Nội dung chương trình Toán 3 liên quan đến các dạng hình Tứ giác

Một phần của tài liệu một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy các dạng hình tứ giác toán 3 (Trang 43)

6. Cấu trúc luận văn:

2.4.Nội dung chương trình Toán 3 liên quan đến các dạng hình Tứ giác

các nội dung giáo dục toán học và các nội dung giáo dục khác, với số học là mạch kiến thức trọng tâm. Mặc dù mạch kiến thức hình học chỉ chiếm 10% trong tổng

43 thời lượng dạy học môn Toán ở lớp 3, nhưng dạy các yếu tố hình học là cơ hội tốt nhất để phát triển năng lực trí tuệ. Hình học không những thể hiện trong môn Toán mà còn được ứng dụng rộng rãi trong các môn học khác.

Đối với học sinh lớp 3 khi học các yếu tố hình học học sinh phải nhận biết các góc từ trực quan hình ảnh, vẽ được góc bằng thước thẳng và ê-ke, nhận biết góc vuông, góc không vuông; nhận biết các yếu tố của hình (góc, cạnh và đỉnh) và đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông.

Từ đó cho thấy nội dung chính quan trọng của mạch kiến thức hình học trong môn Toán lớp 3 liên quan đến hình Tứ giác (hình chữ nhật, hình vuông). Từ những kiến thức liên quan đến hình tứ giác trên học sinh ứng dụng vào việc nhận dạng hình, ghép hình và giải toán có lời văn liên quan đến hình học.

Cụ thể, nội dung kiến thức liên quan đến các dạng hình Tứ giác có thể phân làm 4 dạng như sau:

2.4.1. Hình thành “khái niệm - biểu tượng”

Mảng kiến thức này nhằm mục tiêu giúp học sinh có những khái niệm cơ bản ban đầu về: góc vuông, góc không vuông; có biểu tượng về hình chữ nhật, hình vuông qua đặc điểm về cạnh, góc của hình.

Có thể thấy rõ qua hoạt động cơ bản ở: “Bài 23. Góc vuông, góc không vuông. Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke” (trang 71-72, sách Hướng dẫn học Toán 3 (sách thử nghiệm) - tập 1A), “Bài 47. Hình chữ nhật, hình vuông” (trang 76-79, sách Hướng dẫn học Toán 3 (sách thử nghiệm) - tập 1B),…

2.4.2. Nhận biết hình

Năng lực nhận biết (nhận dạng) hình ở lớp 3 tiếp tục trên nền tảng kiến thức ở lớp 1 và lớp 2 (nhận dạng các hình qua trực giác tổng thể) và bước đầu nhận dạng hình theo các đặc điểm về yếu tố cạnh, góc của hình. Chẳng hạn: “Hình chữ nhật có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau”, “Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau”,… Nhận biết hình qua cách “kiểm tra” hình dạng bằng ê ke, thước đo độ dài, chẳng hạn nhận biết góc vuông để xác định hình chữ

44 nhật, hình vuông bằng ê ke, nhận biết các cạnh bằng nhau bằng thước đo xăng-ti- mét,…Từ đó gọi tên được những hình đã nhận diện.

Cần lưu ý rằng, tùy theo mức độ yêu cầu và theo từng giai đoạn học tập của học sinh mà kết hợp giữa nhận dạng các hình bằng “trực giác tổng thể” với nhận dạng các hình qua “đặc điểm yếu tố cạnh, góc” của hình cũng như qua các công cụ vẽ các hình đó.

Đa số các bài toán ở hoạt động thực hành trong bài 23 và bài 47 (sách Hướng dẫn học Toán 3) yêu cầu học sinh nhận biết hình. Tiêu biểu như:

- Bài 1 trang 73 (sách Hướng dẫn học Toán - tập 1A):

a) Dùng ê ke nhận biết góc vuông, góc không vuông trong hình vẽ dưới đây:

b) Nêu tên đỉnh và các cạnh của góc vuông trong hình vẽ trên. c) Nêu tên đỉnh và các cạnh của góc không vuông trong hình vẽ trên.

- Bài 1 trang 80 (sách Hướng dẫn học Toán 3 - tập 1B): Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình sau:

M P N X O Y K G T S Q H A O B C D E

45 a) Hình chữ nhật ABCD. b) Hình vuông MNPQ.

