Phương pháp xét nghiệm mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa lợn tại một số xã thuộc huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 27)

- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn

Tất cả các mẫu phân, mẫu cặn nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng và vườn trồng cây thức ăn cho lợn đều được xét nghiệp bằng phương pháp Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà, tìm trứng giun đũa lợn dưới kính hiển vi, độ phóng đại 100 lần. Những mẫu có trứng giun đũa lợn được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.

- Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun đũa lợn:

Đếm số trứng giun đũa lợn trong 1g phân bằng phương pháp Mc. Master. Cân 4 gam phân vào cốc thủy tinh, thêm nước lã sạch (100 - 150 ml), khuấy tan phân, lọc bỏ cặn bã thô. Nước lọc để lắng trong 1 - 2 giờ, gạn bỏ nước, giữ lại cặn. Cho 56 ml dung dịch nước muối bão hòa, khuấy đều cho tan cặn. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút hút 1ml dung dịch phân nhỏ đầy 2 buồng đếm Mc. Master. Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi

(độ phóng đại 100). Đếm toàn bộ số trứng trong những ô của hai buồng đếm, rồi tính theo công thức sau:

Số trứng/ 1 gam phân = Tổng số trứng ở 2 buồng đếm x 60 4

- Quy định các cường độ nhiễm nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng như sau:

≤ 400 trứng/g phân: nhiễm nhẹ (+)

> 400 - 700 trứng/g phân: nhiễm trung bình (+ +) > 700 - 1000 trứng/g phân: nhiễm nặng (+ + +) > 1000 trứng/g phân: nhiễm rất nặng (+ + + +)

- Quy định về lứa tuổi lợn: Tuổi lợn nghiên cứu được phân theo 4 lứa tuổi: ≤ 2 tháng tuổi; > 2- 4 tháng tuổi, > 4- 6 tháng tuổi, > 6 tháng tuổi

- Quy định về tình trạng vệ sinh thú y theo 3 mức:

+ Tình trạng vệ sinh thú y tốt: Chuồng trại khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, nền lát gạch, láng xi măng hay nền sàn, có rãnh thoát nước và phân ra khỏi khu vực chuồng nuôi. Chuồng, máng ăn, máng uống được cọ rửa hàng ngày. Thức ăn, nước uống sạch sẽ, rau được rửa sạch trước khi cho lợn ăn. Định kỳ khử trùng tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.

+ Tình trạng vệ sinh thú y trung bình: Nền chuồng được láng xi măng hay nền gạch nhưng không được dọn phân và rửa chuồng, thường xuyên có hiện tượng tồn lưu phân trong vòng vài ngày. Mỗi tuần cọ rửa máng ăn, máng uống 1 - 2 lần, không thường xuyên rửa rau xanh trước khi cho lợn ăn.

+ Tình trạng vệ sinh thú y kém: Chuồng trại chật chội, nền chuồng láng xi măng hay nền gạch hoặc nền đất ẩm thấp, không có rãnh thoát nước, rất ít khi cọ rửa chuồng và dọn phân, thường xuyên có hiện tượng tồn lưu phân trong chuồng một vài tuần. Rau xanh cũng không được rửa trước khi cho lợn ăn.

3.4.3. Phương pháp theo dõi các biu hin lâm sàng ca ln b bnh giun đũa

Sử dụng phương pháp chẩn đoán cơ bản là quan sát những biểu hiện của lợn: Thể trạng, ăn uống, vận động, niêm mạc và trạng thái phân.

3.4.4. Phương pháp xác định bnh tích đại th

- Phương pháp xác định bệnh tích đại thể: Mổ khám một số lợn bị bệnh giun đũa (không mắc các bệnh khác), quan sát bằng mắt thường và kính lúp các phần ruột non để tìm giun đũa, chụp ảnh những vùng có bệnh tích điển hình.

3.4.5. Phương pháp b trí thí nghim

- Thí nghiệm tiến hành trên 102 lợn, tương đối đồng đều về các yếu tố như: Giống, tuổi, khối lượng, tính biệt, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Sau khi cho lợn dùng thuốc 15 ngày, xét nghiệm lại phân bằng phương pháp Fulleborn. Nếu không tìm thấy trứng giun đũa lợn trong phân thì xác định thuốc có hiệu lực triệt để với giun đũa, nếu vẫn thấy trứng giun đũa/g phân nhưng với số lượng giảm rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực với giun đũa nhưng chưa triệt để. Nếu số lượng trứng/gam phân vẫn không giảm so với trước khi dùng thuốc hoặc giảm không đáng kể thì xác định thuốc không có hiệu lực tẩy giun đũa.

