Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã văn lăng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 29)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Văn Lăng là một xã vùng cao nằm ở khu vực phía Tây Bắc của huyện, cách trung tâm huyện 20 km

+ Phía Đông giáp với xã Tân Long – huyện Đồng Hỷ + Phía Tây giáp xã Phú Đô – huyện Phú Lương + Phía Nam giáp với xã Hòa Bình – huyện Đồng Hỷ

+ Phía Bắc giáp với xã Quảng Chu – huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Văn Lăng có địa hình đồi núi phức tạp hơn các vùng khác của huyện, độ cao trung bình so với mực nước biển là 508m. Địa hình của xã mang đặc điểm địa hình vùng trung du miền núi phía Bắc, có các thung lũng nhỏ hẹp xen kẽ với hệ thống sông suối là những cánh đồng. Địa hình thấp dần về phía Nam.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Xã Văn Lăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió mùa chủ yếu là gió Đông Nam. Mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chủ yếu là gió Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình là 22oC, độ ẩm trung bình là 80%, số giờ nắng trong năm là 1690 giờ/năm. Lượng mưa phân bố không đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa các mùa trong năm. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm gần 80% tổng lượng mưa cả năm.

- Thủy văn: Trên địa bàn xã có dòng sông Cầu chảy dọc qua địa bàn, ngoài ra còn có các ao hồ nhỏ, đây chính là nguồn cung cấp nước dồi dào để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tổng diện tích đất ao hồ toàn xã là 257 ha. Các ao nhỏ ngoài tác dụng giữ nước phục vụ sản xuất còn được sử dụng để nuôi trồng thủy sản.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất:

Đất đai xã Văn Lăng được chia làm 2 loại chính:

+ Đất đồi núi chiếm 80% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Đất rừng còn tương đối tốt, tầng đất mặt khá dày. Trong đó diện tích đất có độ dốc cao (trên 25o) được bố trí trồng rừng, diện tích đất có độ dốc trung bình (dưới 25o

) có tầng đất mặt dày hơn được nhân dân sử dụng trồng chè, cây ăn quả.

+ Đất ruộng và đất soi bãi có tầng dày, màu xám đen thích hợp để trồng cây lương thực và hoa màu.

- Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt xã có các hệ thống sông, suối kết hợp với nguồn nước mưa cùng các ao, hồ chứa đã phần nào đáp ứng đủ nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã.

+ Nguồn nước ngầm có độ sâu từ 5m – 35m với chất lượng nước đảm bảo hợp vệ sinh.

- Tài nguyên rừng:

Rừng sản xuất là 1.508,35 ha, rừng phòng hộ là 3.366,76ha.

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Mỏ angtimon tại xóm Văn Lăng với diện tích là 9,5ha; tại xóm Khe Hai là 9ha đang khai thác;

+ Mỏ đá marit tại xóm Mong với diện tích là 10ha; + Mỏ kẽm chì tại xóm Bản Tèn là 7ha.

+ Các khu vực ven Sông Cầu quanh các xóm Bản Tèn, Văn Lăng, Khe Hai, Mong chủ yếu là khai thác vật vật liệu xây dựng.

4.1.1.5. Điều kiện cảnh quan môi trường

Văn Lăng có cảnh quan rất đa dạng và phong phú với đồi núi xen kẽ với đồng bằng. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới cảnh sắc của dòng sông Cầu thơ mộng tạo nên bức tranh sinh động cho cảnh quan khu vực nói chung và của xã nói riêng.

Nhìn chung môi trường sinh thái của xã vẫn giữ được những gì mà thiên nhiên ưu đãi. Do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa chưa diễn ra mạnh mẽ nên mức độ ô nhiễm môi trường chưa lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây trong xã có một số hộ gia đình đã quá lạm dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã văn lăng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 29)