Biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm giun đũa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa lợn tại một số xã thuộc huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 44 - 46)

Chúng tôi tiến hành theo dõi biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm giun đũa, qua quan sát kết hợp với xét nghiệm phân dương tính (có trứng giun đũa), kết quảđược trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm giun đũa Địa phương (xã) Số lợn nhiễm bệnh (con) Số lợn có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) Triệu chứng chủ yếu

Khe Mo 18 5 27,77 -Lợn gầy, da khô, lông xù, chậm lớn. -Niêm mạc mắt nhợt nhạt.

-Lợn kém vận động, kém ăn. -Một số lợn có triệu chứng ho.

-Rối loạn tiêu hóa (phân khi táo khi lỏng).

-Thần kinh hưng phấn, kêu la nhiều. Hóa

Thượng 25 4 16,00 Linh Sơn 35 9 25,71

Tính chung

78 18 23,16

Qua bảng 4.8 cho thấy: lợn bị nhiễm giun đũa ở 3 xã có biểu hiện lâm sàng không rõ rệt vì tỷ lệ nhiễm trung bình là 23,16%. Vì hầu hết các con có biểu hiện triệu chứng rõ ràng hầu hết là các con bị nhiễm ở cường độ nặng và rất nặng, ở một số ít con bị nhiễm ở cường độ trung bình cũng có biểu hiện triệu chứng.

Cụ thể như sau: Ở xã Khe Mo, số con nhiễm giun đũa là 18 con, có 5 con có biểu hiện triệu chứng, chiếm tỷ lệ 27,77%. Ở xã Hóa Thượng, số con nhiễm giun đũa là 25 con, có 4 con có biểu hiện triệu chứng, chiếm tỷ lệ 16%. Ở xã Cẩm Lan, số con nhiễm giun đũa là 35 con, có 9 con có biểu hiện triệu chứng, chiếm tỷ lệ 25,71%.

Cả 18 lợn có triệu chứng lâm sàng đều có thể trạng gầy, niêm mạc mắt nhợt nhạt, một số lợn có triệu chứng ho, lợn thường kém ăn, kém vận động và bị rối loạn tiêu hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa lợn tại một số xã thuộc huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)