A B M N

D C

Q P

Mặc dù bài yêu cầu đo độ dài các cạnh và cho biết trước đây là hình gì. Tuy nhiên, với dạng bài này sẽ rèn cho học sinh kĩ năng đo đạc, kiểm tra lại các kiến thức đã được học. Đó là hình chữ nhật phải có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạng ngắn bằng nhau hoặc hình vuông thì có 4 cạnh bằng nhau.

2.4.3. Thực hành vẽ hình, xếp ghép hình

Hoạt động thực hành vẽ hình được thực hiện nhằm mục đích dạy cho học sinh tập sử dụng các công cụ hình học chính xác như thước, ê ke để dựng hình chứ không phải vẽ hình (theo nghĩa thông thường). Qua việc vẽ hình học sinh sẽ nắm vững hơn đặc điểm các hình hình học, được rèn luyện tư duy kĩ thuật và tính cẩn thận, chu đáo, ưa thích sự chính xác,… Bên cạnh đó, hoạt động xếp ghép hình lại góp phần hình thành cho học sinh những biểu tượng chính xác hơn về các hình hình học, rèn luyện tư duy, phát triển trí tưởng tượng không gian và óc thông minh, sáng tạo.

Ví dụ:

- Bài 5 trang 73 (sách Hướng dẫn học Toán 3 - tập 1B): Có 8 hình tam giác, mỗi hình như hình bên:

46 - Bài 3 trang 81 (sách Hướng dẫn học Toán 3 - tập 1B): Vẽ hình (theo mẫu):

A M B

D P C

- Bài 1 trang 81 (sách Hướng dẫn học Toán 3 - tập 1B): Em hãy cắt các hình vuông, hình chữ nhật khác nhau và dán vào vở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.4. Tính chu vi, diện tích các hình

Nội dung này bao hàm các quy tắc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông. Do đó, đây là mảng kiến thức lớn nhất và là trọng tâm của việc dạy hình học ở Tiểu học nói chung cũng như dạy các kiến thức liên quan đến hình Tứ giác ở lớp 3 nói riêng. Nhờ có các quy tắc này mà học sinh có thể đo một cách gián tiếp (qua tính toán trên các kích thước của hình) giá trị của hai đại lượng hình học này.

Những nội dung cần quan tâm ở dạng này là:

- “Bài 48. Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông”, trang 82-86, sách Hướng dẫn học Toán 3 (sách thử nghiệm) - tập 1B.

- “Bài 80. Diện tích hình chữ nhật”, trang 29-31, sách Hướng dẫn học Toán 3 (sách thử nghiệm) - tập 2B.

- “Bài 81. Diện tích hình vuông”, trang 32-35, sách Hướng dẫn học Toán 3 (sách thử nghiệm) - tập 2B.

Bên cạnh đó còn có các bài toán có nội dung hình học lồng trong mạch kiến thức “Dạy học giải toán có lời văn” (Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông) như:

- Bài 4 trang 89, sách Hướng dẫn học Toán 3 (sách thử nghiệm) – tập 1B: Một sân chơi hình chữ nhật có chiều dài 120m, chiều rộng 65m. Tính chu vi của sân chơi đó.

47 - Bài 5 trang 60, sách Hướng dẫn học Toán 3 (sách thử nghiệm) – tập 2B: Một hình vuông có chu vi 24cm. Hỏi hình vuông đó có diện tích bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?

- Bài 5 trang 72, sách Hướng dẫn học Toán 3 (sách thử nghiệm) – tập 2B: Một hình vuông và một hình chữ nhật có cùng chu vi. Biết hình chữ nhật có chiều rộng 30m, chiều dài 50m. Tính độ dài cạnh hình vuông.

* Kết luận chương 2:

Từ việc phân tích nội dung liên quan đến các dạng hình Tứ giác trong môn Toán lớp 3 chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm như sau:

Về nội dung kiến thức có tính chất khái quát hơn so với các lớp dưới, như tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, học sinh biết vận dụng quy tắc để tính. Khi nhận dạng các hình không xét tổng thể mà tìm hiểu sâu hơn về yếu tố góc, cạnh của nó. Ngoài ra còn tăng cường các kĩ năng thực hành, luyện tập về hình học như: kĩ năng vẽ hình (vẽ góc vuông bằng ê ke, sử dụng thước thẳng để hoàn thành hình chữ nhật,..), kĩ năng xếp ghép hình, kĩ năng tính chu vi, diện tích các hình.

