Các thành phần giá điện trong thị trường điện cạnh tranh gồm: Giá phát
điện; giá truyền tải; giá điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ; giá phân phối và bán lẻ điện. Ngoài ra còn có chênh lệch chi phí ở các khâu do biến động ở
các yếu tốđầu vào hình thành giá khác với các thông số tính toán trong phương án giá điện cơ sở của năm trước.
Giá điện của các khâu phát điện, truyền tải điện và phân phối - bán lẻ điện
được áp dụng các nguyên tắc xây dựng và điều tiết khác nhau. Giá điện từng khâu
được xây dựng và hạch toán riêng biệt đảm bảo tính minh bạch, phát triển đồng bộ
và cân đối giữa các khâu.
Giá truyền tải điện năng hàng năm được áp dụng một giá thống nhất toàn quốc không phụ thuộc vào khoảng cách truyền tải điện và điểm giao nhận. Giá truyền tải điện bình quân được xác định hàng năm theo nguyên tắc đảm bảo thu hồi đủ chi phí hợp lệ và có lợi nhuận cho phép để vận hành lưới điện truyền tải đạt chất lượng quy định và đáp ứng các chỉ tiêu tài chính cho đầu tư, phát triển lưới truyền tải điện.
Giá điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ được tính bình quân cho cả năm, bao gồm:
o Giá điều hành - quản lý ngành: Được xây dựng hàng năm và không thay
đổi trong năm áp dụng giá. Giá điều hành - quản lý ngành gồm: Giá
được tính toán để vận hành hệ thống điện và thị trường điện của đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia; giá được tính toán cho hoạt động điều tiết điện lực của cơ quan điều tiết điện lực và giá cho
hoạt động quản lý điều hành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói chung.
o Giá dịch vụ phụ trợ: Được xây dựng hàng năm và không thay đổi trong năm áp dụng giá để thanh toán các dịch vụ dự phòng khởi động nguội, dự phòng khởi động nhanh và vận hành phải phát thông qua hợp đồng mua bán dịch vụ phụ trợđể đảm bảo chất lượng vận hành, duy trì độ tin cậy và an ninh hệ thống điện.
Giá phân phối và bán lẻđiện đến khách hàng dùng điện lưới quốc gia được Chính phủ điều tiết và ban hành thống nhất trên cả nước thể hiện qua Biểu giá
điện. Biểu giá điện được xây dựng dựa trên căn cứ giá điện bình quân cơ sở hàng năm được duyệt cho từng nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện gồm: Sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt và theo từng cấp điện áp. Áp dụng biểu giá điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày đối với khách hàng sử
dụng điện cao áp và trung áp cho mục đích sản xuất, kinh doanh và khách hàng sử
dụng điện hạ áp tại những nơi điều kiện kỹ thuật cho phép. Biểu giá điện được xây dựng hàng năm bao gồm giá điện cho từng quý phù hợp với giá bán điện bình quân cơ sở năm được duyệt.
Giá điện bình quân cơ sở năm sẽ được xây dựng và phê duyệt trên nguyên tắc đảm bảo thu hồi được tổng chi phí cho sản xuất, kinh doanh điện trong năm áp dụng giá.
Giá điện bình quân cơ sở năm được xây dựng căn cứ trên kế hoạch huy
động tối ưu nguồn điện năm nhằm đạt mục tiêu chi phí toàn hệ thống là thấp nhất và căn cứ trên các thông sốđầu vào hình thành giá được quy định cốđịnh cho từng quý trong năm áp dụng giá, gồm: giá các loại nhiên liệu chính cho phát điện, cơ
cấu điện năng phát từ các loại nhiên liệu khác nhau, điện năng thương phẩm, tỷ giá ngoại tệ.
Giá điện bình quân cơ sở năm được xây dựng từ giá điện bình quân cơ sở
Thành phần giá phát điện bình quân cơ sở từng quý (tương ứng với sản lượng điện thương phẩm tính toán từng quý) và các thành phần giá không thay đổi giữa các quý trong năm, được tính bình quân cho cả năm gồm: Giá truyền tải điện bình quân năm, giá điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ bình quân năm, giá phân phối và bán lẻđiện bình quân năm.
