Trong quá trình khảo sát tình hình chăn nuôi trên 3 xã của huyện Đồng Hỷ và điều tra lấy mẫu, chúng tôi nhận thấy lợn được nuôi theo 2 phương thức chủ yếu: truyền thống (tận dụng) và công nghiệp. Trong đó, chăn nuôi theo phương thức truyền thống chiếm đại đa số. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm mẫu phân lợn nuôi theo cả 2 phương thức và thu được kết quả được trình bày qua bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo phương thức chăn nuôi
Địa phương ( xã) Phương thức chăn nuôi Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm (trứng/ 1g phân) + ++ +++ ++++ n % n % n % n % Khe Mo CN 73 2 2,74 2 100,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 TT 39 9 23,08 8 88,89 1 11,11 0 0,00 0 0,00 Hóa Thượng CN 67 7 10,45 6 85,71 1 14,29 0 0,00 0 0,00 TT 41 16 39,02 13 81,25 2 12,50 1 5,25 0 0,00 Linh Sơn CN 95 15 15,79 14 93,33 1 6,67 0 0,00 0 0,00 TT 51 29 56,86 20 68,96 4 13,80 3 10,34 2 6,90 Tính chung CN 235 24 10,21 22 91,67 2 8,33 0 0,00 0 0,00 TT 131 54 41,22 41 75,93 7 12,96 4 7,41 2 3,70
Ghi chú: CN là công nghiệp
TT là truyền thống
Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Phương thức chăn nuôi khác nhau thì tỷ lệ nhiễm giun đũa cũng khác nhau.
Ở phương thức chăn nuôi công nghiệp: Kiểm tra 235 con, có 24 con nhiễm, chiếm tỉ lệ 10,21%. Trong đó có 22 con nhiễm ở cường độ nhẹ (+), chiếm 91,67%, có 2 con nhiễm ở cường độ trung bình (++), chiếm tỷ lệ 8,33% và không có con nào nhiễm ở cường độ nặng và rất nặng.
Ở phương thức chăn nuôi truyền thống: Kiểm tra 131 con, có 54 con nhiễm, chiếm tỉ lệ 41,22%. Trong đó có 41 con nhiễm ở cường độ nhẹ (+), chiếm 75,93%; có 7 con nhiễm ở cường độ trung bình (++), chiếm tỷ lệ 12,96%; có 4 con nhiễm ở cường độ nặng (+++), chiếm tỷ lệ 7,41% và có 2 con nhiễm ở cường độ rất nặng (++++), chiếm tỷ lệ 3,70%.
Như vậy, trong 2 phương thức chăn nuôi trên thì chăn nuôi lợn công nghiệp có tỷ lệ nhiễm thấp (10,21%). Trong phương thức này, lợn được cho ăn hoàn toàn bằng cám ăn thẳng đã qua chế biến, điều kiện tiếp xúc với trứng hoặc ấu trùng giun đũa có sức gây bệnh thông qua thức ăn, nước uống ít hơn rõ rệt so với phương thức chăn nuôi truyền thống. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm giun đũa thấp hơn rõ rệt.
Phương thức chăn nuôi truyền thống có tỷ lệ lợn nhiễm cao (41,22%). Ở phương thức chăn nuôi này, lợn hoàn toàn được ăn thức ăn tận dụng (phế phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn và cuộng rau loại bỏ của người,…). Có rất nhiều nông hộ còn cho lợn ăn cám xát, bột ngô nấu chín và cho ăn rau sống không được rửa, hoặc rửa không sạch. Trong phương thức chăn nuôi này, lợn thường xuyên tiếp xúc với ấu trùng và trứng giun đũa, nhưng không được tẩy giun sán theo định kỳ, vì vậy tỷ lệ nhiễm giun đũa rất cao.
Một thực trạng nữa dẫn đến tỷ lệ nhiễm giun đũa cao ở lợn nuôi bằng phương thức tận dụng, đó là việc nhiều nông hộ thường dùng vẫn dùng phân tươi để bón cho cây thức ăn trồng nuôi lợn (rau lang, rau muống,…).
Vì vậy, để hạn chế tỷ lệ nhiễm giun đũa ở lợn, cần chú ý đến việc sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh, không cho lợn ăn rau sống
hoặc phải rửa sạch rồi mới cho lợn ăn, không bón phân tươi cho cây thức ăn trồng nuôi lợn, thường xuyên tẩy giun cho lợn theo định kỳ. Nếu thực hiện tốt những vấn đề trên thì vừa tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, giảm được chi phí trong chăn nuôi, giảm tỷ lệ nhiễm giun tròn, tăng năng suất chăn nuôi lợn (đặc biệt là những nông hộ, các địa phương còn khó khăn về kinh tế, không có vốn đầu tư để chăn nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi công nghiệp).