Về mặt cấu trúc, việc sắp xếp nội dung dạy học này có tính chất đan xen với các mạch kiến thức khác, trong đó nổi bật lên là mạch kiến thức “số học”.

48 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN GIẢNG DẠY 3.1. Dạy học theo tinh thần mô hình trường học mới

3.1.1. VNEN – một mô hình trường tiểu học mới

Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE -VNEN, Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.

Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học…

Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một trong những hoạt động đó là đổi mới về cách thức tổ chức lớp học. Theo mô hình của trường học mới, quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Sự thành lập cũng như hiệu quả hoạt động của “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” rất cần sự tư vấn, khích lệ, giám sát của giáo viên, phụ huynh, sự tích cực, trách nhiệm của học sinh. “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động.

Từ năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 1447 trường Tiểu học. Tới năm học 2014- 2015, cả nước đã có 2500 trường Tiểu học thực hiện chương trình và sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy của mô hình trường học mới ở Việt Nam.

49 Thực hiện dạy – học theo chương trình VNEN, giáo viên và học sinh cùng tiếp cận với tài liệu “Hướng dẫn học” nói chung và sách “Hướng dẫn học Toán 3” nói riêng.

Cụ thể, Sách “Hướng dẫn học Toán 3” gồm 4 quyển, được viết theo hướng tổ chức dạy học thông qua trải nghiệm, khuyến khích các hoạt động tự học của học sinh. Đòi hỏi giáo viên tự thiết kế, đạo diễn các hoạt động tự học của học sinh giúp học sinh tự phát hiện kiến thức, phân tích kiến thức và sử dụng kiến thức, Vì vậy giáo viên khó sử dụng kiểu quy trình dạy: nghe giảng lý thuyết – theo dõi bài tập mẫu – luyện tập. Mà thay vào đó, giáo viên sẽ thành công hơn nếu có khả năng sử dụng kiểu quy trình: tạo hứng thú – trải nghiệm – phân tích, khám phá, rút ra bài học – thực hành, củng cố - ứng dụng.

Sách “Hướng dẫn học Toán 3” có tính tương tác cao và thể hiện được hoạt động tự học, tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, và đánh giá của giáo viên về kết quả công việc của học sinh.

Mỗi hoạt động trong bài được thiết kế tập trung đến quy trình để đưa ra các chỉ dẫn từng bước nhằm giúp học sinh tự học. Đồng thời, sách có tính mở hơn (thể hiện qua hoạt động ứng dụng), tạo nhiều cơ hội cho học sinh được vận dụng và sáng tạo.

3.2. Đề xuất một số phương án giảng dạy theo mô hình trường tiểu học mới mới

Thực trạng dạy – học trên đã cho thấy việc cần thiết phải nắm rõ kiến thức, quy trình cũng như phương pháp giảng dạy để thực hiện tốt công tác giảng dạy môn Toán, giúp học sinh tiếp thu kiến thức cách hoàn chỉnh, đồng thời đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong dạy và học trong nhà trường. Tuy tài liệu “Hướng dẫn học” đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu đào tạo mới, nhưng người giáo viên cần trang bị cho bản thân những kiến thức, phương pháp để áp dụng trong quá trình dạy học của bản thân.

50 Với mục đích đó, dưới đây là một số cách thức tổ chức dạy học theo từng nội dung kiến thức liên quan đến hình Tứ giác giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.

3.2.1. Dạng dạy học hình thành “Khái niệm – Biểu tượng”

Ở lớp 3 ta chưa thể dạy cho học sinh các khái niệm hình học chính xác mà chỉ cố gắng để hình thành được cho trẻ các biểu tượng mà thôi. Các biểu tượng này cần phải đạt đến mức chính xác cao nhất mà trẻ có thể tiếp nhận được. Do đó có thể dạy học bằng cách:

- Khai thác từ tính trực quan tổng thể đến cụ thể chi tiết để nắm vững và sâu sắc hơn về khái niệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Hình vuông, hình chữ nhật: nhận dạng qua các yếu tố cạnh, góc, đo đạc, kiểm tra, hay khi dạy khái niệm diện tích và đo diện tích: đo rồi rút ra quy tắc tính, có thể liên hệ tới việc đếm số ô vuông trong các hình đã được học trước đó.

