Thiết kế và thi công cụm để chân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế xe lăn điều khiển dựa trên phương pháp điện cơ đồ ở người (Trang 53 - 57)

Hình 4.16: Thi công cụm tựa lưng

Cơ cấu nâng hạ chân bao gồm : bàn để chân, thanh tỳ, đệm đỡ chân

Đặc điểm của người khuyết tật là không tự điều chỉnh được đôi chân của mình theo như mong muốn, vì thế việc bố trí cụm để chân cho xe lăn phải thuận tiện, việc bố trí thuận tiện, không được gò bó hoặc quá thừa (dài quá hoặc ngắn quá) cụm để chân sẽ làm cho tư thế ngồi thoải mái, không làm tắc nghẽn mạch máu.

Với loại xe lăn thông thường, hầu hết các cụm để chân được gắn cứng với khung xe, một số loại để biến xe lăn thành một chiếc giường đơn thì cụm để chân có thể thay đổi góc độ so với mặt sàn. Cụm để chân gồm có: thanh khớp tỳ, bàn để chân, đệm tỳ chân.

4.1.6.1 Thanh khớp tỳ

Thanh khớp tỳ là một chi tiết dùng để tạo ra cữ tỳ của chân, đối với xe lăn bố trí cụm để chân không thay đổi thì thanh khớp tỳ được gắn cứng vào khung xe còn đối với xe lăn mà cụm để chân có thể thay đổi được góc độ nghiêng thì thanh tỳ được nối với một khớp ( khớp ở đây có thể là một ổ bi hoặc một chốt ) nhằm có thể xoay quay chốt đó để thay đổi góc nghiêng.

Chiều dài của thanh khớp tỳ bằng với chiều dài từ đầu gối người sử dụng đến lòng bàn chân :

l = H/(1,9.2) = 1650/3,8 ≈ 430 mm

Hình 4.17: Thanh khớp tỳ

4.1.6.2 Bàn để chân

Vì bàn chân của người khuyết tật không chủ động được, mặt khác trong quá trình di chuyển xe bị rung nên bàn để chân phải rộng và dài để tạo an toàn cho đôi chân không bị rơi ra khỏi vùng để chân ( tránh được xây sát, va chạm ). Đôi khi để chắc chắn người ta còn gắn vào bàn để chân một thiết bị dây an toàn để cố định bàn chân trên bàn để châ.n

Hình 4.18: Bàn để chân

Vật liệu : Đối với bàn để chân do bàn để chân chỉ đỡ một lực nhỏ, chỉ coi như là một điểm tỳ nên vật liệu chế tạo có thể là nhựa cứng hoặc thép, ở đây để tăng tính bền của xe ta chọn vật liệu là thép cácbon CT35

4.1.6.3 Đệm tỳ chân

trình rung động do di chuyển, để khống chế không cho bàn chân trượt khỏi bàn để chân ta gắn vào khung một tấm vải bạt mềm.

Hình 4.19: Đệm tỳ chân

4.1.6.4 Lắp ráp cụm để chân

Như ta đã nói ở trên, cụm để chân có thể gắn cứng với khung xe bởi mối hàn ( hồ quang hoặc axêtilen ) hoặc có thể quay quanh một khớp để tạo ra các góc nghiêng khác nhau. Do đó khi lắp rắp ta có một số điểm cần lưu ý như sau:

+ Đối với cụm để chân được gắn cứng vào khung xe thì thanh khớp được gắn cứng vào khung sao cho góc nghiêng của thanh khớp tỳ so với phương thẳng đứng là 15  250 ( góc cho phép góc của chân tạo ra cảm giác thoải mái nhất).

+ Đối với cụm để chân xoay: thanh khớp được gắn vào khung qua một chốt xoay hoặc có thể dùng ổ bi, điều kiện là thanh khớp tỳ phải tạo ra một góc 25 800 so với phương thẳng đứng.

+ Bàn để chân chỉ được xoay một góc 1/4 ( ngược chiều kim đồng hồ ) xung quanh thanh chặn 2 trên thanh khớp tỳ 5.

+ Để cho bàn để chân không đi xuống ta gắn thêm một núm dài phần chuôi của thanh khớp tỳ 5.

+ Để khống chế được thanh khớp tỳ quay được một góc nằm trong khoảng 25

800 ta dùng bộ phận điều chỉnh cữ tỳ để chân. Như vậy ta được cụm để chân hoàn chỉnh (như hình)

Hình 4.20: Cụm để chân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế xe lăn điều khiển dựa trên phương pháp điện cơ đồ ở người (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w