Với ô tô điện, nguồn năng lượng thường dùng là các bộăcquy nên để tiến hành điều khiển các động cơđiện một chiều làm động cơ kéo cho xe điện thì phải sử dụng các bộ biến đổi công suất là các bộ biến đổi xung áp một chiều. Yêu cầu của các bộ biến
đổi xung áp một chiều (còn gọi là điều áp một chiều) là từ một nguồn áp một chiều cố định cần phải điều chỉnh được điện áp ra tải đạt được các chỉ tiêu kĩ thuật cho truyền động động cơ một chiều. Các bộ biến đổi này hoạt động theo nguyên tắc
đóng ngắt nguồn với tải một cách chu kì theo một số luật khác nhau. Phần tử thực hiện nhiệm vụđó là các van bán dẫn. Song do chúng làm việc trong mạch một chiều nên khi dùng loại tiristo thông thường nó không được khóa một cách tự nhiên ở giai
đoạn âm của điện áp nguồn như khi làm việc với nguồn xoay chiều. Do đó, cần phải có một mạch khóa tiristo gọi là mạch khóa cưỡng bức và điều này đã gây nhiều khó khăn trong thực tế. Hiện nay, người ta cố gắng sử dụng các loại van điều khiển cả đóng và ngắt như transito bipolar, MOSFET và IGBT ở những công suất mà các van này còn chịu được, ở các mạch công suất lớn thì vẫn phải dùng các van tiristo. Trong truyền động cho xe điện thì các bộ điều áp một chiều được ứng dụng rất nhiều và phổ biến.
Các bộ băm xung áp một chiều rất đa dạng bao gồm các bộ điều áp một chiều có
điện áp ra nhỏ hơn điện áp vào, các bộđiều áp một chiều có điện áp ra lớn hơn điện áp vào hoặc các bộ tổng hợp. Mỗi loại điều áp một chiều trên lại bao gồm nhiều loại nhỏ hơn như loại có đảo chiều, loại không đảo chiều, loại điều khiển đối xứng, điều khiển không đối xứng… Tuy nhiên, điều áp một chiều phù hợp hơn cả với động cơ
một chiều dùng cho xe điện là các bộ điều áp một chiều có đảo chiều, sử dụng phương pháp điều khiển không đối xứng vì nó cho phép điều chỉnh điện áp tải trong dải rộng, có khả năng đảo chiều quay động cơ, cho phép giảm độ đập mạch dòng
điện gấp hai lần so với kiểu đảo chiều điều khiển đối xứng và cho phép động cơ có thể hoạt động ở hai chếđộ: chếđộđộng cơ và chếđộ máy phát.