2.3. Vai trò của giá điện trong thị trường điện lực cạnh tranh
♣ Giá điện góp phần đảm bảo cân bằng giữa khả năng cung cấp điện và nhu cầu tiêu thụ điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn và kinh tế. Trong thị
trường điện lực cạnh tranh, việc cân đối đủ nguồn điện có tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của thị trường, là vấn đề hết sức phức tạp, quan hệ giữa cung và cầu về điện có thể được điều tiết qua giá điện. Nếu giá điện thoả mãn
được mong muốn dùng điện giá rẻ của người sử dụng điện thì lại khó đáp ứng
được yêu cầu thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý của nhà đầu tư, do đó không khuyến khích được đầu tư phát triển đủ nguồn điện phục vụ nhu cầu và ngược lại. Như vậy, giá điện làm nảy sinh mâu thuẫn:
• Giá điện thấp thì nhu cầu điện tăng nhanh, đầu tư phát triển nguồn
điện và lưới điện không kịp nên ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện, không khuyến khích việc sử dụng điện tiết kiệm, không khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào phát triển điện.
• Giá điện cao để có thể đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện, đảm bảo an ninh năng lượng trên cơ sởđảm bảo cung cấp điện ổn định nhưng không thoả mãn được lợi ích của người sử dụng điện, làm cho nhu cầu điện giảm, dẫn đến ngừng trệ
sản xuất, không cần đầu tư phát triển các dự án nguồn điện.
Do vậy, để giải quyết mâu thuẫn trên thì giá điện trong thị trường điện cạnh tranh phải đảm bảo cân bằng được lợi ích của khách hàng sử dụng điện và của các nhà đầu tư.
♣ Giá điện góp phần tạo môi trường thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển điện lực nói riêng. Trong thị trường điện lực cạnh tranh, giá điện hợp lý cùng với độ an toàn, tin cậy cung cấp điện được nâng cao sẽ
là động lực thu hút các nhà đầu tư vào các ngành sản xuất công nghiêp và dịch vụ
thương mại. Bên cạnh đó, giá điện cạnh tranh sẽ tạo ra tín hiệu đầu tư hiệu quả, ít rủi ro sẽ khiến các nhà đầu tư tập trung vốn cho đầu tư phát triển các nhà máy
điện.
♣ Giá điện giúp sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn các nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường. Giá điện trong thị trường cạnh tranh có tác động lớn đến việc sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm nguồn năng lượng điện trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân. Mặt khác, giá điện có liên quan đến chi phí sử dụng các dạng năng lượng sơ cấp để sản xuất điện năng., giá điện cạnh tranh sẽ
khiến các nhà máy điện sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn năng lượng sơ
cấp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất điện, góp phần bảo vệ môi trường.
Đểđảm bảo cho việc vận hành thị trường điện lực cạnh tranh mà bước đầu tiên đó là thị trường phát điện cạnh tranh được minh bạch, giải quyết được hài hoà lợi ích giữa các nhà đầu tư, khách hàng sử dụng điện với lợi ích của các công ty phân phối, truyền tải điện thì việc tính toán giá phát điện và các dịch vụ đi kèm luôn là điều kiện tiên quyết để các chủđầu tư tính toán khi quyết định bỏ vốn đầu tư xây dựng các nhà máy điện. Giá điện hợp lý, ổn định, phản ánh đúng chi phí sẽ
thúc đẩy sự cạnh tranh trong khâu phát điện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện, cũng như chia sẻ rủi ro công bằng giữa các nhà máy
điện, đơn vị mua điện và khách hàng tiêu thụđiện, khuyến khích đầu tư xây dựng trong lĩnh vực nguồn điện và khuyến khích các doanh nghiệp, khách hàng sử dụng
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH KHUNG GIÁ ĐIỆN CÁC LOẠI NHÀ MÁY ĐIỆN TRONG
ĐIỀU KIỆN THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH