Hiệu quả về môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã văn lăng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)

Bền vững về mặt môi trường cũng là một trong những yêu cầu sử dụng đất đai bền vững. Các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe con người.

Xã Văn Lăng là một xã miền núi, địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn nên vấn đề bền vững về môi trường càng được quan tâm. Để đánh giá ảnh hưởng của các LUT đến môi trường cần xem xét một số vấn đề sau: xói mòn, rửa trôi, hiện tượng ô nhiễm đất, nước do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, hiện tượng thoái hóa đất do khai thác đất quá mức mà không có biện pháp bổi bổ độ phì nhiêu của đất.

Bảng 4.8: Hiệu quả môi trường của các LUT chính STT LUT Chỉ tiêu đánh giá Hệ số sử dụng đất Tỷ lệ che phủ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Ý thức trong việc sử dụng thuốc BVTV 1 2L – M 3 3 3 1 2 2L 2 2 2 1 3 1L – 1M 2 1 2 2 4 1L 1 1 1 2 5 CM 3 2 2 2 6 CAQ 2 3 3 3 7 Chè 3 3 3 1

(Nguồn: Điều tra nông hộ)

Cao: 3 Trung bình: 2 Thấp: 1

Đối với LUT 2 Lúa - 1 Màu, chuyên màu: Đất được sử dụng liên tục trong năm, cây trồng được bố trí phù hợp với từng loại đất, từng mùa vụ tạo ra sự đa dạng về sinh học, tăng hệ số sử dụng dụng đất, tránh được sâu bệnh. Tuy nhiên, cần tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học để cải tạo đất.

LUT cây ăn quả: trên địa bàn xã chủ yếu dưới dạng vườn nhà, vườn đồi, trong vườn trồng nhiều loại cây với tầng tán khác nhau, tuy làm giảm hiệu quả kinh tế nhưng lại tăng khả năng bảo vệ đất, khi thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, khô hạn, gió, bão, sương muối, rét đậm thì vườn có ý nghĩa về mặt sinh thái (giữ nước, làm cây che bóng, giảm bướt nhiệt độ ngoài trời và trong nhà…). Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng là rất ít không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Chè cũng là cây trồng chống xói mòn cho đất. Chè chủ yếu được trồng trên địa hình dốc không thể canh tác cây trồng hàng năm, người dân trồng chè theo đường đồng mức nên giảm được tác hại của dòng chảy trong mùa mưa. Tuy nhiên, một thực trạng là người dân sửdụng lượng thuốc bảo vệ thực vật

lớn, mỗi lứa từ 2 - 3 lần, nhiều nơi chè được trồng ngay sát nhà ở, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã văn lăng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)