Thiết kế và thi công cụm tựa lưng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế xe lăn điều khiển dựa trên phương pháp điện cơ đồ ở người (Trang 51 - 53)

Hình 4.11: Thiết kế cụm tựa lưng

Hình 4.12: Thi công cụm tựa lưng

Trong quá trình sử dụng xe lăn, với những người sống và làm việc liên tục mà phải dùng đến xe lăn trong nhiều giờ, nếu sử dụng đúng một tư thế ngồi liên tục thì sẽ

là vùng lưng ) và bị tê vùng bắp chân do trọng lượng dồn vào cơ chân làm tắc nghẽn mạch máu. Chính vì thế việc tạo ra những tư thế thoải mái là một nhu cầu bức thiết với người sử dụng xe lăn.

Ngày nay việc tạo ra các kết cấu đơn giản nhưng hiệu quả trong sử dụng xe lăn đã và đang trở lên phổ biến, xe lăn giờ đây ngoài tư thế ngồi cứng nhắc đã có thể biến thành một chiếc ghế sofa hay một chiếc giường một cho người sử dụng khi muốn thay đổi tư thế.

Do đó để thiết kế cụm tựa lưng ta phải thiết kế: tấm tựa lưng và kết cấu ngả lưng phân cấp

4.1.5.1 Tấm tựa lưng

Tấm tựa lưng giúp người ngồi trên xe tựa vào đó khi mỏi lưng, tấm tựa lưng gồm 2 bộ phận: thanh inox và đệm

Hình 4.13: Thiết kế tấm tựa lưng

• Thanh inox: là bộ phận chịu lực chính khi cho ghế nằm ngả ra

• Đệm: làm cho người ngồi cảm giác thoải mái

4.1.5.2 Kết cấu ngả lưng phân cấp

Là bộ phận điều chỉnh ngả lưng theo các góc độ nhất định, đối với loại kết cấu này chế tạo đơn giản, giá thành hạ, sử dụng thuận tiện, kết cầu ngả lưng có 2 bộ phân chính là thanh phân cấp và chuôi cầm.

Hình 4.14

• Thanh phân cấp: là bộ phận dùng để ngả lưng theo góc độ nhất đinh, một đầu của thanh gắn vào tấm tựa lưng thông qua 1 trục và 1 đầu gắn vào chuôi cầm.

• Chuôi cầm: giúp người ngồi trên xe có thể tự điều chỉnh được góc độ nhất đinh dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế xe lăn điều khiển dựa trên phương pháp điện cơ đồ ở người (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w