Bài dạy: Ga-vrốt ngoài chiến lũy

Một phần của tài liệu vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy một số bài tập đọc lớp 4 (Trang 44)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.6 Bài dạy: Ga-vrốt ngoài chiến lũy

I. Mục tiêu

- Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện;

- Hiểu được ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt. II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa, SGK. III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định: Lớp hát bài tập thể (2 phút) 2. Ôn bài: (2 phút)

- Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài

- Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp - GV nhận xét.

3. Các hoạt động:

Thời gian Hoạt động dạy Hoạt động học Phương pháp

5 phút

3.1 Giới thiệu bài:

- GV yêu cầu HS đọc mục tiêu bài - GV dán hình lên bảng + Bức tranh vẽ gì? -GV mời HS trả lời -GV nhận xét: Tranh vẽ một

thiếu niên đang chạy trong bom đạn với cái giỏ trên tay.

- HS lắng nghe và đọc mục tiêu bài - HS quan sát tranh - HS trả lời - HS lắng nghe PP đàm thoại PP đặt và giải quyết vấn đề PP quan sát 3.2 Các hoạt động cơ bản: a) Luyện đọc -GV đọc diễn cảm cả bài + Bài này chia làm mấy đoạn? - HS lắng nghe + Bài chia làm 3 đoạn PP hoạt động nhóm PP đàm thoại

41 35 phút

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài

- GV sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp. - GV mời HS đọc phần chú giải

- GV hướng dẫn giọng đọc + Giọng Ăng – giôn- ra bình tĩnh

+ Giọng Cuốc- phây- rắc lúc đầu ngạc nhiên, sau đó lo lắng

+ Giọng Ga- vrốt luôn bình thản, hồn nhiên, tinh nghịch.

b) Hướng dẫn tìm hiểu bài

-GV mời HS đọc đoạn 1

+ Ga-vốt ra ngoài chiến lũy để làm gì?

-GV mời HS trả lời

-GV mời HS khác nhận xét

- GV nhận xét, chốt ý: Ga-

vrốt ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn giúp nghĩa quân có đạn tiếp tục chiến đấu.

- GV mời HS đọc đoạn 2

+ Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga- vốt? -GV mời HS trả lời - GV mời HS nhận xét - 3 HS đọc bài - HS lắng nghe và ghi nhận - HS đọc phần chú giải - HS lắng nghe -HS đọc đoạn 1 -HS trả lời -HS nhận xét -HS lắng nghe -HS đọc đoạn 2 -HS trả lời -HS nhận xét PP đóng vai

42 - GV nhận xét và chốt ý:

Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch; Cuốc-phây-rắc thét lên, giục cậu quay vào chiến lũy nhưng cậu vẫn nán lại để nhặt đạn giặc, cậu chơi trò ú tim với cái chết.

- GV mời HS đọc đoạn cuối

+ Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần?

-GV mời HS trả lời - GV mời HS nhận xét

- GV nhận xét và chốt ý: Vì

hình ảnh Ga-vrốt bất chấp nguy hiểm, len lỏi giữa chiến trường nhặt đạn cho nghĩa quân là một hình ảnh rất đẹp, chú bé có phép như thiên thần, đạn giặc không đụng tới được

- GV mời HS nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt? - GV mời HS nêu nội dung chính của bài. - GV nhận xét và chốt ý: Ca ngợi lòng dũng cảm của chúbé Ga-vrốt. c) Luyện đọc diễn cảm: -HS lắng nghe -HS đọc đoạn cuối -HS trả lời -HS nhận xét -HS lắng nghe -HS trả lời

-HS nêu nội dung của bài

43 -GV gọi 4 HS đọc nối tiếp theo kiểu phân vai ( người dẫn chuyện, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc, Ga-vrốt ) - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm

+ Lưu ý giọng đọc của từng nhân vật

+ Lưu ý nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hình ảnh chú bé nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn: mịt mù, nằm xuống, đứng thẳng lên, ấn vào, phốc ra, tới lui, dốc cạn…

+ Đoạn cuối đọc chậm lại, giọng cảm động, ngưỡng mộ, than phục chú bé. -GV cùng cả lớp nhận xét - 4 HS đọc phân vai -HS lắng nghe - HS lắng nghe 4 phút 3.3 Củng cố - Dặn dò:

-GV mời HS nêu lại ý nghĩa của bài

-HS về kể lại bài cho ông bà, cha mẹ nghe

- Chuẩn bị bài: Dù sao Trái Đất vẫn quay

- GV nhận xét tiết học

- HS nêu lại ý nghĩa của bài - HS lắng nghe

-HS lắng nghe

- HS lắng nghe

44 2.7 Bài dạy: Dù sao trái đất vẫn quay

I. Mục tiêu

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài, biết đọc với giọng chậm rải, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm;

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà bác học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học;

- Hiểu nghĩa của các từ: tà thuyết, bác bỏ, sửng sốt, cổ vũ, lập tức, tội phạm; - Giáo dục học sinh học tập nhà khoa học.