- Xác định độ an toàn của thuốc bằng cách theo dõi trạng thái sinh lý của lợn trước và sau khi dùng thuốc. Các vấn đề theo dõi chủ yếu gồm: ăn uống, đi lại, da và niêm mạc, các phản ứng phụ khác.

- Lợn cả 3 lô được sử dụng 3 loại thuốc khác nhau: + Lô 1 sử dụng thuốc Levamisol 7,5 mg/kg TT + Lô 2 sử dụng thuốc Hanmectin - 25 0,3 mg/kg TT + Lô 3 sử dụng thuốc Dextomax 0,3 mg/kg TT

Bảng 3.1. Sơđồ bố trí thí nghiệm

STT Diễn giải Lô 1 Lô 2 Lô 3

1 Số lượng lợn 2 Giống lợn (loại lợn) 3 Tuổi lợn 4 Yếu tố thí nghiệm Levamisol 7,5 mg/kg TT Hanmectin – 25 0,3 mg/kg TT Dextomax 0,3 mg/kg TT 5 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 3.5.1. Mt s tham s thng kê

Số liệu thu thập được được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học Nguyễn Văn Thiện, 2002, trên phần mềm Excel 2003.

3.5.2. Mt s công thc tính t l (%) - Số trung bình cộng: (X) n X X ∑ = Trong đó: X: Tổng các giá trị của X n: Dung lượng mẫu - Sai số của số trung bình: (mx ) mx − 1 − ± = − n Sx (Với n30)

mxn Sx = (Với n > 30) - Độ lệch tiêu chuẩn: 1 ) ( 2 2 − − ± = ∑ ∑ n n X X S i i X (n 30) ( ) n n X Xi i x S ∑ − ∑ ± = − 2 2 (n >30)

Trong đó: mX: Sai số của số trung bình

X S : Độ lệch tiêu chuẩn n: Dung lượng mẫu 3.5.3. Mt s công thc tính t l (%) - Tỷ lệ nhiễm (%) = Số lợn nhiễm x 100 Số lợn kiểm tra

- Cường độ nhiễm (%) = Số lợn bị nhiễm ở mỗi cường độ

x 100 Số lợn nhiễm

- Hiệu lực của thuốc = Số lợn (-) sau khi tẩy

x 100 Số lợn được tẩy

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn ở một số xã thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn ở một số xã thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác nghiên cứu về lĩnh vực ký sinh trùng. Chỉ tiêu này biểu thị sự tồn tại của giun đũa với mức độ nhiều hay ít ở một loại ký chủ, đồng thời biểu thị mức độ nguy hại của giun đũa gây ra cho ký chủ.

Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra lợn tại 3 xã của huyện Đồng Hỷ bằng phương pháp phù nổi Fulleborn. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn tại một số xã thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Địa phương ( xã) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm (trứng/g phân) ≤ 400 > 400-700 > 700-1000 >1000 n % n % n % n % Khe Mo 112 11 9,82 10 90,91 1 9,09 0 0,00 0 0,00 Hóa Thượng 108 23 21,29 19 82,61 3 13,04 1 4,35 0 0,00 Linh Sơn 146 44 30,13 34 77,27 5 11,36 3 6,82 2 4,55 Tính chung 366 78 21,31 63 80,77 9 11,54 4 5,13 2 2,56

Qua bảng 4.1 ta thấy: tỷ lệ nhiễm giun đũa trung bình trên địa bàn điều tra là 21,31%. Tỷ lệ nhiễm giun đũa qua điều tra cho thấy thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trước đây của Bùi Lập và cs (1988) [17]. Theo tác giả tỷ lệ nhiễm giun đũa là 52,08%. Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy, ở những hộ chăn nuôi vệ sinh thú y tốt, thì tỷ lệ nhiễm giun đũa cũng giảm dần.

Trong 3 xã mà chúng tôi tiến hành điều tra thì xã Khe Mo có tỷ lệ nhiễm thấp nhất kiểm tra 112 con có 11 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 9,82%.

Xã Hóa Thượng kiểm tra 108 con có 23 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 21,29%, Xã Linh Sơn kiểm tra 146 con có 44 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 30,13%. Đây là xã có tỉ lệ nhiễm cao nhất.

