Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã văn lăng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 50)

* Nhóm giải pháp về chính sách

- Hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm đầu tư sản xuất trên mảnh đất của mình.

- Cần sự quy hoạch và có kế hoạch trong việc sử dụng đất. Thực hiện tốt các chính sách khuyến nông, có những chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất.

- Cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại. Phần lớn người dân thiếu vốn sản xuất, vì vậy giải quyết được nguồn vốn phục vụ cho sản xuất của nông hộ thì mới có thể hướng tới việc phát triển kinh tế bền vững.

- Hạn chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp.

- Có chính sách cải tạo đất chưa sử dụng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm tăng diện tích đất sản xuât nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.

* Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật

- Tăng cường che phủ cho đất, tăng tối đa lượng chất hữu cơ trong đất bằng các kỹ thuật xen canh, luân canh, gối vụ và trồng cây che phủ đất để đạt sinh khối tối đa. Sử dụng các loại cây ngắn ngày, đa chức năng có bộ rễ phát triển khoẻ, sâu để khai thác dinh dưỡng hoặc trồng cây họ đậu cố định đạm. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học đối với tất cả các loại hình sử dụng đất, đặc biệt LUT chuyên rau màu và LUT chuyên cây ăn quả

- Làm giàu chất hữu cơ cho đất bằng cách trả lại nó các sản phẩm phụ của trồng trọt (rơm rạ, thân đậu đỗ, lạc).

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những loại hình sử dụng đất thích hợp

* Nhóm giải pháp thị trường

Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân là vấn đề rất quan trọng để chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới sự phát triển bền vững. Do dó, để mở mang được thị trường ổn đinh cần có các giải pháp sau:

- Thực hiện chính sách thị trường mềm dẻo, đa phương, đa dạng, coi trọng vấn đề chiếm lĩnh thị trường tại chỗ bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sức cạnh tranh. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc, khảo sát thị trường, tiếp cận với những thông tin dự báo thị trường nhằm mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm

- Mở rộng sản xuất và sản phẩm nông nghiệp sạch, chú trọng khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tạo cho người tiêu dùng niềm tin vào mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.5.2. Giải pháp cụ thể

Trong sản xuất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như đất đai, khí hậu thời tiết, chế độ nước, trình độ sản suất, thâm canh của người sản xuất,… Do vây, việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, mùa vụ sẽ làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, phát huy được tiềm năng sản xuất của đất đai và của người nông dân. Mặt khác, việc bố trí cơ cấu cây trồng phải tuân thủ các quy luật khách quan như điều kiện khí hậu, chế độ nước, chứ không thể sử dụng một cách chủ quan. Để khai thác đất đai một cách có hiệu quả, căn cứ vào điều kiện khí hậu, trình độ sản xuất của người dân, trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của địa phương, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã, tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:

* Giải pháp về chính sách

- Có chính sách ưu tiên cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản. - Các chính sách đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện việc quy hoạch sử dụng đất.

* Chuyển đổi cơ cấu cây trồng

- LUT trồng cây hàng năm:

+ Xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng được một hệ thống kênh mương, trạm bơm, cống nội đồng kiên cố, hoàn chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng, đảm bảo cung cấp nước cho ruộng có địa hình vàn cao, thoát nước cho khu vực thường xuyên bị ngập ngập úng. Đồng thời có các biện pháp cải tạo đất và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp để đưa diện tích đất 1 vụ lên 2 hoặc 3 vụ/năm.

+ Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng đất đai phân tán, manh mún như hiện nay để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa.

+ Nhà nước cần có trợ cấp về giá giống, phân bón, có các chính sách dùng trước trả sau...Cán bộ khuyến nông cần trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân như: kỹ thuật làm đất, gieo mạ, bón phân…

+ Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng. Việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điều kiện mởrộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc thu mua, bao tiêu sản phẩm.

+ Xây dựng và phát triển mô hình sản xuất rau an toàn. - LUT trồng cây lâu năm:

+ Cần có chính sách hỗ trợ nông dân về vốn đầu tư trồng mới và chăm sóc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, trồng mới các giống cây có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường huy động nguồn vốn tự có của nhân dân và nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn từ ngân sách huyện, tỉnh và trung ương, tham gia vào các chương trình phát triển cây ăn quả, cây chè của huyện, xã.

+ Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại chất điều tiết sinh trưởng, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác… phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.

