dm và chiều rộng là 5cm. Nếu để nguyên các số đo như vậy, có tính được diện tích hình chữ nhật không?

HS: Không.

GV: Như vậy ta phải làm thế nào?

C 6cm 3cm A B D 1cm2 1cm

69 3’

HS: Đổi đơn vị 1dm = 10cm.

GV: Vậy các em lưu ý gì về đơn vị đo khi tính diện tích hình chữ nhật?

HS: Lưu ý phải cùng đơn vị đo.

GV: Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm:

+ Thực hiện bài 2 phần a) trang 29. + Học thuộc quy tắc (ô màu tím, phần b) trang 30). GV tới các nhóm quan sát và kiểm tra các nhóm làm việc.

+ Mời HS bất kì nhắc lại quy tắc và mời bạn khác nhận xét (không nhìn sách).

+ Hỏi: muốn tính diện tích hình chữ nhật ta cần những dữ kiện gi?

HS: Nhóm trưởng điều khiển nhóm và các thành viên trả lời:

+ Đọc và hoàn thành bài a). + Nhắc lại quy tắc và nhận xét

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta cần có chiều dài và chiều rộng (cung đơn vị đo).

Hoạt động 2: Thực hành

GV: Yêu cầu HS làm phần c) vào bảng con.

HS: Làm bài vào bảng, nhóm trưởng báo cáo.

GV: Nhận xét: 1 bài toán phải có lời giải, phép tính và đáp số.

70 - GV: Mời Phó chủ tich hội đồng tự quản – bạn Đức Anh lên ôn bài cho cả lớp. Yêu cầu cả lớp xếp sách vở lại, chuẩn bị bảng con và bút viết.

- HS: Đức Anh đặt câu hỏi:

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào? (yêu cầu các bạn ghi ngắn gọn theo cách hiểu cá nhân).

Nhận xét và lưu ý “chiều dài và chiều rộng phải cùng đơn vị đo”.

+ Để đo diện tích ta sử dụng đơn vị gì? Hãy viết vào bảng đơn vị đo diện tích mà bạn đã được học?

Để đo diện tích ta sử dụng đơn vị đo diện tích. cm2 + Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta cần những gì? Có chiều dài và chiều rộng.

+ Qua tiết học này các bạn học được những gì? Học được cách tính diện tính hình chữ nhật.

- GV: Mời các nhóm tự nhận xét quá trình học của nhóm.

- HS: Các nhóm trưởng nhận xét. Phó chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét (lớp tích cực học, nhưng một số bạn còn chậm). Mời giáo viên nhận xét.

- GV: Nhận xét, nhắc một số bạn cố gắng làm bài nhanh hơn. Yêu cầu HS về nhà kể lại với bố mẹ về những việc em đã làm.

* Nhận xét và rút kinh nghiệm tiết dạy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tiết dạy giáo viên đã áp dụng hình thức dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm và hình thành được cho học sinh kiến thức mới đó là quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. Tổ chức cho học sinh giải quyết các vấn đề học tập thông qua hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.

Cách tổ chức: giáo viên vận dụng phối hợp các phương pháp: giáo viên đã đặt vấn đề tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay khi giới thiệu bài mới (phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề); trực quan sinh động qua hình ảnh cụ thể, gợi mở - vấn đáp qua các câu hỏi trao đổi giữa giáo viên và học sinh cũng như qua các nhiệm vụ thảo luận nhóm của học sinh với nhau. Giáo viên cũng đã hoàn thành đầy đủ các bước khi xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật: xây dựng

71 (hình thành) quy tắc, nắm được (học thuộc) các quy tắc, vận dụng các quy tắc vào các bài luyện tập thực hành.

Tiết dạy diễn ra trôi chảy và không khí lớp học thân thiện. Giáo viên tạo hứng thú cho học sinh; giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm; điều chỉnh nội dung, hình thức tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm; tất cả học sinh đều biết tự học theo hướng dẫn của giáo viên và theo tài liệu hướng dẫn học. Các nhóm làm việc và thống nhất được ý kiến. Tất cả học sinh dều hoàn thành nhiệm vụ học tập, đạt mục tiêu bài học.