Những kết quả trên cho thấy: Sự biến động về tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn giữa 3 xã khác nhau. Xã Khe Mo có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là 9,82%, tiếp theo là xã Hóa Thượng có tỷ lệ nhiễm là 21,29% và xã Linh Sơn là xã có tỷ lệ nhiễm cao nhất. Sở dĩ có sự biến đổi này là do 3 xã chúng tôi tiến hành điều tra có vị trí khác nhau. Xã Linh Sơn có địa hình thấp trũng, nhiều ao hồ và là vùng nhiều ao, hồ nhất huyện; tiếp theo là xã Hóa Thượng, cuối cùng là xã Khe Mo. Qua đây có thể thấy bệnh giun đũa lợn chịu ảnh hưởng của vị trí địa lí, vùng thấp, trũng có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với vùng khác.

Về cường độ nhiễm giun đũa của 3 xã cho thấy:

- Xã Khe Mo trong số 11 con nhiễm, có 10 con ở cường độ nhẹ (+), chiếm tỷ lệ 90,91%; 1 con ở cường độ trung bình (++), chiếm tỷ lệ 9,09%; không có con nào ở cường độ nặng và rất nặng.

- Xã Hóa Thượng trong số 23 con nhiễm, có 19 con ở cường độ nhẹ (+), chiếm tỷ lệ 82,61%; 3 con ở cường độ trung bình (++), chiếm tỷ lệ 13,04%; 1 con ở cường độ nặng (+++), chiếm tỷ lệ 4,35% và không có con nào ở cường độ rất nặng

- Xã Linh Sơn trong số 44 con nhiễm, có 34 con ở cường độ nhẹ (+), chiếm tỷ lệ 77,27%; 5 con ở cường độ trung bình (++), chiếm tỷ lệ 11,36%; 3 con ở cường độ nặng (+++), chiếm tỉ lệ 6,82% và 2 ở cường độ rất nặng (++++), chiếm tỷ lệ 4,55%.

Nhìn chung các xã của huyện vẫn có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao. Nguyên nhân là do khâu vệ sinh chăm sóc còn kém, chuồng trại còn bẩn, lợn thường

xuyên chịu tác động của môi trường, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nhiều gia đình vẫn kết hợp cho lợn ăn rau sống, dây khoai lang, bèo... đặc biệt có một nguyên nhân quan trọng nhất là lợn chưa được tẩy giun định kỳ trong quá trình chăn nuôi.

4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi lợn

Căn cứ vào mức độ khác biệt giữa các độ tuổi và tương ứng với từng giai đoạn phát triển, chúng em đã tiến hành khảo sát tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn trên 3 xã của huyện Đồng Hỷ ở 4 độ tuổi khác nhau (≤ 2 tháng tuổi, > 2 - 4 tháng tuổi, > 4 - 6 tháng tuổi, > 6 tháng tuổi) có tỷ lệ đực cái, chế độ chăm sóc tương tự nhau và tiến hành xét nghiệm phân trong cùng một mùa vụ với mục đích nhằm đánh giá đúng quy luật nhiễm theo tuổi và nhận thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn ở 4 độ tuổi có sự chênh lệch khá cao. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi lợn

Tuổi lợn (tháng) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (trứng/g phân) ≤ 400 > 400- 700 >700- 1000 >1000 N % n % n % N % ≤ 2 85 6 7,06 5 83,33 1 16,67 0 0,00 0 0,00 > 2 - 4 157 48 30,57 37 77,08 6 12,50 3 6,25 2 4,17 > 4 - 6 98 21 21,43 18 85,71 2 9,52 1 4,77 0 0,00 > 6 26 3 11,54 3 100,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tính chung 366 78 21,31 63 80,77 9 11,54 4 5,13 2 2,56

Bảng 4.2 cho thấy: ở các lứa tuổi khác nhau thì tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn cũng khác nhau.

Lợn từ 2 - 4 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun cao nhất 30,57%, kế đến là lợn từ 4 - 6 tháng tuổi chiếm 21,43%, tiếp theo là lợn trên 6 tháng tuổi chiếm 11,54%, thấp nhất là lợn dưới 2 tháng tuổi chiếm 7,06%.

Theo nhận định của chúng tôi, lợn ở độ tuổi 2 - 4 tháng có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất (30,57%), là do ở giai đoạn này lợn đã tự lập trong việc lấy thức ăn, nước uống. Lúc này chúng rất năng hoạt động, cơ thể đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh nên nhu cầu về thức ăn, nước uống cao. Vì vậy, cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh giun đũa nhiều, dẫn đến tình trạng lợn dễ cảm nhiễm giun đũa. Với độ tuổi này nếu bị nhiễm giun đũa lợn thì đa số giun đũa đã có khả năng đẻ trứng vì vòng đời giun đũa lợn từ trứng đến trưởng thành cần tối thiểu từ 54 - 62 ngày tuổi. Bên cạnh đó lợn được nuôi theo hình thức tập trung theo đàn nên khi đàn có một con bị nhiễm giun đũa có thể lây cho các con khác trong cùng đàn. Vì vậy tỷ lệ nhiễm khá cao.