+ Phần lớn đất trồng cây lâu năm được trồng ở những nơi có địa hình dốc nên cần áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như: trồng cây theo đường đồng mức, trồng cây phân xanh phủ đất giữ ẩm, áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp…

+ Đất trồng cây lâu năm của xã là đất gò đồi chua, độ mùn kém ngoài việc bón phân hữu cơ cần bón thêm vôi và lân để cải thiện độ pH đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích hoạt động. Ở đất đồi việc vận chuyển phân hữu cơ đến bón cho cây có nhiều khó khăn, giải pháp tích cực là trồng xen các cây

họ đậu, cây phân xanh để có nguồn nguyên liệu ủ phân tại chỗ cũng là một giải pháp tốt để giải quyết nguồn phân hữu cơ cho vườn cây.

- Đối với cây chè:

+ Tập trung quy hoạch và cải tạo các vườn chè đã già cỗi bằng cách trồng mới các giống cho năng suất cao, chất lượng tốt.

+ Đầu tư nâng cấp dây chuyền máy móc cũng như công nghệ chế biến và cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường… Xây dựng các cơ sở chế biến chè chất lượng cao.

+ Tổ chức các buổi tập huấn phổ biến về kỹ thuật sản xuất, chế biến chè. + Tăng cường đầu tư thâm canh, hình thành vùng sản xuất chè tại các khu vực có điều kiện thích hợp.

+ Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng xen một số cây ngắn ngày nhất là các loài cây họ đậu nhằm tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, cỏ dại, tăng độ phì cho đất, tăng thu nhập, lấy ngắn nuôi dài.

* Giải pháp về thị trường:

- Củng cố các HTX dịch vụ nông nghiệp, bổ sung thêm chức năng cung cấp thông tin, giá cả thị trường của hợp tác xã đến người sản xuất.

- Tạo lập mối liên kết giữa lưu thông hàng hóa với sản xuất, đặc biệt là với hệ thống vật tưnông nghiệp trên địa bàn, phát triển các đại lý mua bán hàng hóa cung cấp các dịch vụ, vật tư theo hợp đồng ổn định, lâu dài.

* Giải pháp về tín dụng

- Hàng năm, xã phải kết hợp với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, huyện mở các lớp tập huấn về sử dụng vốn vay tại xã cho các cán bộ chủ chốt ở các thôn vào đầu mỗi mùa vụ. Sau đó, các cán bộ này về truyền đạt thông tin lại cho người dân tại thôn mình.

- Ưu tiên phân bố nguồn vốn cho các hộ có khả năng về đất và lao động để khuyến khích mở rộng đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt là các mô hình sản xuất thâm canh cây trồng có hiệu quả.

- Hỗ trợ cho các hộ nghèo trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội dưới hình thức giảm lãi suất cho vay, kéo dài thời hạn vay vốn.

* Giải pháp kỹ thuật

- Hàng năm, UBND xã nên phối hợp với các chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông trong huyện, tỉnh để tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt vào đầu mỗi mùa vụ phổ biến mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phát triển kinh tế thị trường thông qua các lớp tập huấn.

- Xây dựng khung lịch mùa vụ thích hợp để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, sâu bệnh đối với cây trồng.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

1. Văn Lăng là một xã trung du miền núi với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Năm 2014, tổng diện tích tự nhiên của xã là 6.414,8 ha, đất nông nghiệp là 5.566,6 ha chiếm 86,8%, trong đó đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 4.875,2ha chiếm 76% tổng diện tích tự nhiên của xã.

2. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của xã là: * Đối với đất trồng cây hàng năm:

Có 4 loại hình sử dụng đất: 2Lúa - 1Màu, 2Lúa, 1Lúa - 1Màu, 1Lúa, với 7 kiểu sử dụng đất phổ biến. Trong đó, LUT 2 lúa - 1 màu cho hiệu quả cao nhất, LUT 1 lúa cho hiệu quả thấp nhất.

* Đối với đất trồng cây lâu năm

Có 2 loại hình sử dụng đất chính là: Cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm (chè). Trong 2 LUT này, LUT chè cho hiệu quả kinh tế cao, đã và đang được mở rộng trên địa bàn. Tuy nhiên LUT này có ảnh hướng xấu đến môi trường do sử dụng lượng thuốc BVTV lớn. LUT cây ăn quả chưa được chú trọng đầu tư, phát triển nhằm mục đích kinh tế, chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ hộ gia đình.

3. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra 3 loại hình sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho xã Văn Lăng như sau:

- LUT 1: (2L – M) Có hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa được áp dụng rộng rãi. Trong tương lai có thể mở rộng diện tích từ LUT 2L.