Qua tiết dự giờ, tôi đã học được khá nhiều kinh nghiệm trong việc đứng dạy một tiết Toán theo mô hình mới (VNEN), cũng như kinh nghiệm vận dụng phối hợp các phương pháp phù hợp trong một nội dung kiến thức, cách thức giúp phát huy khả năng học tập tích cực của học sinh theo tinh thần đổi mới hình thức dạy học. Giáo viên luôn theo sát, chủ động giúp học sinh trong quá trình học tập nhờ đó uốn nắn kịp thời cho học sinh có hướng đi đúng. Cách thức giúp hoạt động nhóm có hiệu quả đó là nhóm trưởng phải bao quát được nhóm, điều hành hoạt động của nhóm để cho các thành viên trong nhóm đều hoạt động.

4.3.2. Thực hiện tiết dạy theo mô hình VNEN a) Dự đoán về tiết dạy

Giảng dạy phần hoạt động thực hành bài 80. Diện tích hình chữ nhật (Sách Hướng dẫn học Toán 3 – tập 2B, trang 30 – 31).

- Thuận lợi: học sinh đã có thời gian dài học trong môi trường ứng dụng mô hình mới, nên các em linh hoạt trong học tập. Tôi đã được tiếp xúc với lớp trong tiết học trước nên nắm được phần nào đặc điểm, tình hình của lớp: học sinh học tập nghiêm túc, chủ động. Học sinh đã được khắc sâu kiến thức trong những hoạt động ở tiết dạy trước, đó là điều kiện tốt để hoàn thành tiết thực hành được diễn ra tự nhiên và trôi chảy.

- Khó khăn: Do đây là hoạt động thực hành, có nhiều bài tập nên phải tốn nhiều thời gian để nhắc lại kiến thức và làm bài tập.

72 - Biện pháp: Kết hợp kiểm tra bài cũ với ôn kiến thức cho học sinh.

b) Phân tích các hoạt động

Do đây là tiết học hoạt động thực hành nên các hoạt động và bài tập nhằm ôn lại quy tắc tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, rèn kĩ vận dụng sáng tạo các quy tắc vào bài tập cụ thể cách chính xác.

- Bài tập 1 trang 30: Viết vào ô trống (theo mẫu): Chiều dài Chiều rộng Diện tích

hình chữ nhật Chu vi hình chữ nhật 3cm 2cm 3 × 2 = 6 (cm2) (3 + 2) × 2 = 10 (cm) 10cm 6cm 15cm 4cm 21cm 7cm

Giáo viên phát phiếu bài tập (nội dung bài tập trên) cho học sinh. Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm, nhắc lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật và quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. Đa số học sinh đều trả lời được vì đây là những kiến thức mới đã được nhắc lại trong phần kiểm tra bài cũ. Đồng thời giáo viên đến từng nhóm kiểm tra hoạt động của các nhóm, đặt câu hỏi về đơn vị đo diện tích. Tuy nhiên một số em còn lung túng trong việc xác định đơn vị đo diện tích cũng như chu vi. Sau khi được giáo viên lưu ý, học sinh đều đã nắm rõ và đưa ra được kết quả của bài tập.

Chiều dài Chiều rộng Diện tích hình chữ nhật Chu vi hình chữ nhật 3cm 2cm 3 × 2 = 6 (cm2) (3 + 2) × 2 = 10 (cm) 10cm 6cm 10 × 6 = 60 (cm2) (10 + 6) × 2 = 32 (cm) 15cm 4cm 15 × 4 = 60 (cm2) (15 + 4) × 2 = 38 (cm) 21cm 7cm 21 × 7 = 147 (cm2) (21 + 7) × 2 = 56 (cm)

- Bài 2 trang 31: Giải các bài toán:

a) Một hình chữ nhật có chiều rộng 5cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật.

b) Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng 9cm, chiều dài 12cm. Tính diện tích miếng bìa đó.

