1- Khái quát tình hình hoạt động của NHNo và PTNT tỉnh Cao Bằng:
1.1- Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
động của ngân hàng.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới phía bắc có diện tích tự nhiên 6.932 Km2, với 90% là đồi núi. Toàn tỉnh có 13 đơn vị hành chính (huyện, thị xã ), có 8 dân tộc chính sinh sống như Tày, Nùng, Kinh, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa… Tổng
số hộ khoảng 105 ngàn hộ trong đó khoảng trên 510 ngàn người.
Cao Bằng là một tỉnh có nền kinh tế - xã hội kém phát triển, trình độ dân trí
thấp, sản xuất còn lạc hậu chủ yếu là dựa vào nông nghiệp. Hàng năm thu ngân
sách trên địa bàn chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu chi từ ngân sách, còn lại là do
trung ương cấp. Theo phân loại các xã thuộc khu vực núi cao hải đảo và các xã đặc
biệt khó khăn của uỷ ban dân tộc miền núi tại TT42/ UB -TT ngày 8/11/1998 của
Thủ tướng Chính phủ thì trong 189 xã, phường, thị trấn của tỉnh Cao Bằng có:
22 xã, phường, thị trấn, thuộc khu vực I chiếm 11,64%.
37 xã thuộc khu vực II chiếm 19,58 %.
130 xã thuộc khu vực III chiếm 68,78%.
Điều này đã nói lên điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng của tỉnh còn nghèo nàn, trình độ dân trí thấp cũng như mức sống giữa các vùng còn chênh lệch.
Thực hiện định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 1996 -
2000 đến nay đã hình thành được một số vùng kinh tế gắn với lợi thế và điều kiện
phát triển kinh tế của từng vùng như vùng nguyên liệu mía cho nhà máy đường
Phục Hoà, vùng cây dẻ Trùng Khánh, vùng khai thác quặng Nà Lũng, trúc sào Nguyên Bình... một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp cũng bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả.
Trong lĩnh vực lưu thông, thương mại dịch vụ đã có sự giao lưu hàng hoá
giữa các vùng từ thị xã Cao Bằng đi các thị trấn, thị tứ và ngược lại. Tạo điều kiện trao đổi sản phẩm nông nghiệp và các nhu cầu tiêu dùng khác của nhân dân.
Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình
độ thâm canh còn thấp. Việc tập trung phát triển các vùng chuyên canh nguyên liệu
hàng hoá còn chậm. Việc tổ chức chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp
còn yếu chưa đủ sức kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ cao và
ổn định.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2004:
Tổng sản phẩm (GDP ) đạt 1.587.696 triệu đồng
Thu nhập bình quân /người/ năm : 268 USD Thu ngân sách trên địa bàn : 187 tỷ đồng
Tỷ lệ đói nghèo so với năm 2003 giảm là 2.58%. (Hiện còn 36,67%)
Do kinh tế xã hội địa phương chưa phát triển đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát
triển các dịch vụ ngân hàng, trong đó có công tác thanh toán của ngân hàng.