- LUT 2: (2L) Áp dụng phổ biến trên địa bàn, cung cấp lương thực trên địa bàn xã và các xã lân cận, có thể mở rộng từ diện tích từ LUT 1L.

- LUT 3: (Chè) Là LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tiềm năng phát triển trên địa bàn xã.

5.2. Kiến nghị

- Duy trì diện tích gieo trồng lúa với biện pháp đầu tư thâm canh hợp lý, mở rộng diện tích 2L từ diện tích 1L có sẵn để góp phần đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cũng như giải quyết vấn đề lao động việc làm cho người dân.

- Đầu tư hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh mương, thủy lợi nhằm đảm bảo lượng nước tưới tiêu cho sản xuất.

- Khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện rộng và đặc biệt trên những diện tích đất kém hiệu quả kinh tế; áp dụng các loại giống cây trồng mới năng suất cao vào sản xuất.

- Mở rộng diện tích chè (có thể lấy từ đất vườn tạp hoặc đất đồi có độ dốc thấp), đưa những giống chè cành có năng suất, chất lượng cao vào trồng thay cho giống chè hạt hiện có.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất, khuyến khích người dân sử dụng các loại phân vi sinh và thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học nhằm bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của nhân dân.

- Tận dụng tốt các nguồn vốn đầu tư, các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài nước vào sản xuất; tạo điều kiện cho người dân vay vốn và khuyến khích họ mạnh dạn đầu tư thâm canh ở những nơi có tiềm năng đất đai.

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng chính (cây lúa, cây chè,…); tổ chức tham quan học tập các mô hình điển hình trong ngành trồng trọt nhằm cung cấp thêm các kinh nghiệm và kiến thức cho người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai 2013, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

2. Nguyễn Thế Đặng – Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

3. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2009), Hiện trạng sử dụng đất theo quyết

định số 2097b/QĐBTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2009.

4. Lương Văn Hinh (2003), Giáo trình cây công nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Lê Thanh Bồn (2006), Giáo trình Thổ nhưỡng học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Nông (2008), Dinh dưỡng cây trồng, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Đỗ Kim Chung – Kim Thị Dung (2015), Nông nghiệp Việt Nam hướng tới

phát triển bền vững, Học viện nông nghiệp Việt Nam.

8. Nguyễn Thế Đặng (2008), Giáo trình đất trồng trọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 9. Đỗ Thị Lan – Đỗ Anh Tài (2006), Kinh tế tài nguyên đất, Nhà xuất bản

Nông nghiệp.

10. Dương Thành Nam (2011), Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông

nghiệp vùng gò đồi tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Nông nghiệp

Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Mạnh (2013), Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp sử

dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Đông Hỷ tỉnh Thái

12. Nguyễn Thị Lợi (2011), Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một

số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Bộ giáo dục và

đào tạo Đại học Thái Nguyên.

13. Nguyễn Thị Thu Huyền (2008), Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế

bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh

TháiNguyên, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái

Nguyên.

14. Nguyễn Thị Phương Thúy (2014), “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”,

Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

15. UBND xã Văn Lăng (2014), Báo cáo ước thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội, quốc phòng - an ninh năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ trọng

tâm năm 2015 xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

16. Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Đồng Hỷ, Báo cáo kết quả

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Phiếu điều tra nông hộ PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ

Số phiếu điều tra: ...

Họ tên chủ hộ: ... Tuổi: ... Nam/Nữ: ...

Địa chỉ: ...

Loại hộ (Khá, trung bình, nghèo): ...

Trình độ văn hóa: ... Dân tộc: ...

1. Nhân khẩu và lao động - Tổng số nhân khẩu: ... + Trong độ tuổi lao động: ...

+ Ngoài độ tuổi lao động: ...

+ Lao động nông nghiệp: ...

+ Lao động ngoài nông nghiệp: ... - Tình hình việc làm hiện nay của hộ:

Thừa Đủ Thiếu

2. Điều tra hiệu quả kinh tế sử dụng đất

2.1. Hiệu quả sử dụng đất cây trồng hàng năm

- Đầu tư cho một sào Bắc Bộ Cây trồng Giống (1000đ) Đạm (Kg) Kali (Kg) Phân NPK (Kg) Phân chuồng (Kg) Thuốc BVTV (1000đ) Lao động (công)

- Thu nhập từ cây hàng năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã văn lăng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)