Lợn ở độ tuổi nhỏ hơn 2 tháng có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (7,06%). Do lợn ở giai đoạn này là giai đoạn bú mẹ và cũng bắt đầu tập ăn nhưng thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Với độ tuổi này nếu bị nhiễm giun đũa lợn thì phần lớn giun đũa chưa có khả năng đẻ trứng vì vòng đời giun đũa lợn từ trứng đến trưởng thành cần tối thiểu từ 54 - 62 ngày tuổi. Mặt khác ở giai đoạn này chúng tiếp nhận được kháng thể từ sữa đầu của lợn mẹ nên thời gian đầu sau khi sinh chúng có sức đề kháng nhất định.

Lợn ở độ tuổi 4 - 6 tháng có tỷ lệ nhiễm (21,43%) cao hơn lợn dưới 2 tháng tuổi (7,06%) và lợn trên 6 tháng tuổi (11,54%), thấp hơn lợn ở giai đoạn 2 - 4 tháng tuổi (30,57%). Do lợn ở giai đoạn này chủ yếu là lợn thịt, có một số ít là để chuẩn bị cho giai đoạn hậu bị, có sức đề kháng tốt, hệ thần kinh và các cơ quan miễn dịch của cơ thể đã hoàn thiện nên khả năng cảm nhiễm giun tròn giảm đi. Hơn nữa giai đoạn này lợn được chăm sóc tốt hơn, công tác vệ sinh thú y, công tác phòng bệnh cũng được tiến hành đầy đủ.

Lợn ở độ tuổi trên 6 tháng có tỷ lệ nhiễm (11,54%) cao hơn lợn dưới 2 tháng tuổi (7,06%), thấp hơn lợn ở độ tuổi 4 - 6 tháng (21,43%) và lợn ở giai đoạn 2 - 4 tháng tuổi (30,57%). Do lợn ở giai đoạn này chủ yếu là lợn chuẩn bị cho giai đoạn hậu bị, có sức đề kháng tốt, hệ thần kinh và các cơ quan miễn dịch của cơ thể đã hoàn thiện nên khả năng cảm nhiễm giun tròn giảm đi. Hơn nữa giai đoạn này lợn được chăm sóc tốt hơn, công tác vệ sinh thú y, công tác phòng bệnh cũng được tiến hành đầy đủ, chu đáo hơn.

Từ kết quả trên cho thấy: Lợn có tỷ lệ nhiễm giun đũa thấp ở giai đoạn còn non sau đó có chiều hướng tăng cao ở giai đoạn 2 - 4 tháng tuổi và giảm dần theo tuổi.

4.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo loại lợn

Căn cứ vào đặc điểm sinh lý của các giống lợn, chúng tôi tiến hành điều tra về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo giống lợn trên 3 xã tại huyện Đồng Hỷ gồm: lợn nội (Móng Cái), lợn lai (F1 Móng Cái x Landrace; F1 Móng Cái x Yorkshire) và lợn ngoại (Landrace, Yorkshire). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo giống lợn

Loại lợn Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (trứng/g phân) + ++ +++ ++++ N % n % n % n % Lợn nội 97 15 15,46 11 73,33 2 13,33 1 6,67 1 6,67 Lợn lai 212 57 26,89 46 80,70 7 12,30 3 5,30 1 1,70 Lợn ngoại 57 6 10,53 6 100,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tính chung 366 78 21,31 63 80,77 9 11,54 4 5,13 2 2,56

Bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn theo giống là khác nhau. Cụ thể như sau: lợn lai có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất (26,89%), tiếp theo là lợn nội (15,46%) và tỷ lệ nhiễm giun đũa thấp nhất là lợn ngoại (10,53%).

Như vậy, qua bảng trên ta có thể đưa ra nhận xét về tỷ lệ nhiễm giun đũa ở lợn theo giống lợn có nguyên nhân như sau:

Lợn lai có tỷ lệ nhiễm cao nhất tới 26,89%, vì hiện nay lợn lai được nuôi khá phổ biến tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, các hộ chăn nuôi hình thức gia đình, nhưng do điều kiện vệ sinh ở các hộ chăn nuôi còn kém, khâu thức ăn chưa được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa lợn tại một số xã thuộc huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)