II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa, SGK. III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định: Lớp hát bài tập thể (2 phút) 2. Ôn bài: (2 phút)

- Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài

- Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp - GV nhận xét.

3. Các hoạt động: Thời

gian Hoạt động dạy Hoạt động học PP dạy học

5 phút

3.1 Bài mới

- GV treo tranh và hỏi: + Bức tranh vẽ gì? - GV giới thiệu bài mới

- HS quan sát và trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe PP đàm thoại PP quan sát 35 phút 3.2 Các hoạt động cơ bản: a) Luyện đọc - GV đọc toàn bài - GV phân đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến

“phán bảo của chúa trời”.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho

- HS lắng nghe PP đàm thoại PP hoạt động nhóm

45

đến “gần bảy chục tuổi”

+ Đoạn 3: Đoạn còn lại - GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn

- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS, giải nghĩa từ khó.

- GV yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi.

b) Tìm hiểu bài

- GV gọi 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm. Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?

+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?

- GV gọi 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm. Thảo luận nhóm đôi và trả lời

- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn - HS lắng nghe - HS luyện đọc nhóm đôi - HS thực hiện: + Thời đó người ta cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao đều phải quay quanh Trái Đất. Cô-péc-ních thì lại chứng minh ngược lại: Trái Đất quay quanh mặt trời. + Sự chứng minh khoa học về Trái đất của Cô-péc-ních. - HS đọc đoạn 2, thảo luận nhóm:

46 câu hỏi:

+ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?

+ Nội dung đoạn 2 là gì?

- GV gọi 1 HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Lòng dũng cảm của Cô- péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào?

+ Nội dung của đoạn 3 là gì?

+ Ga-li-lê viết sách nhằm bày tỏ sự ủng hộ với nhà khoa học Cô-péc-ních.

+ Sự bảo vệ của Ga- li-lê đối với kết quả nghiên cứu khoa học của Cô-péc-ních

- HS thực hiện:

+ Cả hai nhà khoa học dám nói ngược lại với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù học biết việc làm đó sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình. Ga-li-lê đã phải trải qua quãng đời còn lại của mình trong tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. + Nói lên tinh thần dũng cảm không sợ nguy hiểm để bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học.

47

+ Truyện đọc trên nói lên điều gì?

c) Đọc diễn cảm

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi. - GV đọc các từ khó cho HS nghe - GV mời HS đọc - GV mời các nhóm nhận xét - GV nhận xét + Ca ngợi những nhà bác học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí. - HS thực hiện - HS lắng nghe - Các nhóm đọc - Các nhóm nhận xét chéo - HS lắng nghe 5 phút 3.3 Củng cố- Dặn dò:

- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài

- GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài mới

- HS về đọc lại bài cho gia đình nghe - HS thực hiện - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS thực hiện PP đàm thoại

48

KẾT LUẬN

Trong nền giáo dục hiện đại, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động, học sinh mới là người giữ vị trí trung tâm, chủ động và tích cực trong học tập. Đó là một nội dung quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học với quan điểm lấy học sinh làm trung tâm. Bên cạnh đó, những phương pháp dạy học tích cực ngày càng được phát huy. Muốn phát huy vai trò chủ đạo của học sinh phải sử dụng các phương pháp hợp lí và khoa học, không nên áp dụng một cách máy móc, rập khuôn.

Qua quá trình nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và thực tập sư phạm, tôi xin rút ra một số kết luận sau đây:

Thứ nhất, phương pháp dạy học tích cực về bản chất là quá trình tổ chức hoạt

động nhận thức cho người học, dạy cho người học cách tìm ra tri thức khoa học.

Thứ hai, trong thời gian thực tập sư phạm, tôi đã vận dụng PPDH tích cực ở

trường tiểu học, tôi nhận thấy rằng phần lớn giáo viên nhận thức rất tốt về bản chất của PPDH tích cực. Đây là điều kiện thuận lợi để người học tích cực hơn trong quá trình học tập, chiếm lĩnh tri thức, trong việc trao đổi kinh nghiệm giữa thầy- trò, trò- trò.

Thứ ba, từ thực tiễn cho thấy việc vận dụng PPDH tích cực trong quá trình

dạy học nói chung, thiết kế giáo án phân môn tập đọc ở tiểu học nói riêng. Tôi đã áp dụng PPDH tích cực vào quá trình giảng dạy cho thấy rằng các bước rất phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của một tiết học tập đọc ở tiểu học.

