Xây dựng tiêu chí và tiêu chuẩn đánhgiá chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TIÊU CHUẨN: NGHIÊN CỨU TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM PHẦN MỀM (Trang 55 - 60)

lượng sản phẩm phần mềm

4.1 Xây dựng tiêu chí

Qua việc thực hiện nghiên cứu tiêu chí đánh giá sản phẩm phần mềm, hướng dẫn đánh giá của các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức quốc tế là sở cứ để nhóm thực hiện xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm phần mềm theo mô hình chất lượng ISO-9126. Sử dụng mô hình chất lượng theo ISO-9126 (gồm 4 phần) và hướng dẫn đánh giá sản phẩm phần mềm của ISO-14598 (gồm 6 phần) chúng ta có thể đánh giá sản phẩm phần mềm một cách toàn diện, từ lúc phát triển tới khi hoàn thành và cả khi sử dụng phần mềm.

Trong phạm vi đề tài, nhóm thực hiện đề tài xây dựng 06 tiêu chí để đánh giá chất lượng ngoài của sản phẩm phần mềm và được trình bầy trong dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật: “Tiêu chí đánh giá sản phẩm phần mềm” bao gồm:

- Tính năng (Functionality) - Độ ổn định (Reliability) - Tính khả dụng (Usability) - Tính hiệu quả (Efficiency)

- Khả năng bảo hành bảo trì (Maintainability) - Tính khả chuyển (Portability)

Trong đó mỗi tiêu chí lại được chia thành những tiêu chí nhỏ hơn:

Tính năng (Functionality)

Là khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng thỏa mãn các yêu cầu được xác định rõ ràng cũng như các yêu cầu 'không rõ ràng' khi phần mềm được sử dụng trong những hoàn cảnh cụ thể. Bao gồm 4 tiêu chí nhỏ:

• Tính phù hợp (Suitability)

• Khả năng tương tác (Interoperability)

• Tính bảo mật/an toàn (Security)

Tính ổn định (Reability)

Là khả năng của phần mềm duy trì mức hiệu năng được chỉ định rõ khi sử dụng dưới những điều kiện cụ thể. Bao gồm các tiêu chí nhỏ:

• Tính hoàn thiện (Maturity)

• Khả năng chịu lỗi (Fault tolerant)

• Khả năng phục hồi (Recoverability)

Tính khả dụng (Usability)

Là khả năng của phần mềm để có thể hiểu được, học hỏi được, sử dụng được và hấp dẫn đối với người sử dụng.

• Dễ hiểu (Understandability)

• Dễ học (Learnability)

• Khả năng điều khiển (Operability)

• Tính hấp dẫn (Attractiveness)

Tính hiệu quả (Efficiency)

Là khả năng của phần mềm cung cấp hiệu năng thích hợp nhằm tiết kiệm tối đa tài nguyên và tăng tối đa hiệu suất công việc, dưới những điều kiện sử dụng nhất định.

• Thời gian xử lý (Time behavior)

• Tận dụng tài nguyên (Utilization)

Khả năng bảo trì (Maintainability)

Là khả năng của phần mềm cho phép sửa đổi, nâng cấp, bao gồm sửa chữa, cải tiến hoặc thích nghi của phần mềm thay đổi cho phù hợp với môi trường, các yêu cầu và chức năng mới.

• Khả năng phân tích (Analysability)

• Tính ổn định (Stability)

• Khả năng kiểm thử được (Testability)

Tính khả chuyển (Portability)

Là khả năng của phần mềm có thể chuyển được từ môi trường này sang môi trường khác.

• Khả năng thích nghi (Adaptability)

• Khả năng cài đặt (Installability)

• Khả năng chung sống (Co-existence)

• Khả năng thay thế được (Replaceability)

4.2 Tiêu chuẩn đánh giá tiêu chí

Trong phần này xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá 06 tiêu chí theo phương pháp: mỗi tiêu chí chất lượng sản phẩm phần mềm được chia thành các tiêu chí con và một phần đánh giá chung. Mỗi tiêu chí con này được định lượng bằng phương pháp đo ngoài. Và được xác định theo một mô hình chất lượng cụ thể: để đánh giá tiêu chí tính chức năng ta sẽ đánh giá theo 4 tiêu chí con, tính tin cậy theo 3 tiêu chí con, …Tiêu chuẩn đánh giá 06 tiêu chí chất lượng ngoài được xây dựng trong dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật: ”Tiêu chí đánh giá sản phẩm phần mềm” tại mục 5 trang 10.

Tính chức năng Functionality

Tính phù hợp (Suitability) Tính chính xác (Accuracy)

Khả năng tương tác (Interoperability) Tính bảo mật/àn toàn (Security) Đánh giá chung (Compliance)

Tính tin cậy Reliability

Khả năng chịu lỗi (Fault tolerance) Khả năng phục hồi (Recoverability) Đánh giá chung (Compliance)

Tính khả dụng Usability

Tính dễ hiểu (Understandability) Tính dễ học (Learnability)

Khả năng thực hiện (Operability) Tính hấp dẫn (Attractiveness) Đánh giá chung (Compliance)

Tính hiệu quả Efficiency

Thời gian xử lý (Time behaviour)

Tận dụng tài nguyên (Resource utilisation) Đánh giá chung (Compliance)

Khả năng bảo hành, bảo trì Maintainability

Khả năng phân tích (Analysability) Khả năng thay đổi được (Changeability) Tính ổn định (Stability)

Khả năng kiểm thử được (Testability) Đánh giá chung (Compliance)

Tính khả chuyển Portability

Khả năng thích nghi (Adaptability) Khả năng cài đặt (Installability) Khả năng chung sống (Co-existence) Khả năng thay thế được (Replaceability)

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TIÊU CHUẨN: NGHIÊN CỨU TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM PHẦN MỀM (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w