73 Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các thành viên đọc kĩ đề, phân tích đề bài (đề bài cho gì? và yêu cầu làm gì?). Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nhớ lại kiến thức (để tính diện tích hình chữ nhật cần phải có chiều dài và chiều rộng) và nhắc nhớ học sinh về các bước thực hiện bài toán có lời văn. Học sinh nắm được vấn đề và áp dụng quy tắc vào tính. Giáo viên mời 2 học sinh thực hiện bài giải trên bảng để rèn kĩ năng giải toán có lời giải cho học sinh, đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng nhận xét, đánh giá và tự đánh giá.

Bài giải a) Chiều dài hình chữ nhật là: 5 × 2 = 10 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 5 × 10 = 50 (cm2) Đáp số: 50 (cm2)

b) Diện tích miếng bìa hình chữ nhật là: 12 × 9 = 108 (cm2)

Đáp số: 108 (cm2) - Bài 3 trang 31: Tính diện tích hình chữ nhật, biết: a) Chiều dài 6cm, chiều rộng 4cm.

b) Chiều dài 1dm, chiều rộng 7cm.

Giáo viên yêu cầu học sinh áp dụng quy tắc và thực hiện phép tính. Một số học sinh quên chưa đổi đơn vị, sau khi được giáo viên nhắc gợi mở, các em đã phát hiện ra lỗi sai và chỉnh sửa.

Bài giải a) Diện tích hình chữ nhật là: 6 × 4 = 24 (cm2) Đáp số: 24 (cm2) b) Chiều dài 1dm = 10cm Diện tích hình chữ nhật là: 10 × 7 = 70 (cm2)

74 Đáp số: 70 (cm2)

- Bài 4 trang 31: Giải bài toán: Hình H gồm hình chữ nhật ABCD và hình chữ nhật MCPN (có kích thước ghi trên hình vẽ). a) Tính diện tích mỗi hình chữ nhật có trong hình vẽ. b) Tính diện tích hình H.

Bài này đòi hỏi học sinh sáng tạo,

giáo viên để học sinh suy nghĩ và tự tìm cách giải để rèn khả năng tư duy cho học sinh. Học sinh nhạy bén nên đã phát hiện ra vấn đề, các em miêu tả cách thực hiện. Qua phần miêu tả, phần lớn học sinh đã hiểu cách làm và thực hiện được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài giải a) Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 10 × 8 = 80 (cm2) Diện tích hình chữ nhật MCPN là: 20 × 8 = 160 (cm2) Đáp số: Diện tích hình chữ nhật ABCD là 80 (cm2) Diện tích hình chữ nhật MCPN là160 (cm2) b) Diện tích hình H là: 80 + 160 = 240 (cm2) Đáp số: 240 cm2 c) Nhận xét tiết dạy:

- Đảm bảo được tiến trình một tiết dạy theo mô hình VNEN. Tuân thủ được các quy định về thời gian cũng như kiến thức.

- Dạy học đúng tinh thần lấy học sinh làm trung tâm.

8cm 8cm 10cm 20cm A B C D P M N Hình H

75 - Do chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc giảng dạy nên chưa ổn định được lớp làm lớp ồn. Giọng nói vừa nghe, rõ ràng, nhưng các câu hỏi còn chưa nhấn mạnh được nội dung chính.

* Rút kinh nghiệm:

Qua tiết thực giảng, tôi nhận thấy được những ưu khuyết điểm của bản thân. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần hỗ trợ kịp thời cho những học sinh còn nhiều hạn chế, đồng thời giúp phát huy khả năng của những học sinh vượt trội. Để làm được điều đó giáo viên phải kiểm soát được khả năng nắm bắt kiến thức sau từng hoạt động của từng cá nhân, từng nhóm (đặc biệt là những học sinh hạn chế).

* Kết luận chương 4

Dựa trên kết quả phân tích một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy các dạng hình Tứ giác trong môn Toán lớp 3, cũng như dự giờ tiết dạy theo mô hình VNEN. Tôi đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy tiết học theo mô hình VNEN. Tuy còn nhiều bỡ ngỡ với mô hình mới, nhưng cũng đã hoàn thành tốt tiết dạy, giúp học sinh hoàn thành mục tiêu bài học. Ngoài ra, tôi cũng đã nắm rõ tiến trình một

Một phần của tài liệu một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy các dạng hình tứ giác toán 3 (Trang 65 - 82)