Tuy nhiên để vận dụng PPDH tích cực có hiệu quả trong quá trình giảng dạy phân môn tập đọc ở tiểu học thì cần phải có một số điều kiện sau:

Trước tiên, chúng ta cần phải bồi dưỡng trình độ cho giáo viên; Bên cạnh đó, chúng ta cần bồi dưỡng kỹ năng học tập cho học sinh;

Ngoài ra, giáo viên có nguồn tài liệu, thông tin để bổ trợ việc thiết kế giáo án, giảng dạy đạt hiệu quả cao;

Hơn thế nữa, trường học có hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu học tập; Song song trong quá trình dạy học, giáo viên cần giúp học sinh hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm, làm việc độc lập mà còn vận dụng những tri thức có được vào bài học;

49

Giáo viên là người tiên phong trong việc đổi mới PPDH tích cực, luôn có nhu cầu, ý thức đổi mới PPDH, có ý thức nâng cao trình độ, lien tục cập nhật những thông tin mới;

Mặt khác, trong quá trình đánh giá, nhận xét, giáo viên cần chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng độc lập giải quyết vấn đề hơn mức đòi hỏi tái hiện tri thức.

50

PHIẾU HỌC TẬP

Bài Hoa học trò Lớp 4.3

Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1/ Vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?

a. Vì hoa phượng là loài cây có hoa rất đẹp. Hoa phượng gắn với kỷ niệm của tất cả mọi người.

b. Vì hoa phượng là loài cây quen thuộc với học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kỳ thi và hè sắp đến.

c. Vì hoa phượng là loài cây gần gũi với học trò, thường được trồng ở sân trường, hoa nở vào mùa thi. Thấy hoa nở, học trò nghĩ đến kỳ thi và hè sắp đến. Hoa phượng gắn với kỷ niệm của học trò về mái trường.

2/ Khoanh vào câu trả lời đúng. Vẻ đẹp của hoa phượng.

a. Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải vì một đóa, mà cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời.

b. Màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ.

c. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. d. Hoa phượng có tán lớn, xèo ra như muôn ngàn con bướm thắm.

3/ Lựa chọn từ hoặc cụm từ đã cho trong ngoặc rồi điền vào sơ đồ cho phù hợp:

(hòa với mặt trời chói lọi; có mưa; hoa tăng lên màu đậm dần)

Sơ đồ màu hoa phượng thay đổi theo thời gian.

4/ Qua bài học trên giúp em biết thêm điều gì từ hoa phượng?

Dự kiến trả lời: Qua bài học giúp HS biết thêm vẻ đẹp của hoa phượng và ý nghĩa của hoa học trò.

5/ Nội dung bài học là gì?

Dự kiến trả lời: Bài đọc ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, một loại hoa gắn liền những kỷ niệm của tuổi học trò.

hoa phượng màu còn non ? hoa càng tươi dịu

dần dần

màu phượng rực lên

? ?

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực tự lực của học sinh trong quá

trình dạy học, Vụ giáo viên- Bộ Giáo dục- Đào tạo.

2. Chỉ thị 15/1999/CT-BGDĐT

3. Phạm Văn Đồng (1994), Một phương pháp cực kỳ quý báu, báo Nhân Dân. 4. Đặng Vũ Hoạt- Hà Thị Đức (1995), Lý luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư

phạm Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Hà (2012), Tìm hiểu một vài tư tưởng của Khổng Tử về dạy học, kenhsinhvien.net.

6. Trần Bá Hoành (1994), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, NCGD số 1. 7. Trần Bá Hoành (1996), Phương pháp tích cực, Tạp chí NCGD số 3.

8. Trần Bá Hoành (1999), Phát triển trí sang tạo của học sinh và vai trò của giáo

viên, Tạp chí NCGD, số 9.

9. Nguyễn Hóa (2001), Triết học cổ Hy Lạp giảng yếu, NXB Thanh niên.

10. Đặng Thành Hưng (2001), Khái niệm phương pháp dạy học trong điều kiện đổi

mới, Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục số 83.

11. Nguyễn Kỳ (1993), Phương pháp giáo dục tích cực, Tạp chí NCGD số 7.

12. Luật giáo dục.

13. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học hiện đại, NXB Giáo dục- Hà Nội.

14. Nghị quyết IV của BCH TW khóa VII.

15. Trần Hồng Quân (1995), Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới,

sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 1.

16. Hoàng Đức Thuận (1994), Những vấn đề lí luận cơ bản trong đổi mới phương

pháp dạy học, Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục số 45.

17. Kharlamop, I.F (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào?, NXB

Giáo dục Hà Nội.

Một phần của tài liệu vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy một số bài tập đọc lớp 4 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)