- Sử dụng đồ dùng trực quan hoặc gắn với các đồ vật trong thực tế có hình dạng hình học phù hợp để học sinh có biểu tượng hình học và nhận biết được hình đó (khung ảnh, con tem, tờ giấy, có dạng hình chữ nhật; viên gạch bông, mặt quân súc sắc, khăn mùi soa có dạng hình vuông. Hình ảnh 2 kim đồng hồ, 2 cánh quạt trần tạo thành một góc; ê ke hoặc thước thợ mộc giúp học sinh làm quen với góc vuông).

- Học sinh liên hệ được khái niệm, kiến thức đã học với khái niệm, kiến thức mới (cách tính chu vi hình tứ giác ở lớp 2 đến cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông theo quy tắc ở lớp 3; sử dụng yếu tố góc vuông và đo độ dài đoạn thẳng để nhận biết hình chữ nhật, hình vuông,…).

- Cần phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh khi củng cố hiểu biết về hình dạng các hình đã học thông qua việc quan sát, lựa chọn trong tập hợp gồm nhiều hình (hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tứ giác, hình tròn) hoặc hình có các góc vuông và góc không vuông.

51 Khi dạy học một số nội dung về khái niệm, biểu tượng hình học giáo viên cần có ngôn ngữ, xác định kiến thức cần chính xác, phong phú, giúp học sinh khai thác kiến thức một cách nhẹ nhàng.

Ví dụ:

* Bài “Góc vuông, góc không vuông”, để có “Khái niệm – Biểu tượng” về “góc” có thể tiến hành như sau: học sinh được quan sát 2 kim đồng hồ chỉ lúc 3 giờ đúng, lúc 3 giờ 7 phút và 3 giờ 55 phút. Giáo viên giới thiệu: 2 kim đồng hồ ở mỗi hình trên tạo thành một góc. Như vậy từ hình ảnh 2 kim đồng hồ, học sinh có hình ảnh về góc. Từ đó cho học sinh thấy góc vuông, góc không vuông là các hình sau (như trang 72, sách Hướng dẫn học Toán 3 - tập 1A):

Góc vuông Góc không vuông Góc không vuông đỉnh O; cạnh OA, OB. đỉnh P; cạnh PM,PN. đỉnh E; cạnh EC, ED.

* Để hình thành khái niệm về hình chữ nhật ta làm như sau: - Bước 1:

+ Giáo viên đưa ra một số hình trực quan (hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình tứ giác) và mời học sinh đếm xem có bao nhiêu hình chữ nhật.

+ Giáo viên giơ hình chữ nhật lên và giới thiệu: “Đây là hình chữ nhật”. Mời học sinh chỉ ra các hình chữ nhật trong những hình trực quan trên.

- Bước 2: Giáo viên vẽ hình chữ nhật lên bảng, cho học sinh nêu: “Hình chữ nhật ABCD”. A O B M P N C E D

52 - Bước 3: Cho học sinh dùng ê ke đo các góc của hình chữ nhật ABCD , thước đo độ dài của các cạnh và điền vào vở. Để từ đó học sinh rút ra: “Hình chữ nhật có 4 góc vuông và hai cạnh dài bằng nhau: AB = CD, hai cạnh ngắn bằng nhau: AD = BC”.

- Bước 4: Yêu cầu học sinh trao đổi với bạn các câu hỏi: + Các góc của hình chữ nhật ABCD có đặc điểm gì? + Các cạnh của hình chữ nhật ABCD có đặc điểm gì? Sau đó cho học sinh đọc phần kết luận:

* Đối với hình vuông, thực hiện tương tự với hình chữ nhật. Tuy nhiên khi hình thành được đặc điểm của hình vuông giáo viên cần cho học sinh so sánh đặc

Một phần của tài liệu một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy các dạng hình tứ giác toán 3 (Trang 43)